Phát hiện sớm bệnh chàm thông qua triệu chứng dễ nhận biết nhất
Phát hiện sớm triệu chứng bệnh chàm da, hay bất kì căn bệnh nào khác đều giúp việc điều trị được nhanh chóng và hiệu quả. Hãy đọc 5 triệu chứng bệnh chàm da cũng là 5 giai đoạn để xác định tình trạng và cách chữa chàm da.
Bệnh chàm hay còn có tên gọi khác là bệnh eczema – là bệnh ngoài da phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống, công việc của người bệnh. Chính vì vậy tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm để phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ mang đến hiệu quả cao, giúp bệnh nhân nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh này.
Trên thực tế tỷ lệ bệnh chàm ở mỗi nước là khác nhau bởi căn bệnh này chịu tác động rất lớn về vấn đề chủng tộc, thay đổi địa lý. Thế nên ở những nước có nhiệt độ cao, vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới có tỷ lệ mắc bệnh chàm khá cao, chiếm tới 25% tổng số bệnh ngoài da, trong đó có Việt Nam.
Bệnh chàm được phân thành nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm bệnh chàm cấp tính, bán cấp hay mạn tính. Có nhiều trường hợp bé đang bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu cũng mắc căn bệnh này.
Triệu chứng của bệnh chàm
Biểu hiện của bệnh chàm có sự thay đổi khác nhau thông qua từng giai đoạn. Dưới đây là triệu chứng của bệnh chàm qua từng giai đoạn.
– Giai đoạn 1: Giai đoạn tấy đỏ
-
Giai đoạn này có biểu hiện là vùng da thương tổn xuất hiện màng đỏ và bắt đầu có dấu hiệu ngứa.
-
Xuất hiện những hạt nhỏ có màu hơi trắng trên bề mặt da rồi tạo thành mụn nước
– Giai đoạn 2: Giai đoạn nổi mụn nước
-
Trên làn da đỏ, mụn nước xuất hiện, có kích thước nhỏ. Nhiều khi những mụn này hợp lại với nhau tạo thành mụn nước lớn. Thậm chí những mụn này sẽ lan ra vùng da xung quanh.
-
Mụn nước có chứa dịch trong, nông và mọc dày chi chít. Tùy từng giai đoạn khác nhau mà mụn nước nổi lên theo từng đợt.
– Giai đoạn 3: Giai đoạn chảy nước
-
Trong trường hợp bệnh nhân gãi hay vỡ dập tự nhiên thì mụn nước sẽ bị vỡ.
-
Đây là giai đoạn mà vùng da tổn thương xuất hiện nhiều vết trợt, khả năng bị bội nhiễm là rất cao.
– Giai đoạn 4: Giai đoạn da nhẵn
-
Khi mụn nước vỡ da sau một thời gian đọng lại trên da là huyết thanh. Lâu dần hình thành những vảy tiết dày. Vảy khô bong ra để lại lớp da mỏng nhẵn bóng.
-
Giai đoạn này chỉ xảy ra trong vòng 1-3 ngày.
– Giai đoạn 5: Giai đoạn bong vảy da
-
Khi lớp da mỏng vừa tái tạo ở giai đoạn 4 nhanh chóng tự rạn nứt, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám.
-
Da dày lên và sắc tố do chàm cũng tăng theo.
Song song với các dấu hiệu bệnh chàm trên thì ngứa cũng là triệu chứng của bệnh chàm. Tình trạng ngứa đeo bám người bệnh ngay từ đầu cho đến cuối giai đoạn. Sự ngứa ngáy, khó chịu này khiến bệnh nhân chỉ muốn gãi khiến vùng da tổn thương, dễ bị bội nhiễm nên thời gian điều trị lâu dài hơn.
4 Thể lâm sàng của bệnh chàm da
1. Bệnh chàm đầu chi
Vị trí thường gặp ở đầu các chi (đầu ngón tay, đầu ngón chân). Tổn thương gồm những đám mảng đỏ trên có vảy, vảy mỡ, đôi khi có sẩn trên bề mặt, giới hạn tương đối rõ, khô, có hiện tượng xốp bào.
2. Bệnh chàm đồng tiền
Chàm thể đồng tiền là các tổn thương hình tròn hoặc hình ovan. Ban đầu là những đám đỏ tiết dịch, có mụn nước, sẩn, tiết dịch, vảy tiết, vảy da, hằn cổ trâu có giới hạn rõ ràng. Thường khu trú rõ ràng ở mặt duỗi của các chi (như mặt trước cẳng tay, chân, mu bàn tay, mu bàn chân…
3. Bệnh chàm thể tạng
Đây là thể lâm sàng thường gặp nhất ở bệnh Eczema.
Ở người lớn: Thương tổn gồm những đám mảng mụn nước, tiết dịch hoặc đóng vảy tiết, hoặc lichen hoá ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể. Thường ở các nếp gấp lớn, bàn tay, bàn chân…
Ở trẻ em: Bệnh thường ở mặt trán, hai bên cân đối nhau tạo thành hình móng ngựa hoặc bình cánh bướm. Tổn thương thường có dát đỏ, nhiều mụn nước trên bề mặt, chảy dịch, mủ hoặc đóng vảy tiết.
4. Bệnh chàm tiếp xúc
Bệnh xuất hiện trực tiếp ở những vùng tiếp xúc, thường là vùng hở có khi in rõ hình vật tiếp xúc như hình quai dép, dây đồng hồ, kính đeo mắt…Thương tổn là do da đỏ xung huyết, hơi nề, trên bề mặt có mụn nước. Có thể hình thành mạn tính khô dày, cộm có vảy. Bệnh sẽ thuyên giảm nếu dừng tiếp xúc với dị vật, nặng hơn khi tiếp tục tiếp xúc với dị vật.
5 loại bệnh chàm thường gặp nhất
1. Chàm sữa
Chàm sữa (lác sữa) là một bệnh viêm da dị ứng thường gặp ở trẻ từ 2-3 tuổi. Bệnh có dấu hiệu như da khô, bong tróc, nứt nẻ dẫn đến chảy máu gây khó chịu cho trẻ.
Nguyên nhân của bệnh có thể di cơ địa bé dễ dị ứng hoặc di truyền từ cha, mẹ hoặc từ người thân nào đó trong gia đình từng bị hen suyễn, viêm da dị ứng. Bệnh cũng có thể do rối loạn về tiêu hóa, thức ăn như sữa, trứng. Hoặc do cách mẹ cho con bú, vệ sinh không sạch sẽ cũng là một phần của nguyên nhân.
Những yếu tố khác như lông thú, bụi bặm, dị ứng khói thuốc lá sẽ rất gây hại cho trẻ đặc biệt là dị ứng ngoài da như chàm sữa.
Tham khảo thêm: Chàm sữa – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
2. Chàm bìu
Chàm bìu (chàm sinh dục nam) là một bệnh dạng viêm da bị ứng ở bộ phận sinh dục nam giới. Bệnh có biểu hiện như nổi mụn ở bao quy đầu, có thể lở loét, đặc biệt rất ngứa. Khi bị bệnh, khu vực vùng bìu bị đau nhức, vùng mào tinh hoàn dày lên và có cảm giác đau. Khi bệnh chuyển sang mạn tính, vùng bìu sẽ sưng đau, tấy đỏ, lan xuống bộ phận sinh dục.
Trong trường hợp chàm dạng nước có thể nốt mụn sẽ bong nước liên tục khiến vùng da này luôn ẩm ướt, đau rát và khó chịu.
Nguyên nhân gây chàm bìu có thể là hệ quả của chấn thương, thoát mạch tiết niệu, bị ẩm ướt vùng kín, dị ứng với xà phòng…
Tham khảo thêm: Chàm bìu – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
3. Chàm tổ đĩa
Biểu hiện của bệnh là trên da xuất hiện tổn thương là những mảng hồng ban, mụn nước thành từng đám, ngứa ngáy khó chịu.
Bệnh tiến triển theo các giai đoạn: Hồng ban, mụn nước, chảy nước rồi đóng vảy tiết, bong vảy.
Bệnh thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Bệnh dễ mắc nhất là trước 40 tuổi.
4. Chàm môi
Chàm môi là bệnh viêm môi có các biểu hiện như khô, rách mép hoặc nếp môi, đỏ và lan rộng.
Nguyên nhân gây chàm môi có thể do thay đổi thời tiết, dị ứng tiếp xúc với chất tẩy rửa, trong đó có một số trường hợp chị em đi xăm môi làm đẹp khiên môi bị dị ứng với mực xăm. Hoặc do rối loại thần kinh, tiêu hóa, thể trạng dị ứng…
Bệnh chàm môi tương đối khó chữa vì da môi khá mỏng manh. Có thể dùng thuốc bôi kết hợp với chế độ kiêng khem khắt khe đặc biệt là các loại sơm môi, chất dị ứng môi…
5. Chàm khô
Chàm khô là dạng bệnh da liễu thường gặp nhất trong các thể viêm da.
Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết hanh khô, đổ mồ hôi nhiều cộng thêm tình trạng viêm nhiễm vi khuẩn gây nên bệnh chàm. Biển hiện bệnh chàm khô là da khô, nứt nẻ, nổi mụn nhỏ dưới da.
Tham khảo thêm: Chàm khô – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều tri
Ngay khi xuất hiện triệu chứng bệnh chàm, bệnh nhân cần nhanh chóng đến thăm khám tại địa chỉ uy tín để được bác sĩ chẩn đoán, xác định mức độ bệnh. Từ đó có phương án điều trị phù hợp, tránh để bệnh tiến triển nặng và nghiêm trọng hơn.
Điều trị bệnh chàm da
Bệnh chàm da cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh trở nên nặng hơn, dẫn tới các biến chứng như nhiễm trùng da, tổn thương gây sẹo… Để điều trị bệnh chàm da có nhiều phương pháp, trong đó các bài thuốc thảo dược từ Đông y được đánh giá là an toàn và cho hiệu quả cao, giúp đẩy lùi bệnh chàm tận gốc và hạn chế tái phát.
Trong số các bài thuốc Đông y trị bệnh chàm da không thể không kể đến bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Đây là bài thuốc do các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Thuốc dân tộc bào chế. Bài thuốc đã giúp cho hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi những triệu chứng khó chịu của căn bệnh chàm da.
Dưới đây là hành trình của người cha đã tìm ra giải pháp chữa thành công căn bệnh chàm cho con trai mình nhờ vào bài thuốc thảo dược Thanh bì Dưỡng can thang. Mời quý độc giả tham khảo:
Nguyễn Quỳnh (tổng hợp)
HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!