Những việc cần làm ngay khi trẻ bị rôm sảy

Trẻ bị rôm sảy thường ngứa ngáy, quấy khóc, bứt rứt trong người. Vậy để giảm khó chịu và điều trị rôm sảy cho trẻ, mẹ cần phải giải quyết ngay những vấn đề gì?

Tại sao trẻ bị rôm sảy?

nguyên nhân nào khiến trẻ bị rôm sảy

Thời tiết nóng bức là một trong những nguyên nhân chính gây ra rôm sảy ở trẻ

Rôm sảy chủ yếu do tắc nghẽn tuyến mồ hôi gây ra. Sở dĩ trẻ thường xuyên gặp phải tình trạng này là do tuyến mồ hôi vẫn còn non, chưa phát triển toàn diện nên dễ bị tắc nghẽn, dẫn đến rôm sảy. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị rôm sảy như sau:

  • Thời tiết quá nóng nực, cơ thể phải tiết nhiều mồ hôi nhưng lại không có đường thoát ra ngoài.
  • Do bố mẹ chọn quần áo quá dày, bí hoặc không thấm mồ hôi, tạo điều kiện cho rôm sảy phát triển.
  • Do trẻ nô đùa quá nhiều trong thời tiết nóng bức, mồ hôi tiết ra cộng với vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào khiến tình trạng rôm sảy xuất hiện.
  • Do vi khuẩn có sẵn trên da bé tiết ra một loạt chất nhờn khiến tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn.

Mẹ phải làm ngay những gì khi trẻ bị rôm sảy?

Để giảm ngứa ngáy và điều trị rôm, khi trẻ bị rôm sảy mẹ cần giải quyết ngay những vấn đề sau:

  • Làm mát da

Đây là vấn đề đầu tiên giúp giải quyết nguyên nhân gây rôm sảy. Tắm lá là biện pháp thường được áp dụng và cũng cho thấy hiệu quả cao. Trong dân gian truyền miệng rất nhiều các loại thảo dược các mẹ có thể sử dụng như rau má, mướp đắng, sài đất, lá khế….

tắm lá cho con

Tắm lá cũng là một trong những phương pháp giúp làm mát da, trị rôm sảy cho trẻ

Tuy nhiên, các loại lá có thể chứa nhiều vi khuẩn hoặc thuốc trừ sâu. Nếu không để ý rửa cho thật sạch thì khi tắm trẻ sẽ bị mẩn ngứa, rất khó chịu, gây hại cho da.Vì vậy, trước khi cho trẻ tắm lá, mẹ nên rửa sạch rồi ngâm lá với nước muối để loại bỏ các tạp chất.

Trường hợp trẻ bị trầy xước, mưng mủ, mẹ không nên cho trẻ tắm nước lá vì có thể làm tình trạng nhiễm trùng tăng lên, đôi khi gây thêm những biến chứng không ngờ.

Lưu ý: Một số loại lá dễ làm xỉn da của trẻ sơ sinh như lá khế,.., khó theo dõi vàng da trong những ngày đầu tiên sau sinh nên nếu tắm mẹ chỉ nên tắm cho bé 2-3 lần/ tuần.

Xem thêm thông tin hữu ích: Trẻ bị rôm sảy nên tắm gì

  • Giảm ngứa

Trẻ bị rôm sảy sẽ thấy ngứa ngáy như kim châm, cực kỳ khó chịu. Theo phản xạ, trẻ sẽ vươn tay gãi gây nên trầy xước, dễ dẫn đến tổn thương, viêm, nhiêm trùng da. Vì vậy mẹ cần cắt móng tay và đeo bao tay cho trẻ, mẹ nên thường xuyên vệ sinh da cho trẻ để giảm cảm giác khó chịu và cần hết sức lưu ý tránh gây tổn thương.

Bên cạnh đó, mẹ có thể bôi dung dịch Calamine có tác dụng giảm ngứa cho trẻ.

Dung dịch Calamine

Dung dịch Calamine có tác dụng giảm ngứa do rôm sảy

  • Chống nhiễm khuẩn

Trẻ bị rôm sảy nếu kéo dài đặc biệt không được xử lý đúng cách, bị trầy xước sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Từ mụn nước, mẩn đỏ có thể có mủ rất khó điều trị. Khi trẻ đã có biểu hiện nhiễm khuẩn mẹ nên cho con đi khám, không nên cố gắng tiếp tục xử lý tại nhà. Phòng nhiễm khuẩn là vấn đề quan trọng, những biện pháp dân gian đơn thuần như tắm lá sẽ không thể giải quyết được vấn đề này.

Thay vào đó, mẹ có thể bôi  kem có corticoid giúp kháng viêm kháng khuẩn cho trẻ.

  • Đẩy nhanh quá trình lên da non

Khi vết rôm sảy lặn bớt, khô lại và chuẩn bị lên da non thì việc bảo vệ làn da cho bé vẫn rất quan trọng. Mẹ nên sử dụng các loại kem với các hoạt chất hiệu quả cho vấn đề, chống viêm và khôi phục cấu trúc da phù hợp cho bé.

Mẹ có thể chọn các loại kem có chiết xuất tự nhiên từ cây cỏ, rất tốt để bôi cho trẻ. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung, tăng cường vitamin và khoáng chất cho trẻ vì đây là hai thành phần rất quan trọng cấu tạo nên các tế bào da.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho trẻ nhỏ như cam, đu đủ, các loại đậu, cám gạo, rau cải,…

Những điều bố mẹ cần lưu ý khi trẻ bị rôm sảy

Khi trẻ bị rôm sảy, để bệnh không trở nặng và nhanh khỏi, bố mẹ cần lưu ý thật kỹ những điều sau đây nhé:

Trẻ bị rôm sảy cần lưu ý gì

Để trẻ mau khỏi bệnh, bố mẹ cần nhớ kỹ một số điều

  • Không nặn những nốt rôm sảy trên người bé vì điều này sẽ làm các dịch trong nốt lan ra, gây lây lan bệnh, có thể gây viêm da cho trẻ.
  • Không được massage cho trẻ, đặc biệt với các loại tinh dầu, điều này chỉ làm nặng thêm tình trạng bít kín lỗ chân lông ở trẻ.
  • Khi tắm bằng lá cho trẻ, không để nước lá quá đặc, dễ gây nên kích ứng da.
  • Không sử dụng sữa tắm người lớn để tắm cho trẻ, vì trong sữa tắm người lớn chứa hàm lượng chất tây rửa khá cao.
  • Không tự ý bôi hay sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh khi bị ngứa trẻ gãi gây nhiễm khuẩn da.
  • Tắm rửa cho trẻ 1-2 lần mỗi ngày giúp làm sạch các lỗ chân lông, khi tắm cho trẻ bị rôm sảy, nên nhớ lau sạch các vùng kẽ như nách, bẹn để da sạch sẽ, mồ hôi được bài tiết dễ dàng. Tuy nhiên không nên tắm quá nhiều, có thể làm trẻ cảm lạnh.
  • Hạn chế cho trẻ đi ra trời nắng, uống đủ nước

Cách phòng tránh rôm sảy hiệu quả cho trẻ

Để trẻ không bị rôm sảy, bố mẹ có thể phòng ngựa bằng những chế độ, thói quen sinh hoạt, ăn uống hợp lý:

 phòng ngừa rôm sảy cho trẻ

Phòng ngừa hiệu quả sẽ giúp bé tránh được bệnh rôm sảy

  • Để trẻ ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp
  • Trẻ nhỏ thường có thân nhiệt cao hơn người lớn và làn da của bé rất nhạt cảm nên trong những ngày nóng bức, bố mẹ có thể lau mình cho con nhiều lần để làn da luôn sạch.
  • Mẹ có thể bôi phấn rôm để da trẻ thoáng mát. Tuy nhiên không nên thoa phấn khi trẻ đang đổ mồ hôi vì như vậy sẽ làm bít lỗ chân lông.
  • Cho trẻ mặc quần áo bằng vải cotton mềm, thoáng, rộng. Quần áo của trẻ phải được giặt sạch và phơi ở nơi không bụi, khói.
  • Tắm với xà phòng được làm từ các chất tự nhiên, không gây kích ứng cho da. Sau khi tắm, hãy để cho da tự khô thay vì dùng khăn lau
  • Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, kem bôi, thuốc mỡ có thành phần chứa dầu hay dầu khoáng vì chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến mồ hôi không thoát ra được.
  • Tăng cường những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất trong rau quả; nhất là những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc như: đỗ đen, cam, táo, rau xanh.
  • Hạn chế các thức ăn cay như: ớt, tỏi, tiêu,.. hoa quả có tính nóng như: mít, dứa, xoài, nhãn, vải,..

Xem thêm thông tin bổ ích: Trẻ bị rôm sảy nên ăn gì

Trẻ bị rôm sảy nếu được điều trị sớm và đúng cách sẽ không có vấn đề gì nguy hiểm đến làn da và sức khỏe. Với những thông tin trong bài, hy vọng các mẹ có thể thêm kiến thức cần thiết để phòng và chữa rôm sảy cho con.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo