Hỏi đáp: Nên trị Nấm da đầu bằng Đông y hay Tây y?
Nên trị Nấm da đầu bằng Đông y hay Tây y sẽ cho hiệu quả tốt hơn là thắc mắc chung của những người bệnh đang loay hoay tìm cho mình một phương pháp điều trị. Cùng Camnangbenhdalieu tìm hiểu qua ưu nhược điểm của 2 cách này để có lựa chọn đúng đắn nhất nhé!
Bài nên đọc:
>> Tôi đã chữa khỏi Nấm da đầu chỉ bằng gói muối 5 ngàn đồng!
Trị Nấm da đầu bằng Tây y: Ưu điểm và nhược điểm!
Để điều trị Nấm da đầu, trước hết bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác loại vi nấm gây bệnh. Sau đó thì tùy vào từng loại vi nấm, tình trạng lan tỏa và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ có thể chỉ định, kê đơn cho người bệnh sử dụng các loại thuốc uống hoặc bôi sau:
-
Thuốc uống trị Nấm da đầu
+ Các loại thuốc uống kháng nấm: Thuốc griseofulvin (Grifulvin V, Gris-PEG), thuốc Terbinafine hydrochloride (Lamisil) – Đây là những loại thuốc đang được sử dụng phổ biến nhất và thường chỉ dùng trong khoảng 6 tuần.
Thuốc griseofulvin
Ưu điểm của 2 loại thuốc này là trị rất nhanh các triệu chứng của bệnh Nấm da đầu nhưng bên cạnh đó lại không khác gì “con dao hai lưỡi” khi có thể gây ra nhiều các tác dụng phụ không mong muốn cho người bệnh như: nôn, mệt mỏi, chóng mặt, phát ban, ảnh hưởng vị giác, sốt, một vài trường hợp nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến gan.
Chính vì lẽ trên, bác sĩ thường đưa ra lời khuyên bệnh nhân khi dùng thuốc nên dùng kèm thêm các thực phẩm giàu chất béo như bơ đậu phộng để có kết quả điều trị tốt hơn.
-
Thuốc bôi trị Nấm da đầu
Để trị Nấm da đầu, ngoài thuốc uống thì người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi, cho tác dụng trực tiếp lên vi trí nhiễm nấm trên da đầu. Các loại thuốc bôi phổ biến thường được sử dụng nhất có thể kể đến như: Clotrimazol, ketoconazol, miconazol. Ngoài ra một số hợp chất cũng được dùng là: là Clophenestin, tolnaftat, undecenoic acid và kẽm undecenoat.
Thuốc bôi Clotrimazol
Lưu ý: Khi bôi thuốc, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ da đầu trước, sau đó dùng tăm bông chấm thuốc lên da đầu, không sử dụng tay để bôi. Khi bôi xong không được sờ hoặc gãi da đầu và nhớ là chỉ bôi đúng lượng thuốc vừa đủ, không lạm dụng thuốc.
Trị Nấm da đầu bằng Đông y: Ưu điểm và nhược điểm!
Bên cạnh phương pháp Tây y thì những năm gần đây, người bệnh đa phần có xu hướng sử dụng các bài thuốc Đông y để điều trị hơn do Đông y chi phí thấp nhưng lại hiệu quả, lành tính. Các nguyên liệu trong Đông y đều lấy từ các thảo mộc, cây cỏ thiên nhiên nên an toàn, không gây ra các tác dụng phụ ngoài mong muốn như ngứa, xót da đầu,…
Các bài thuốc của Đông y cũng vô cùng đa dạng, có cả bôi, uống, hoặc ngâm rửa. Điểm trừ lớn nhất của Đông y so với Tây y là hiệu quả tác động mang lại chậm hơn nên khi trị Nấm da đầu bằng Đông y, người bệnh cần hết sức kiên nhẫn, không được nôn nóng, tránh “dục tốc bất đạt”.
-
Một số bài thuốc trị Nấm da đầu bằng Đông y phổ biến
+ Bài thuốc 1: Người bệnh lấy lá hương nhu đun nước gội đầu hàng ngày. Hương nhu có chứa các thành phần diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt, từ đó giúp điều trị hiệu quả Nấm da đầu. Ngoài ra, gội đầu bằng nước hương nhu còn giúp tóc óng ả, mềm mượt tự nhiên.
+ Bài thuốc 2: Các vị thuốc xà sàng tử, khổ sâm căn mỗi vị 50g, khô phàn 10g, hoàng bá 12g, đem tất cả đun nước sau đó lọc bỏ bã để gội đầu đều đặn 1 lần/ ngày. Kết quả điều trị mang lại rất khả quan.
+ Bài thuốc 3: Lá hương nhu, cỏ ngũ sắc, bồ kết nướng bỏ hạt, cỏ mần trầu, tất cả đem đun sôi lấy nước gội đầu, giúp tiêu diệt nấm hiệu quả!
Nhìn chung các chuyên gia đều cho rằng người bệnh nên trị Nấm da đầu bằng Đông y hơn là Tây y do Đông y thường tập trung điều trị căn nguyên của bệnh, giúp loại bỏ bệnh hiệu quả hơn, ngoài ra còn lành tính và ít gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Qua bài viết này của Camnangbenhdalieu, ắt hẳn người bệnh cũng đã có sự lựa chọn điều trị dành riêng cho mình rồi phải không nào?
Bài xem thêm: Các loại thuốc trị nấm da đầu hiện nay gồm những loại nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!