Bị nổi mề đay thường xuyên phải làm thế nào?
Theo thống kê của ngành da liễu cứ 100 người thì có 15-20 người bị dị ứng nổi mề đay và khả năng tái phát nhiều lần trong đời. Vậy bị nổi mề đay thường xuyên phải làm thế nào?
>> Nhận biết triệu chứng nổi mề đay trên mặt và cách điều trị
>> Thường xuyên bị nổi mề đay vào buổi tối có nguy hiểm không?
Theo tài liệu Hướng dẫn, chẩn đoán và cách trị bệnh Da liễu (Bộ Y tế) bệnh mề đay hay bệnh mày đay là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhau gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở trung bình.
Đây là một bệnh da phổ biến dễ nhận biết nhưng khó tìm được nguyên nhân chính xác.
Dấu hiệu bị nổi mề đay thường xuyên
Theo Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (Giảng viên Bộ môn Da liễu – BV Đại học Y dược Tp.HCM) cho biết, nổi mề đay thể hiện ra bên ngoài bằng những sẩn, hơi phù nề có màu đỏ hoặc màu trắng. Nốt sẩn có nhiều hình dạng, có thể gặp ở mọi vị trí khắp cơ thể, thậm chí là niêm mạc như mắt gây phù nề.
Triệu chứng điển hình là rất ngứa. Bệnh có thể tự đến và tự biến mất, nhưng rất hay tái phát lại.
Nếu phù Quincke ở thanh quản hay ống tiêu hóa sẽ gây nên bệnh lí nặng như khó thở nặng, đi ngoài phân lỏng, đau bụng quặn, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch hay sốc phản vệ thực sự.
Tiến triển bệnh mày đay được chia làm 2 loại:
- Bệnh mề đay cấp tính: Là phản ứng tức thì xảy ra trong 24 giờ, có thể kéo dài đến 6 tuần.
- Nổi mề đay mãn tính: Tồn tại trên 6 tuần, kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm. Bệnh xảy ra với bất cứ người nào, nhưng thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 40 – 60 tuổi và hầu hết các trường hợp không rõ căn nguyên.
Bệnh mề đay do rất nhiều căn nguyên khác nhau, có khi trên cùng một người bệnh có một hoặc nhiều căn nguyên mề đay cùng kết hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
– Do yếu tố di truyền: Có bố, mẹ hay anh chị ruột có cơ địa nhạy cảm, da dễ bị dị ứng, hệ miễn dịch kém.
– Do ăn những thức ăn dễ gây dị ứng: Đồ hải sản (sò, ghẹ, tôm, cua,…), các loại thức ăn nhanh (socola, bơ, phô mát,…), các trái cây như kiwi, dứa, dâu tây, dưa hấu,… Cũng có nhiều trường hợp những thức ăn thông thường và được xem là lành tính cũng có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh mề đay nếu như cơ địa của người đó bị dị ứng với những thực phẩm này.
– Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc tránh thai, Penicilline, Sulfamides,…
– Do những ổ nhiễm trùng ẩn chứa trong cơ thể khi bạn bị mắc những bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang, nhiễm trùng tiểu đường hay do biến chứng của bệnh Luput ban đỏ hệ thống, u ác tính,…
– Do cơ thể bị nóng trong, nóng gan, thận bài tiết không tốt,…
– Một số yếu tố thuận lợi khác như: Thay đổi thời tiết đột ngột, quá lạnh hoặc quá nóng; do mặc quần áo bó xát, chất liệu quần áo kém chất lượng, không thấm mồ hôi; do phấn hoa, lông thú, môi trường xung quanh kém vệ sinh,…
Nổi mề đay thường xuyên phải làm sao?
Nổi mề đay tuy không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị đúng cách sẽ khó điều trị dứt điểm. Trường hợp bệnh nhân bị nổi mề đay thường xuyên cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sớm, tuyệt đối không để bệnh phát triển thành mãn tính sẽ rất khó điều trị sứt điểm. Hịện có những phương pháp điều trị mề đay bằng thuốc Tây y, mẹo dân gian, dùng thuốc nam, thuốc đông y… Mỗi cách đều có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể:
Chữa nổi mề đay theo tây y
Theo Bác sĩ Trần Thị Huyền (Bệnh viện Da liễu Trung ương) tùy theo mức độ cấp tính hoặc mạn tính của bệnh nhân mà có thể sử dụng một số loại thuốc như sau:
Thuốc kháng histamine H1 bao gồm: Hydroxyzine, terfenadine hoặc loratadine, cetirizine, fexofenadine. Các thuốc này kiểm soát tốt các triệu chứng của mày đau, tuy nhiên khi ngừng thuốc bệnh hay tái phát. Có thể phối hợp với kháng histamine H2 (như cimetidine) và hoặc chất ổn định tế bào mast (ketotifen).
Thuốc Corticoid được sử dụng trong trường hợp mề đay cấp có phù mạch hoặc mắc hội chứng phù mạch mề đay tăng bạch cầu ái toan.
Và một số thuốc khác như Danazol, Danazol, cyclosporine, thuốc kháng IgE (Omalizumad). Hoặc lọc huyết tương, dùng immunoglobulin tĩnh mạch.
Ưu điểm của phương pháp tây y là cho hiệu quả nhanh, dễ dàng sử dụng. Thế nhưng hạn chế là tác dụng phụ nhiều, khó điều trị khỏi hẳn. Đồng thời nhiều người khi ngừng thuốc lại rất dễ tái phát.
Chữa nổi mề đay bằng Đông y
Theo GS.TS. Phạm Xuân Sinh (Đại học Dược Hà Nội) cho biết, để chữa mề đay có thể dùng cây đơn lá đỏ (Excoecaria cochinchinensis Lour. var. cochinchinensis) để điều trị bệnh.
Cách dùng: Dùng 8 – 12g cây đơn lá đỏ khô đem sắc nước uống. Uống từ 2-3 lần sau bữa ăn cho đến khi hết cách triệu chứng.
Hoặc dùng bài thuốc “Tiêu ban Giải độc thang” của Trung tâm nghiên cứ và Ứng dụng thuốc dân tộc với những loại thảo dược như Cúc tần, Diệp hạ châu, kim ngân hoa…Các vị thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, tiêu sưng, bổ gan, bổ thận…tác động từ bên trong cơ thể vừa điều trị bệnh vừa ngăn ngừa bệnh tái phát.
Chữa nổi mề đay dân gian
Sử dụng các loại cây thuốc nam truyền miệng như lá đơn đỏ, lá trầu không, cây chó đẻ răng cưa, cây hẹ,… Thường sử dụng bài thuốc “trong uống ngoài bôi” để đạt hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp này dễ thực hiện, chi phí thấp, bệnh nhanh chóng giảm các triệu chứng. Tuy nhiên phương pháp này khó điều trị khỏi hẳn mà hiệu quả còn phù thuộc vào cơ địa mỗi người.
Do đó để điều trị mề đay hiệu quả, chính xác dù theo phương pháp nào người bệnh cũng cần đi thăm khám để được bác sĩ làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Cách phòng tránh bệnh nổi mề đay nổi mề đay thường xuyên
Do nguyên nhân gây nên bệnh mề đay mẩn ngứa đa số đều là những nguyên nhân ngoại quan nên không có cách nào trị khỏi liền được. Để giảm những tổn hại cũng như khó chịu do bệnh mang lại, bệnh nhân thuộc đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh và thường xuyên bị bệnh nên chú ý những điều sau:
- Luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh.
- Không nên ăn những thức ăn khiến bạn bị nổi mề đay (như thịt gà, cá chép, tôm, cua…).
- Thận trọng trong sử dụng mỹ phẩm, nên chọn loại phù hợp với da của mình, không nên đổi nhãn hiệu sản phẩm thường xuyên khi chưa đảm bảo rằng nó không gây kích ứng cho da;
- Khi tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại phải đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi, sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng cần theo hướng dẫn của bác sỹ.
Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc BV Da liễu Trung ương) chia sẻ về da bị nổi mề đay:
Bị nổi mề đay thường xuyên gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống, nếu không tìm được nguyên nhân thì bệnh còn lặp lại nhiều lần, vì thế, quan trọng nhất bệnh nhân vẫn cần tìm ra căn nguyên và loại trừ nó. Hy vọng từ bài viết này bạn có thể sớm tìm được phương pháp điều trị và phòng bệnh thích hợp nhất! Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Thông tin chi tiết: 3 Cách trị nổi mề đay hiệu quả được Bác Sĩ khuyên dùng
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!