Trẻ bị Nấm da đầu – Nguyên nhân do đâu mà ra?
Biết rõ nguyên nhân trẻ bị nấm da đầu sẽ giúp bố mẹ phòng và điều tri căn bệnh này cho trẻ tốt hơn. Vậy những nguyên nhân này gì? Cùng Camnangbenhdalieu tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Những nguyên nhân trẻ bị Nấm da đầu phổ biến nhất, bố mẹ cần biết để phòng tránh!
-
Do mẹ ít gội đầu cho trẻ
Trẻ nhỏ hiếu động nên thường xuyên nô đùa, chạy nhảy, nghịch bẩn cả ngày mà không chán. Chính vì thế, vùng da đầu nói riêng và các vùng da khác trên người trẻ nói chung dễ bị bẩn và nhiễm khuẩn, nếu mẹ lơ là vấn đề vệ sinh, ít gội đầu cho trẻ thì dễ dẫn đến nguy cơ bị các loại vi khuẩn, vi nấm tấn công.
Để phòng Nấm da đầu, mẹ cần gội đầu thường xuyên cho trẻ bằng các loại dầu gội chuyên dụng có tính năng tẩy rửa dịu nhẹ. Mẹ tuyệt đối không dùng dầu gội của người lớn do các sản phẩm này thường chứa nhiều hoạt chất mạnh, khi áp dụng lên da đầu trẻ có thể gây kích ứng – điều này kéo dài liên tục có thể tạo cơ hội cho nấm sinh sôi và phát triển.
-
Do trẻ bị lây từ bạn bè
Đây chính là một trong những nguyên nhân trẻ bị nấm da đầu phổ biến nhất hiện nay. Theo đó, môi trường lớp học đông đúc là nơi thuận lợi để lây lan các bệnh ký sinh như chấy, rận,.., các bệnh ngoài da như ghẻ lở, nấm,… Trẻ nhỏ có thể lây bệnh trong quá trình nô đùa, tiếp xúc với người bạn bị bệnh thông qua việc dùng chung đồ đạc cá nhân như mũ hoặc cọ đầu vào nhau.
Đối với những môi trường đông người, chỉ cần 1 người bị nấm thì rất dễ kéo theo nhiều người khác lây bệnh.
-
Do trẻ bị lây nhiễm từ động vật
Các con vật nuôi trong gia đình như chó, mèo có thể mang nhiều mầm bệnh trên người hơn tưởng, một phần do đặc tính của chúng thường hay ngủ, chui rúc trong các bụi rậm, xó xỉnh, gầm bàn, gầm ghế mà đây lại toàn là những nơi nhiều bụi bẩn, vi khuẩn.
Trẻ nhỏ khi chơi đùa với các con thú cưng thường hay bồng bế, ôm ấp, hôn hít, nhiều bé còn có thói quen ôm chúng đi ngủ. Đây là một điều cực kỳ nguy hiểm, khiến trẻ không chỉ có nguy cơ cao mắc nấm da đầu mà còn cả các bệnh về đường hô hấp nếu như không may hít phải lông thú có chứa ký sinh trùng, vi khuẩn!
Chính vì vậy những gia đình nuôi thú cưng nên tắm rửa sạch sẽ, thường xuyên cho chúng để loại bỏ những mầm mống gây bệnh. Ngoài ra, sau khi trẻ nhỏ chơi đùa với thú nuôi, bố mẹ cần rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng dịu nhẹ.
-
Do thời tiết
Nguyên nhân này tuy không phổ biến nhưng cũng có thể góp phần khiến trẻ bị Nấm da đầu. Nguyên do là bởi những khi thời tiết thay đổi, chẳng hạn như lạnh lên thường khiến mẹ ít gội đầu cho trẻ hơn do sợ trẻ bị lạnh, cộng thêm tiết trời khô hanh nữa sẽ làm cho da đầu bị nhiều tổn hại, tạo điều kiện cho cá vi khuẩn và tế bào nấm “nhòm ngó”.
Mẹ phải làm thế nào để phòng tránh Nấm hiệu quả cho trẻ?
Trẻ bị Nấm da đầu do tuổi còn nhỏ, chưa có nhận thức và kiến thức đầy đủ về các mối nguy hại bệnh xung quanh. Tuy nhiên, nguyên nhân cũng một phần lớn từ việc bố mẹ chưa có biện pháp và bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ, mầm mộng bệnh nguy hiểm.
Để bảo vệ trẻ khỏi Nấm da đầu, các bậc phụ huynh cần chú ý bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ gây bệnh thông qua nhưng thói quen, lối sinh hoạt tốt hàng ngày. Cụ thể như sau:
- Gội đầu thường xuyên cho trẻ bằng các loại dầu chuyên dụng như Johson Baby, Pigeon, Suave kids,… Đây đều là những loại dầu cho tác dụng làm sạch da đầu dịu nhẹ, không gây hại đến da đầu của trẻ.
- Cắt tóc gọn gàng cho trẻ, không để tóc dài quá, dễ gây nóng bức, toát nhiều mồ hôi, tạo điều kiện cho nấm phát triển. Tuy nhiên, tóc nên cắt ngắn vừa phải, không quá sát da đầu.
- Mẹ quan sát da đầu trẻ thường xuyên, nếu có bất kỳ biểu hiện gì của nấm cần lập tức đưa trẻ đi khám bác sĩ để sớm điều trị.
- Các đồ đạc của trẻ như như chăn, màn, gối,… mẹ cần giặt giũ thường xuyên và phơi ở những nơi thoáng mát, có nắng để diệt trừ các vi khuẩn, tế bào nấm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!