Rôm sảy có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?

Trẻ dưới 3 tuổi là đối tượng dễ mắc rôm sảy nhất trong mùa nắng nóng. Rôm sảy tuy không nguy hiểm và là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc, trị và vệ sinh kỹ lưỡng thì sẽ rất dễ đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe!

>> Trẻ bị rôm sảy nên dùng thuốc gì và những lưu ý khi bôi thuốc

>> Trẻ bị rôm sảy ở cổ, mặt phải làm thế nào?

Tại sao trẻ thường mắc rôm sảy?

Rôm sảy hay nhiệt gai, là những nốt ban đỏ nhỏ gây ra bởi tắc nghẽn tuyến mồ hôi hoặc tuyến mồ hội hoạt động nhiều hơn bình thường. Mồ hôi làm cho các tế bào da và vi khuẩn trên da bị tổn thương, ngăn cản và gây tắc nghẽn tuyến mồ hôi. Khi bùng nổ, chúng hình thành các nốt đỏ và có cảm giác gai, ngứa.

trẻ bị rôm sảy

Trẻ bị rôm sảy thường ngứa ngáy, khó chịu

Khi trời nóng, cơ thể con người sẽ tự điều tiết ra mồ hôi để làm mát cơ thể. Thân nhiệt của trẻ cao hơn người lớn nên lại càng tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, các ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, rất dễ hư hỏng nên khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài mà bị lưu giữ lại dưới da.

Mồ hôi gặp phải các tác nhân như bụi bẩn, nhiễm khuẩn… sẽ khiến bít tắc lỗ chân lông và gây ra rôm sảy ở trẻ nhỏ.

Những yếu tố làm tăng cao khả năng trẻ bị rôm sảy có thể kế đến như:

rôm sảy

Những yếu tố khiến trẻ bị rôm sảy

  • Thời tiết nóng, độ ẩm cao khiến tuyến mồ hôi làm việc quá sức
  • Trẻ hiếu động, thường xuyên đùa nghịch làm gia tăng việc bài tiết mồ hôi
  • Trẻ phải nằm lồng ấp, hay mặc quần áo dày, kín.
  • Trẻ được thoa quá nhiều kem, gây kích ứng da hay bít lỗ chân lông.

Rôm sảy có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm gì?

Thông thường, khi da được làm mát và giữ khô thoáng, rôm sảy sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách và giữ vệ sinh cẩn thận, bệnh dễ chuyển nặng, hình thành mụn mủ và nhọt, gây trầy xước và nhiễm trùng da, đồng thời dẫn đến các biến chứng dưới đây.

  • Viêm da mãn tính

viêm da mãn tính

Một trong những biến chứng của bệnh rôm sảy là bệnh Viêm da mãn tính

Khi bị rôm sảy, da trẻ rất nhạy cảm. Nếu mẹ không chăm sóc đúng cách, trẻ có nguy cơ bị viêm da mãn tính (da không tiết mồ hôi) hay viêm cầu thận cấp.

  • Nhiễm trùng da

Các vết rôm có thể bội nhiễm tạo ra mụn mủ, gây ngứa và đau đớn cho trẻ. Các vết nhiễm trùng này dễ để lại sẹo và ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào biểu bì sau này. Trong trường hợp nặng và viêm nhiễm gần hệ thần kinh và mạch máu như mặt, cổ… trẻ có nguy cơ bị viêm tắc tĩnh mạch não.

  • Sốc phản vệ

Sốc do nóng, trẻ mắc chứng rôm sảy có thể bị đau đầu, mạch đập nhanh, nôn, hạ huyết áp…  nếu không điều trị và chăm sóc kịp thời.

Sốc phản vệ rất nguy hiểm, hàng năm bộ Y tế nước ta đã ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do bị sốc phản vệ!

  • Nhiễm trùng huyết

Rôm sảy nếu không điều trị cẩn thận sẽ dễ dẫn đến rôm sảy có mủ, một thể nặng của rôm sảy. Rôm sảy có mủ khá nguy hiểm, nó có thể phát triển thành mụn nhọt khó dứt và khi lành sẽ để lại sẹo trên da trẻ.

Nhiễm trùng huyết

Nhiêm trùng huyết cực kỳ nghiêm trọng

Một trong những nguy cơ mà trẻ bị rôm sảy có mủ có thể gặp phải chính là khi nhiễm trùng quá nặng sẽ dễ dẫn đến NHIỄM TRÙNG HUYẾT gây nguy hiểm đến tính mạng! Không ít trường hợp trẻ bị nhiễm trùng huyết, sau đó vi khuẩn đi vào màng não. Nếu phát hiện và điều trị trễ, trẻ có thể bị các biến chứng như điếc, viêm màng não, viêm phổi, áp-xe phổi…

Làm thế nào để hạn chế các biện chứng của bệnh rôm sảy?

Theo các chuyên gia, mẹ nên chủ động phòng bệnh rôm sảy cho bé trong mùa nắng nóng để hạn chế các biến chứng, bằng những cách dưới đây.

  • Chống nắng

tránh nắng

Mẹ nhớ bôi kem tránh nắng khi ra ngoài cho trẻ nhé

Mẹ cần hạn chế cho bé tiếp xúc với ánh nắng trời từ 9h-17h mỗi ngày, bởi đây là thời điểm các tia UV gây hại nhiều nhất cho da. Trước khi ra nắng, mẹ nên thoa kem chống nắng cho trẻ và che chắn cẩn thận bằng áo, mũ.

  • Chọn quần áo

Bé cần mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, chất liệu sợi tự nhiên có tác dụng thấm hút mồ hôi tốt như cotton. Thường xuyên lau mồ hôi ở các vùng da dễ bị rôm sảy như cổ, nách, bẹn, lưng. Giữ không gian sinh hoạt luôn thoáng mát, nhiều ánh sáng.

  • Uống đủ nước

Mẹ nên cho bé uống nhiều nước, có thể thay thế nước lọc bằng các loại nước cam, chanh… để bổ sung vitamin C tăng sức đề kháng. Bổ sung rau xanh, trái cây tươi vào khẩu phần ăn cho trẻ; đồng thời hạn chế thực phẩm nhiều đường và dầu mỡ như sôcôla, kẹo, bánh ngọt…

  • Hóa mỹ phẩm

phấn rôm

Mẹ không nên lạm dụng phấn rôm và thuốc bôi

Mẹ không nên lạm dụng phấn rôm hoặc kem bôi da cho trẻ thường xuyên, bởi chúng có thể gây bít kín lỗ chân lông, tăng nguy cơ mắc bệnh rôm sảy.

  • Thuốc

Không tự ý mua các loại thuốc mỡ, thuốc kháng sinh cho trẻ khi chưa được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Nếu trẻ bị rôm sảy kéo dài từ 7-10 ngày, mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở Y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

  • Vệ sinh cơ thể

Thường xuyên vệ sinh thân thể cho trẻ bằng dung dịch tắm rôm sảy chuyên dụng, là cách hiệu quả để phòng bệnh. Tránh dùng các loại sữa tắm của người lớn, vì nồng độ kiềm cao có thể khiến da bé mất đi độ ẩm tự nhiên, tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển.

Một số lưu ý khi trẻ bị rôm sảy mẹ cần phải nhớ

lưu ý

  • Tuyệt đối không nên ủ ấm, quấn quá chặt trẻ dễ làm da mẩn ngứa, nổi rôm sảy, lâu ngày dẫn đến chứng viêm da. Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ.
  • Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt.
  • Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ.
  • Hạn chế để trẻ đi ra nắng, cần tắm nước mát, uống đủ nước.
  • Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da

Để trẻ không phải gặp bất cứ biến chứng nguy hiểm nào, mẹ hãy chủ động phòng tránh trẻ bị rôm sảy bằng những thói quen sinh hoạt và ăn uống điều độ. Nếu trẻ đã mắc rôm sảy, mẹ cần chăm sóc và vệ sinh cẩn thận cho trẻ, xin chỉ định của bác sĩ về các loại thuốc bôi, không lạm dụng thuốc!

Có thể bạn cần: Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo