Nên dùng loại thuốc trị chàm ngứa nào là tốt nhất?

Bệnh chàm ngứa thường phát triển mạnh vào mùa lạnh, khi thời tiết hanh khô. Bệnh tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng khiến người bệnh mặc cảm và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, việc lựa chọn thuốc trị chàm ngứa luôn được người bệnh quan tâm và băn khoăn. Vậy, nên dùng loại thuốc nào là tốt nhất?

>> Phát hiện sớm bệnh chàm thông qua triệu chứng dễ nhận biết nhất

>> 11 bài thuốc chữa bệnh chàm bằng đông y hiệu quả cao

Chàm ngứa là căn bệnh da liễu thường gặp

Chàm ngứa là hiện tượng da bị viêm thành từng đốm nhỏ màu đỏ, sau đó phát triển thành các mụn nước nhỏ được tập hợp thành những mảng lớn không có giới hạn rõ ràng gọi là ổ chàm. Triệu chứng đi kèm là các cơn ngứa ngáy khiến người bệnh khó chịu. Các mụn nước khi gãi rất dễ bị vỡ ra gây bong tróc và chàm hóa. Bệnh phát triển từ tình trạng cấp tính chuyển sang giai đoạn mãn tính, kéo dài dai dẳng.

Quá trình điều trị chàm ngứa trải qua 4 giai đoạn gồm: Mụn nhỏ có màu đỏ, mụn nước, lên da non và cuối cùng là hình thành nên các hăm cổ trâu. Trong đó, nhiều trường hợp trong giai đoạn mụn nước do ngứa gãi nhiều dẫn tới viêm loét, nhiễm trùng hoặc bội nhiễm có mủ.

thuốc trị chàm ngứa

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

Chàm ngứa là hiện tượng da bị viêm thành từng đốm nhỏ màu đỏ

Có hai loại là chàm khô và chàm ướt. Bệnh chàm khô thường xuất hiện ở bàn tay và có dấu hiệu khô nứt nẻ, nhất là khi thời tiết lạnh và có tiếp xúc với hóa chất. Còn bệnh chàm ướt là xuất hiện nhiều mụn nước gây ngứa, khi gãi nhiều gây bội nhiễm, chảy dịch mủ và viêm nhiễm.

Cách sử dụng thuốc trị chàm ngứa 

Việc chữa trị bệnh chàm ngứa đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, bởi bệnh không thể thực hiện trong một sớm một chiều vì khi chuyển sang giai đoạn mãn tính rất khó điều trị dứt điểm được.

Hiện nay, việc sử dụng thuốc trị chàm ngứa chủ yếu là dạng thuốc uống và bôi ngoài da giúp giảm triệu chứng ngứa, khô da và ngăn chặn tình trạng bội nhiễm. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như sau:

Các thuốc uống: Đó là thuốc chống ngứa như sirô théralèn, chlorpheniramin, sirô phenergan… Hoặc thuốc chống bội nhiễm với các loại thuốc kháng sinh như cephalosporin, amoxicilin. Sử dụng các loại thuốc này cần theo đơn của bác sĩ kết hợp với tình trạng bệnh cụ thể.

thuốc trị chàm ngứa sử dụng thuốc uống

Sử dụng thuốc uống trị bệnh chàm ngứa

Các loại thuốc dùng bôi ngoài da: Bệnh chàm ngứa trong giai đoạn đầu có thể sử dụng hồ nước để bôi ngoài da giúp giảm ngứa và làm dịu da.

Dùng các loại dung dịch như natri clorid, jarish, thuốc tím… Khi sử dụng lấy bông thấm dung dịch rồi đắp vào vùng da bị bệnh, dùng nhiều lần trong ngày. Lưu ý không được dùng dung dịch có axit boric cho trẻ em.

Thuốc mỡ để bôi như ream synalar-neomycin, cream celestoderm-neomycin. Dùng để bôi khi bị nhiễm khuẩn, trong các trường hợp bệnh chàm đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đối với chàm khô có thể dùng thuốc mỡ có chứa corticosteroid, nhưng không nên sử dụng khi đã bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý không nên bôi vào vùng da bị nhiễm bệnh và tránh bôi quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ.

thuốc trị chàm ngứa dạng bôi

Sử dụng thuốc bôi trị bệnh chàm ngứa 

Cần làm gì khi bị bệnh chàm ngứa?

Bên cạnh việc sử dụng thuốc trị chàm ngứa, người bệnh cũng cần thực hiện tốt các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả như:

  • Ăn nhiều các loại rau củ quả tươi, trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ, cải thiện tốt tình trạng bệnh. Uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh như hóa chất, các sản phẩm có chứa hóa chất, thuốc nhuộm, phân hóa học, nguyên liệu làm từ cao su…
  • Chú ý bảo vệ da trước những yếu tố môi trường như vi khuẩn, ô nhiễm, bụi bẩn, thời tiết lạnh…
  • Tránh sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia, đồ ăn cay nóng và những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ sống, lên men hay hải sản.
  • Tuyệt đối không được gãi, cọ xát nhiều lên vùng da bị bệnh.
  • Cần giữ vệ sinh vùng da nhiễm bệnh sạch sẽ hàng ngày. Có thể tắm bằng các loại thảo dược như lá bàng, chè tươi… có công dụng kháng khuẩn và giảm triệu chứng bệnh.
  • Giữ tâm lí thoải mái, giảm căng thẳng và những mặc cảm về bản thân sẽ giúp cho việc điều trị bệnh tốt và nhanh hơn.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc trị chàm ngứa, người bệnh cũng cần đi gặp bác sĩ da liễu để được khám, chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh. Căn cứ vào đó bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị sao cho phù hợp. Cần lưu ý không được sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc và thực hiện tốt các biện pháp điều trị trên.

Xem thêm: Bệnh chàm ngứa – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo