Nổi mề đay trên mặt: Biểu hiện và cách điều trị bệnh

Nổi mề đay ở mặt là một biến chứng nguy hiểm vì thế cách trị nổi mề đay cũng khó khăn hơn các bộ phận khác. Vậy phải lưu ý điều gì trong cách trị nổi mề đay trên mặt?

>> Bị nổi mề đay thường xuyên phải làm sao?

>> Nổi mề đay trên mặt: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh mề đay là một bệnh dị ứng mẩn ngứa toàn thân, vì thế những triệu chứng nổi mề đay cũng xuất hiện ở mặt. Nổi mề đay ở mặt không những ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mĩ của người bệnh mà còn ẩn chứa nhiều di chứng nguy hiểm khác.

Triệu chứng bị nổi mề đay trên mặt

Bệnh mề đay nói chung và bệnh mề đay ở mặt nói riêng, là một hiện tượng dị ứng da do chất hóa học trung gian Histamin can thiệp vào quá trình gây bệnh.

Các ban đỏ, sẩn phù xuất hiện đột ngột làm sưng to cả một vùng, còn gọi là phù mạch hay phù Quincke.

  • Mặt sưng phù
  • Mẩn đỏ trên mặt như môi, mí mắt, cổ…
  • Ngứa

và khi chạm vào chúng ta thường không cảm nhận được sự xuất hiện của chúng. Nhưng có một điểm giống với triệu chứng bệnh mề đay đó là mề đay ở mặt cũng gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu và nóng rát trên mặt.

Nổi mề đay ở mặt có thể tự phát rồi tự biến mất, cũng có thể đeo bám bạn dai dẳng. Thậm chí nó có thể ghé thăm bạn bất cứ lúc nào nếu sức đề kháng của bạn không tốt hay bạn tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh.

Vậy có những nguyên nhân nào gây nên mề đay ở mặt?

Chúng ta biết rằng da mặt là phần da rất nhạy cảm và thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Do đó da mặt dễ dàng trở thành đối tượng bị bệnh mề đay tấn công. Cùng điểm qua một số nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay trên mặt như sau:

– Do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Các tia UV và UVA trong ánh nắng mặt trời tác động vào làn da của bạn khiến da bị tổn thương, thậm chí gây bỏng. Trong khi đó kem chống nắng không thể bảo vệ hoàn toàn được làn da của bạn nên làn da sẽ trở nên yếu đi, dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.

– Da bị dị ứng với một số thành phần hóa học có trong các loại sản phẩm thường dùng như phấn trang điểm, mĩ phẩm chăm sóc da, sữa rửa mặt,…

– Do thời tiết thay đổi đột ngột, quá lạnh hoặc quá nóng, hay làm việc trong môi trường vệ sinh kém, ẩm ướt, nhiều bụi bẩn,…

– Do ăn phải những thức ăn, đồ uống dễ gây dị ứng, hoặc dị ứng với những thành phần của một số loại thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp,…

– Các yếu tố khác như do di truyền, do dị ứng phấn hoa và lông thú, do căng thẳng và mệt mỏi dài ngày,…

Khi bị mề đay ở mặt, ngoài việc da mặt xuất hiện những mẩn đỏ gây ngứa khi chạm vào, mặt cũng trở nên nóng bừng như phải bỏng. Thậm chí bệnh còn gây ra hiện tượng sốt li bì, cơ thể mệt mỏi. Và nếu mề đay nổi ở cổ họng có thể gây sưng cổ hỏng và khó thở, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây tử vong.

Cách trị nổi mề đay trên mặt

Lời khuyên cho những người bị nổi mề đay trên mặt, việc đầu tiên bệnh nhân phải làm đó là rửa mặt bằng nước lạnh từ 3 đến 4 lần để da mặt dịu lại nếu như cảm thấy ngứa và nóng rát.

Sau đó, tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh mề đay trên mặt của từng người bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Các loại thuốc uống kháng Histamin H1 trị bệnh mề đay trên mặt như Chlopheniramin, Claritine, Fexofenadine, Cetirizine,…dùng để giảm triệu chứng ngứa. Trong trường hợp bệnh mề đay trên mặt ở mức nặng và kéo dài hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Theo tài liệu của Bộ y tế về bệnh Da liễu, điều trị cụ thể mề đay với hai trường hợp nặng và nhẹ như sau:

  • Trường hợp nhẹ dùng kháng histamin H1 gồm: Thuốc Loratadin (Clarytin) 10mg x 1 viên; Thuốc Cetirizin (Zyrtec) 10mg x 1 viên; Thuốc Acrivastin (Semplex) 8mg x 3 viên.
  • Trường hợp nặng sẽ dùng phối hợp kháng histamin H1 với corticoid

Lưu ý trong trường hợp nặng, thuốc Corticoid (uống hoặc tiêm) chỉ dùng trong điều trị mề đay cấp có đi kèm các triệu chứng phù thanh quản, mày đay do viêm mạch, do áp lực không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường.

Có thể phối hợp kháng histamin H1 với kháng histamin H2.

Ngoài ra còn có những bài thuốc Đông y được cái Lương y điều chế từ những thảo dược quý như Xuyên khung, Phòng phong, Cúc tần, Bồ công anh, Kim ngân càng, Hồng hoa,…có tác dụng giải độc, mát gan, thanh nhiệt và trị mề đay trên mặt rất hiệu quả.

Lưu ý: Vì da mặt rất nhạy cảm vì thế bệnh nhân không tự ý bôi thuốc, uống thuốc.

Cách phòng tránh bệnh mề đay nhất định phải nhớ

Vì thế, tốt hơn hết bạn vẫn phải có cách phòng tránh để bệnh mề đay không làm phiền cuộc sống của bạn. Chỉ cần lưu ý 6 điểm dưới đây:

– Đối với người bị mề đay do tiếp xúc lạnh (nóng) nên giữ kín cơ thể, tránh tiếp xúc đột ngột với môi trường đang nóng ra lạnh hoặc ngược lại ví dụ như đang ở phòng điều hòa ra nóng. Không nên để quạt máy, điều hòa chĩa thẳng vào người.

– Nếu người có cơ địa hay dị ứng thức ăn thì nên theo dõi quá trình ăn uống của mình nếu dị ứng với thực phẩm nào thì nên tránh thực phẩm đó. Ngoài ra cũng nên cẩn thận khi ăn những đồ ăn dễ gây dị ứng như đồ biển, trứng, nấm…

– Nên thẩn trọng trọng lựa chọn mỹ phẩm đặc biệt là nữ giới nên chọn mỹ phẩm phù hợp với da, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

– Trong môi trường sinh hoạt, môi trường lao động cần đeo khẩu trang hoặc quần áo bảo hộ, nhất là những người phải làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc nhiều với hóa chất.

– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để tránh các tác nhân gây bệnh như bụi bẩn, lông thú,…

– Khi sử dụng thuốc kể cả thuốc Đông y lẫn Tây y đều phải có sự hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc. Việc tự ý dùng thuốc, lạm dụng thuốc không chỉ gây chứng mề đay mà còn có thể bị ngộ độc thuốc.

Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ về bệnh nổi mề đay:

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp được những người đang bị nổi mề đay ở mặt và thường xuyên bị nổi mề đay trong việc điều trị mề đay trên mặt.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo