Trẻ bị rôm sảy ở mặt, cổ phải làm sao? Nhưng lưu ý khi bôi thuốc

Bệnh rôm sảy mặc dù không nguy hiểm và đa số chữa khỏi tại nhà nhưng vẫn có những trường hợp chữa trị không đúng cách hoặc không kịp thời gây nên những biến chứng nghiêm trọng. Trẻ thường bị rôm sảy ở lưng hay những vùng da bài tiết nhiều mồ hôi, một vài trường hợp đặc biệt bị ở mặt và cổ.

Tại sao trẻ bị rôm sảy ở mặt và cổ

Nhiệt độ môi trường cao, cơ thể con người sẽ tự điều tiết ra mồ hôi để làm mát nhưng khi bài tiết quá nhiều và gặp những tác nhân như bụi bặm, nhiễm khuẩn…sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, gây nên bệnh rôm sảy.

Bệnh rôm sảy có biểu hiện là những vết sưng tấy, mẩn đỏ, bên trong có thể có chứa nước. Rôm sảy thường sảy ra nhiều ở trẻ em do chúng có ống bài tiết mồ hôi, hệ điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh. Khí hậu nắng nóng, trẻ được ấp trong lồng kính hay được cho mặc quá nhiều quần áo cũng là nguyên nhân bị rôm sảy.

Vùng da bị rôm sảy ở trẻ em thường là những nơi tiết nhiều mồ hôi, nếp gấp như khuỷu tay trong, đùi trong, lưng…Một vài trường hợp đặc biệt sẽ bị ở cổ và mặt. Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy ở cổ và mặt có thể là do mồ hôi từ tuyến bài tiết trên đầu chảy xuống mặt và cổ, gây bít tắc lỗ chân lông.

Khi bị rôm sảy, trẻ bứt rứt khó chịu và thường quấy khóc. Bệnh rôm sảy thường tự khỏi sau 1 đến 2 tuần: những nốt mụn đỏ vỡ nước, khô da và dần dần bong chóc những lớp da chết để tái tạo da mới.

Chi tiết: Nguyên nhân gây bệnh rôm sảy

Điều trị rôm sảy ở mặt và cổ như thế nào?

So với việc bị rôm sảy ở những khu vực khác, bị rôm sảy ở khu vực mặt và cổ cần đặc biệt chú ý trong cách điều trị. Đây là hai vùng ảnh hưởng rất nhiều đến diện mạo của trẻ, đòi hỏi tính thẩm mỹ. Nếu chữa trị không đúng cách, sau khi khỏi rôm sảy sẽ để lại nhiều sẹo và theo trẻ đến khi trưởng thành.

Cha mẹ có thể dùng các loại thuốc chứa Calamine, Lanolin hay Steroid để bôi lên vùng da bị rôm sảy.

Thuốc bôi chứa Calamine có tác dụng làm dịu cơn ngứa, cảm giác khó chịu. Lanolin được điều chế từ mỡ cừu, tác dụng như “hàng rào bảo vệ” vùng da bị tổn thương khỏi các tác nhân bên ngoài; Steroid có tính kháng viêm cao, tái tạo cấu trúc da mới.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh rôm sảy của trẻ mà lựa chọn thuốc bôi vì có thể gặp phải tác dụng phụ. Thuốc mỡ chứa Lanolin không nên bôi quá dày, có thể khiến bít lỗ chân lông; Steroid chỉ dùng trong tình trạng bệnh nặng vì có phản ứng phụ như làm mỏng da, làm da đổi màu, không thích hợp với da trẻ em.

Sau khi các nốt mụn rôm sảy vỡ nước, khô lại, lớp da chết chuyển màu trắng và bong dần, cơ thể trẻ sẽ tái tạo lớp da mới. Trong quá trình này, có thể dùng thêm kem nghệ hoặc nghệ tươi để thúc đẩy quá trình tái tạo da, không để lại sẹo trên mặt.

Tham khảo: Các cách chữa rôm sảy

Lưu ý khi bôi thuốc rôm sảy lên mặt

  • Khi bôi các loại thuốc lên mặt, cha mẹ cần chú ý không để thuốc dính vào niêm mạc mắt, mũi của trẻ.
  • Không dùng tay trực tiếp bôi lên vì trên da tay có thể chứa vi khuẩn, tiếp xúc với vùng da bị rôm sảy và khiến trẻ bị nhiễm trùng. Nên dùng tăm bông lấy thuốc và nhẹ nhàng chấm lên vùng da bị rôm sảy trên mặt
  • Vệ sinh vùng da mặt của trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước ấm pha chanh loãng. Không dùng chanh khi những vết rôm sảy bị hở.
  • Sau khi bôi thuốc, để trẻ ở trong môi trường thoáng mát, có điều hòa hoặc máy làm ẩm không khí để thuốc nhanh thẩm thấu vào trong da.
  • Không tự ý sử dụng thuốc bôi lên mặt của trẻ khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
  • Nên dừng bôi thuốc nếu sau 1 đến 2 tuần mà bệnh rôm sảy ở trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm.

Một số phương pháp chữa rôm sảy hiệu quả bằng Đông y

Ngoài các biện pháp Tây y như bôi thuốc, dùng phấn rôm, mẹ hoàn toàn có thể chữa rôm sảy cho bé bằng các bài thuốc dân gian như tắm lá kinh giới, mướp đắng,…

  • Lá kinh giới

Nếu có sẵn lá kinh giới tươi, mẹ chỉ cần rửa sạch rồi giã nát, chắt nước pha vào chậu nước tắm của bé. Nước lá kinh giới giúp rôm sảy biến mất nhanh chóng và trả lại cho bé làn da mịn màng.

  • Mướp đắng

Lấy 1-2 quả mướp đắng, thái nhỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng nước đun sôi để nguội sau đó lọc bỏ bã, lấy nước hoà vào nước tắm của bé. Mướp đắng rất mát, lành tính, lại có màu xanh đẹp mắt và mùi thơm nhè nhẹ. Khi tắm, tinh chất của loại quả này sẽ thẩm thấu vào da là dịu những vết rôm sảy và kích ứng da.

Chi tiết: Cách trị rôm sảy bằng mướp đắng

  • Bột yến mạch

Mẹ xay nhuyễn yến mạch thành bột sau đó hoà vào nước tắm và cho bé ngâm mình trong nước, lặp lại vài lần trong ngày. Chất avenanthramide trong bột yến mạch có tính chất kháng viêm tự nhiên, sẽ giúp các vết rôm sảy mau lành.

  • Dưa chuột hoặc lô hội

Lá lô hội có đặc tính kháng viêm, dịu mát, xoa một vài lát lá lô hội trên vùng da bị rôm sảy của sẽ giúp những vết ban đỏ nhanh chóng lặn. Tương tự với dưa chuột, mẹ có thể xay nhuyễn hoặc thái lát dưa chuột để đắp lên vùng da bị ban đỏ của bé. Nước và các vitamin trong dưa giúp cung cấp nước cho các tế bào da và làm da dịu mát hơn.

  • Rau sam và lá tía tô

Ram sam tươi và lá tía tô giã nát lọc lấy nước tắm có thể giúp bé ngừa rôm sảy.

  • Lá mảnh bát

Lá mảnh bát rửa thật sạch, cho vào nổi, đổ xăm xắp nước và đun sôi. Khi lá bắt đầu chuyển sang màu vàng và có mùi thơm nhẹ, mẹ chờ cho nước nguội bớt, đem lọc bã rồi pha nước tắm cho bé. Tắm lá mảnh bát 1-2 lần 1 tuần sẽ giúp da láng mịn, mát mẻ và hết hẳn rôm sảy.

 Bích Ngọc (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo