Những lý do khiến nấm da đầu không khỏi triệt để và lời khuyên của chuyên gia
Vì sao nấm da đầu thường xuyên tái phát? Làm thế nào để nấm da đầu một đi không trở lại? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được bác sĩ Nguyễn Tường Lâm giải đáp trong bài phỏng vấn dưới đây.
Thời gian gần đây thời tiết đang có những diễn biến phức tạp cũng là lúc chuyên mục nhận được nhiều câu hỏi của độc giả về vấn đề nấm da đầu. Phần lớn mọi người đều nhầm lẫn nấm da đầu với một số bệnh lý khác dẫn đến việc chữa trị không đúng cách, làm bệnh thường xuyên tái phát. Ngày hôm nay hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề đó cùng lương y – bác sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn tại Nhà thuốc Đỗ Minh Đường.
Cùng chuyên mục:
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống nghề y, từng tốt nghiệp Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cùng nhiều năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh bằng y học cổ truyền, bác sĩ Tùng Lâm sẽ mang đến cho độc giả cái nhìn toàn diện về căn bệnh này để từ đó tìm ra được giải pháp đối phó hiệu quả nhất.
Bác sĩ Nguyễn Tùng Lâm |
Những điều cần biết về nấm da đầu
PV: Xin chào bác sĩ, lời đầu tiên xin được gửi tới bác sĩ lời chúc sức khỏe! Thưa bác sĩ, do đâu mà nấm da đầu lại xuất hiện và những biểu hiện của bệnh là gì?
Bác sĩ Nguyễn Tùng Lâm: Chào bạn! Nấm da đầu là một loại bệnh do chủng nấm Trichophiton và Microsporum gây nên. Tùy sang thương mà có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, thông thường sẽ có những mảng sẩn xung quanh ngoài rìa và bên trong sang thương có vảy mỏng. Khi bị nấm da đầu làm rụng tóc, tùy vị trí tóc bị gãy có màu xám hoặc máu trắng. Có trường hợp là mụn sẩn, mụn viêm ở ngoài rìa của sang thương.
Bệnh thường phát sinh do điều kiện vệ sinh cá nhân kém: Mắc bệnh nấm da ở vị trí khác, mồ hôi làm ướt tóc tạo môi trường ẩm ướt thường xuyên. Nguồn bệnh chủ yếu là người, ngoài ra có thể có từ một số loại súc vật như chó, mèo. Nấm có thể tồn tại dai dẳng ở vật dụng bị nhiễm. Bệnh lây trực tiếp từ da, qua da, nhưng cách thường gặp là gián tiếp qua việc dùng chung lược, mũ, gối…với người bệnh.
Thông thường bệnh nấm da đầu sẽ phát triển qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu xuất hiện nhiều gàu; giai đoạn thứ 2 cảm giác ngứa dữ dội, da đầu nổi mụn và giai đoạn 3 là tóc rụng nhiều và viêm da. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác như tóc giòn, đau đầu, sưng hạch, sốt nhẹ.
Nấm da đầu gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh
PV: Bác sĩ có thể nói rõ hơn về những dấu hiệu của bệnh được không ạ?
Trả lời: Bệnh nấm da đầu do nhiều loại chủng nấm gây nên, trong đó có 3 loại nấm da đầu thường gặp đó là:
Nấm da đầu do chủng nấm Trichophyton
Loại nấm này ban đầu gây nên những mảng da đỏ có vảy hình tròn. Mảng da này sau 1 thời gian sẽ sưng đỏ lên rồi mưng mủ. Tóc ở vùng da đầu nhiễm nấm rất cứng và dễ gãy. Bệnh này gây ngứa và hói tạm thời ở những mảng da bị nấm.
Bệnh nấm tóc khô do chủng nấm Microsporum
Loại nấm này tán công làm tổn thương da đầu và tóc bị rụng thành đốm có đường kính vài centimet. Phần đốm bị rụng tóc có da màu xám. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 1 – 12 tuổi, ít gặp ở người lớn.
Nhiễm nấm Kerion de celse
Đây là một thể nhiễm nặng với các triệu chứng như xuất hiện các ổ mủ ở nang lông (áp-xe nang lông). Bề mặt vùng tổn thương có vảy mủ, các vảy có hố lõm mủ màu vàng có mùi hôi, tóc bị rụng.
PV: Rất nhiều người nhầm lần giữa nấm da đầu và bị gàu, vậy bác sĩ có chia sẻ gì để phân biệt được 2 bệnh lý này không ạ?
Trả lời: Xuất hiện gàu là một trong những biểu hiện giai đoạn đầu của nấm da đầu, vì thế nhiều người nhầm lẫn cũng là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, vì là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau nên cũng cần phải nhận biết chính xác bản chất.
Gàu là biểu hiện rối loạn ở lớp sừng của da đầu. Tình trạng này gây đóng vảy trắng sau đó rơi thành mảng hoặc lấm tấm trên tóc. Còn nấm da đầu là những mảng tróc vảy kèm theo rụng tóc và có sẩn trên da đầu.
Gàu chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt, ít nhiều gây mất thẩm mỹ, trong khi đó nấm da đầu không điều trị đúng sẽ để lại di chứng là hói đầu vĩnh viễn.
Nhiều người nhầm lẫn giữa bị gàu và nấm da đầu
Nên đọc:
Lựa chọn đúng phương pháp để “đoạn tuyệt” với nấm da đầu
PV: Chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc của độc giả rằng đã đi khám và chữa trị ở rất nhiều nơi, áp dụng nhiều phương pháp, nhưng chỉ được một thời gian bệnh lại tái phát. Phài chăng nấm da đầu không thể chữa khòi hoàn toàn?
Trả lời: Nấm da đầu hoàn toàn có thể chữa khỏi, tuy nhiên cần phải áp dụng đúng phương pháp. Sở dĩ nhiều người bị tái phát bệnh nhiều lân có thể là do một số lý do sau:
Không vệ sinh sạch sẽ: Lười vệ sinh và vệ sinh vùng da đầu không sạch sẽ chính là điều kiện thuận lợi để vi nấm gây bệnh phát triển. Khi mồ hôi tiết ra nhiều cùng với các lớp tế bào chết trên da đầu khiến cho vi nấm dễ dàng tấn công da đầu và gây bệnh.
Do thói quen sinh hoạt: Nhiều người có thói quen đi ngủ khi tóc vẫn còn ẩm. Vi nấm sẽ dễ dàng tấn công và phát triển khiến cho da đầu bị nhiễm nấm. Ngoài ra việc đội mũ bảo hiểm không được vệ sinh thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân.
Bên cạnh đó, chữa bệnh không triệt để cũng là nguyên nhân khiến bệnh quay trở lại. Nhiều người điều trị 1-2 tháng đầu thấy đỡ nên đã tự ý dừng thuốc. Thời gian đó chỉ đủ làm biến mất các biểu hiện dễ thấy của bệnh chứ chưa tác dụng vào sâu tận bên trong gốc rễ. Cho nên khi đã điều trị thì phải tuân thủ theo đúng phác đồ của bác sĩ.
Nhưng nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất khiến bệnh quay trở lại đó là người bệnh chọn sai thuốc. Hầu hết mọi người đều nghĩ nấm là bệnh lý ngoài da đơn thuần nên chỉ sử dụng dầu gội hoặc thuốc bôi có tác dụng diệt nấm. Một số khác thì sử dụng cả thuốc đắc trị. Theo thông tin từ bài viết về bệnh nấm da đầu của chuyên mục Sức khỏe trên Nytimes, có hai loại thuốc điều trị nấm da đầu phổ biến hiện nay đó là:
-
Thuốc uống Griseofulvin, Terbinafine và Itraconazole có tác dụng điều trị nấm toàn thân. Uống từ 4-8 tuần.
-
Dầu gội đầu đặc trị có chứa ketoconazole hoặc selenium sulfide làm chậm hoặc ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Tuy nhiên cả 2 loại thuốc này đều không thể loại bỏ hoàn toàn nấm. Có khi phải dùng kết hợp cả 2 khiến thời gian điều trị kéo dài mà hiệu quả lại không lâu dài. Người bệnh nên cân nhắc khi uống kháng sinh bởi dùng lâu sẽ dẫn đến nhờn thuốc.
Vì nhiều lý do mà nấm da đầu không được điều trị triệt để
PV: Vậy bác sĩ có giải pháp nào để giúp người bệnh có thể thoát khỏi hoàn toàn bệnh được không?
Trả lời: Mọi người cứ mải miết chạy theo Tây y hiện đại mà quên rằng nước ta có một phương pháp vô cùng công hiệu, đó chính là chữa bệnh bài thuốc y học cổ truyền. Sử dụng Đông y không những giúp can thiệp sâu vào bên trong, điều trị gốc rễ bệnh mà còn làm tăng sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn.
Đông y là sự kết hợp nhuần nhuyễn nguồn dược liệu phong phú sẵn có với những y lý, y thuật được đúc kết qua nhiều thế hệ, nhiều đời của mỗi dòng họ. Nhắc đến thuốc Nam, ai cũng biết đó là bài thuốc y học cổ truyền dân tộc đã có từ lâu đời và tính an toàn của nó là không thể bàn cãi. Đặc biệt, điều trị bằng bài thuốc y học cổ truyền không gây tác dụng phụ và hơn nữa ngày nay thuốc được bào chế thành dạng cao, viên hoàn nên thuận tiện khi sử dụng không kém gì thuốc tây cả. Tôi tin rằng với một phương pháp hoàn toàn từ Việt Nam như thế thì không có lỳ gì mà mọi người lại không lựa chọn.
Thuốc Nam hiệu quả cao trong việc điều trị nấm da đầu
Bài thuốc nấm da dầu Đỗ Minh Đường – tự hào thuốc Nam của người Việt
PV: Thưa bác sĩ, được biết bác sĩ đã có nhiều năm nghiên cứu về Đông y cũng như bệnh nấm da đầu, đồng thời Đỗ Minh Đường được nhiều người truyền tai nhau bởi hiệu quả chữa bệnh. Vậy nhà thuốc có cách gì giúp người bệnh có thể xử trí bệnh hiệu quả?
Trả lời: Tôi may mắn được sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề y nên ngay từ nhỏ đã được cha mẹ chỉ dạy những kiến thức về y học. Trải qua quá trình công tác trong nhiều hội, tổ chức về Đông y, và đến nay là Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn tại nhà thuốc dòng họ Đỗ Minh.
Dòng họ Đỗ Minh vốn có gia thế ở Hà Nam đã dày công nghiên cứu về nhiều căn bệnh phổ biến của người Việt trong đó có nấm da đầu. Cũng kể từ đó, các đời con cháu sau này đã lưu truyên bài thuốc Nam quý giá, có khả năng điều trị bệnh hiệu quả.
Về bài thuốc nấm da đầu, hiện nay Đỗ Minh Đường đang sử dụng bài thuốc Nam bí truyền có thành phần, công dụng như sau:
>> Bài thuốc “Bổ gan giải độc” với dược liệu chính gồm: Bồ công anh, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, đơn đỏ, đẳng sâm, tơ hồng xanh, vỏ gạo.
Công dụng: Đào thải độc tố, kháng viêm, kháng khuẩn, thúc đẩy máu lưu thông đến vùng da bị tổn thương khiến cho các vùng da đó được cung cấp dưỡng chất. Lưu thông máu tới chân tóc giúp xóa nhanh các vùng da tổn thương do nấm.
>> Thuốc đặc trị dạng bôi thành phần gồm: Trần bì, sa sàng tử, thạch xương bồ, kim anh tử, thục địa, hoàng bá, đơn đỏ.
Công dụng: Giúp điều trị kháng viêm, diệt khuẩn từ ngoài bề mặt da, điều trị các lớp da đã bị sừng hoá do nấm và giúp tái tạo và làm mềm da bề mặt da nhanh hơn.
Bài thuốc trị nấm da đầu dòng họ Đỗ Minh là sự kết hợp của 2 bài thuốc nhỏ
PV: Tất cả những bài thuốc này đều được bào chế từ thảo dược, thưa bác sĩ?
Trả lời: Đúng vậy, như bạn biết đấy, nước ta có nguồn dược liệu phong phú trải khắp từ miền núi đến đồng bằng, trong đó có những loại thảo dược thuộc loại quý hiếm. Vì thế đây được xem là một thuận lợi không phải nước nào cũng có.
Dược liệu sau khi thu hái, sơ chế và phơi khô sẽ được chuyển đến nhà thuốc chúng tôi. Chúng tôi luôn chú trọng lựa chọn kĩ lưỡng từng loại thảo dược một để chắc chắn rằng không bị pha trộn thuốc Bắc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Mặt khác, điều đó giúp đảm bảo được tính an toàn, hiệu quả của bài thuốc mà chúng tôi tạo ra.
PV: Nhưng nhiều người vẫn băn khoăn vì dùng thuốc Nam sẽ rất mất thời gian vì dược tính của thảo dược thấp. Điều này liệu có đúng không?
Trả lời: Đúng là có chậm hơn so với sử dụng Tây y, nhưng cơ chế của thuốc Nam là giải quyết các căn nguyên gây bệnh chứ không tập trung làm giảm nhanh triệu chứng bệnh. Cho nên, đừng vì thấy thời gian sử dụng lâu mà cho rằng điều trị bằng Đông y không hiệu quả. Người bệnh cần kiên trì sử dụng để mang lại hiệu quả tuyệt đối.
Hơn nữa, hiện nay bài thuốc đều được chúng tôi bào chế thành dạng cao, người bệnh chỉ cần pha với ước ấm và sử dụng nên rất tiết kiệm thời gian, không phải mất công đun sắc như trước.
Thuốc được bào chế dạng cao thuận tiện khi sử dụng
PV: Vậy khi sử dụng bài thuốc nấm da đầu của Đỗ Minh Đường người bệnh có cần lưu ý thêm điều gì không thưa bác sĩ?
Trả lời: Để thuốc phát huy tối đa tác dụng, người bệnh cần lưu tâm đến một số điều sau:
-
Duy trì chế độ ăn uống, tập luyện khoa học.
-
Hạn chế sử dụng những thực phẩm nhiều chất béo, các chất kích thích như rượu, bia…
-
Uống đủ nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.
-
Không dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như mũ, lược, gối, quần áo, khăn tắm.
-
Không tiếp xúc với động vật bị nhiễm nấm.
Cảm ơn bác sĩ vì cuộc trao đổi rất hứu ích này!
Để phục vụ độc giả, chuyên mục đã trao đổi và nhận được sự đồng ý của nhà thuốc, dưới đây là thông tin nhà thuốc và địa chỉ liên hệ, các bạn nên trực tiếp thăm khám và lắng nghe lời khuyên của chuyên gia: Cơ sở Hà Nội: Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội Hotline: 024 6253 6649 – 0963 302 349 Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 100 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh Hotline: 028 3899 1677 – 0938 449 768 Email: lienhe@dominhduong.com Website: http://dominhduong.com |
Thông tin bổ sung:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!