Những dấu hiệu bệnh giang mai theo từng giai đoạn ở nam và nữ giới

Dấu hiệu bệnh giang mai thường không dễ để nhận biết và có thể tự hết. Nhiều người không biết mình mắc bệnh đã vô tình lây nhiễm sang người khác, chủ yếu là thông qua đường quan hệ tình dục. Chính vì vậy, người bệnh cần hiểu rõ các triệu chứng bệnh giang mai để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

Biểu hiện bệnh giang mai phổ biến

Trên thực tế, các biểu hiện bệnh giang mai ở nam hay nữ giới không phải lúc nào cũng rõ ràng và chúng có thể tự biến mất. Thậm chí một số trường hợp mắc bệnh nhưng lại không có triệu chứng bệnh.

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm chỉ sau HIV, nếu không được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu sẽ có những biến chứng, đe dọa đến tính mạng và có thể gây tử vong.

Những triệu chứng giang mai phổ biến bạn có thể nhận biết gồm:

  • Xuất hiện các vết loét nhỏ, thường không đau, xuất hiện tại dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn. Nốt mụn cũng có thể xuất hiện ở vị trí khác, điển hình là miệng.
  • Phát ban đỏ, nổi mẩn, tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.
  • Xuất hiện các nốt mụn tương tự như mục cóc sinh dục (sùi mào gà) ở âm hộ, hậu môn.
  • Trong miệng có những mảng trắng.
  • Người mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, sốt, các tuyến bị sưng ở cổ, nách hoặc háng.

Dấu hiệu bệnh giang mai ban đầu là những vết loét nhỏ không đau

Dấu hiệu bệnh giang mai ban đầu là những vết loét nhỏ không đau

Đó là những dấu hiệu điển hình của bệnh giang mai mà bạn có thể gặp phải. Tuy nhiên, bệnh phát triển theo nhiều giai đoạn khác nhau, và triệu chứng bệnh của mỗi người sẽ phụ thuộc vào mỗi giai đoạn cụ thể.

Điều cần lưu ý đó là những giai đoạn này có thể chồng chéo và biểu hiện bệnh không phát triển theo đúng thứ tự.

Đối với bệnh giang mai bẩm sinh, hầu như trẻ sinh ra mắc bệnh không có triệu chứng. Một số trẻ có thể bị phát ban ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Bé có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như: Gan to, vàng da, viêm tuyến, xương bất thường, các vấn đề về não (thần kinh).

Dấu hiệu bệnh giang mai theo từng giai đoạn

Bệnh giang mai phát triển theo 4 giai đoạn gồm: Giai đoạn 1 (giai đoạn sơ cấp); giai đoạn 2 (giai đoạn thứ cấp); giai đoạn tiềm ẩn (ủ bệnh); giai đoạn 3 (giai đoạn cuối cùng). Cụ thể như sau:

1. Biểu hiện của giang mai giai đoạn 1

Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Thông thường, sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh khoảng 3-90 ngày người bệnh sẽ xuất hiện những tổn thương da ở một số điểm tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới giai đoạn 1: Các vết loét nhỏ xuất hiện ở bộ phận sinh dục như dương vật, quy đầu, hoặc trực tràng.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ: Các vết loét này xuất hiện ở bộ phận sinh dục gồm môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng.

Những tổn thương, vết loét nhỏ này được gọi là săng giang mai, một dạng viêm loét nông, hình tròn hoặc bầu dục có kích thước 0.3-3cm, nhẵn, không ngứa, không đau, không có mủ.

Triệu chứng bệnh giang mai này có thể biến đi sau 3 – 6 tuần kể cả khi không được điều trị.

Giai đoạn 1 các vết loét xuất hiện ở bộ phận sinh dục

Giai đoạn 1 các vết loét xuất hiện ở bộ phận sinh dục

2. Các triệu chứng bệnh giang giai đoạn 2

Giai đoạn 2 sẽ xuất hiện sau giai đoạn khoảng 2-10 tuần, đây còn được gọi là giai đoạn thứ phát. Lúc này người bệnh có thể gặp nhiều biểu hiện của bệnh giang mai khác nhau, cụ thể:

  • Bị phát ban đối xứng nhau màu hồng giống như hoa đào (được gọi là đào ban), không ngứa, bắt đầu từ thân và dần bao phủ toàn bộ cơ thể, cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Có biểu hiện: Cúm, sốt, đau đầu, người mệt mỏi, đau cơ, đau họng, sưng hạch.
  • Có các vết loét phía bên trong miệng, âm đạo, hậu môn của người bệnh.
  • Người bệnh có dấu hiệu bị rụng tóc.
  • Nhiều trường hợp còn có các biểu hiện kèm theo như viêm thận, viêm gan, viêm màng xương, viêm khớp, viêm dây thần kinh thị giác, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào.

Các dấu hiệu bệnh giang mai này thường sẽ tự biến mất sau 3-6 tuần kể cả khi có điều trị hoặc không. Tuy nhiên, ngay cả khi các triệu chứng không quay trở lại thì nhiễm trùng vẫn sẽ tồn tại trong cơ thể. Bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn và người bệnh vẫn có thể lây nhiễm cho bạn tình nếu quan hệ tình dục không an toàn.

3. Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn tiềm ẩn (ủ bệnh)

Nếu như bệnh giang mai ở giai đoạn 2 (giai đoạn thứ phát) không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn tiền ẩn hay ủ bệnh. Thực tế không phải ai mắc bệnh cũng đều trải qua giai đoạn này.

Giai đoạn này người bệnh không có bất kỳ một triệu chứng nào. Nếu không được chẩn đoán và chữa trị bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 3, giai đoạn cuối vô cùng nguy hiểm.

4. Biểu hiện giang mai giai đoạn 3

Đây là giai đoạn cuối cùng và nghiêm trọng nhất của bệnh giang mai. Nó có thể xuất hiện sau 10-30 năm khi bị nhiễm trùng ban đầu.

Người bệnh ở giai đoạn này sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các triệu chứng người bệnh có thể mắc phải như: Tổn thương các cơ quan như hệ thần kinh, gan, tĩnh mạch, thận…

Giai đoạn 3 người bệnh sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe

Giai đoạn 3 người bệnh sẽ gặp các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe

Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối bạn có thể bị tổn thương nội tạng vĩnh viễn và tử vong. Một số biến chứng nghiêm trọng ở giai đoạn này gồm: Tê liệt, điếc, vấn đề thị giắc hoặc mù lòa, sa sút trí tuệ, chứng phình động mạch, bệnh van tim…

Cách điều trị bệnh giang mai hiệu quả

Điều trị giang mai càng sớm càng tốt là cách mà bạn bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất. Và để chữa trị bệnh lý này có thể áp dụng các cách sau đây:

1. Dùng thuốc Tây

Giang mai ở giai đoạn đầu có thể được loại bỏ nhờ và các thuốc đặc trị. Thông thường bệnh được điều trị bằng kháng sinh điển hình là penicillin.

Nếu dị ứng với thuốc penicillin bạn có thể được điều trị thay thế với các thuốc khác như: Azithromycin, Ceftriaxone, Doxycycline.

Nếu người bệnh đã xuất hiện các biến chứng thần kinh do giang mai gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm penicillin tĩnh mạch mỗi ngày.

Riêng đối với phụ nữ mang thai, penicillin là cách điều trị dấu hiệu bệnh giang mai duy nhất được bác sĩ đề nghị. Nếu thai phụ có biểu hiện dị ứng với thành phần của thuốc, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc giải mẫn cảm để tiếp tục điều trị.

2. Điều trị giang mai bằng Đông y

Không chỉ có thuốc kháng sinh, người bệnh cũng có thể khắc phục dấu hiệu bệnh giang mai bằng bài thuốc Đông y.

Đặc điểm của thuốc Đông y là điều trị bệnh từ bên trong, giúp bồi bổ cơ thể, giải độc, thanh nhiệt. Đặc biệt thuốc không có tác dụng phụ cho người bệnh khi điều trị.

Điều trị bệnh giang mai bằng Đông y

Điều trị bệnh giang mai bằng Đông y

Tuy nhiên, để có được hiệu quả thì người bệnh cần phải điều trị bệnh trong thời gian dài, cần kiên trì. Đặc biệt kết quả điều trị như thế nào phụ thuộc phần nhiều vào cơ địa của mỗi người.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên áp dụng một số liệu pháp tự nhiên có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh cũng như cải thiện nhanh triệu chứng bệnh giang mai:

  • Ăn nhiều thực phẩm probiotics;
  • Chế độ ăn uống giàu thực phẩm chứa vitamin B12;
  • Dùng trà hoặc tinh dầu ngải cứu để hỗ trợ điều trị bệnh;
  • Tắm muối Epsom giúp giảm đau khớp, đau cơ do bệnh gây ra;
  • Tập thể dục thường xuyên và đều đặn;
  • Tăng cường tiêu thụ protein để thúc đẩy sản xuất collagen bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu collagen như: Thịt bò, trứng, cá, thịt gà, nước hầm xương…;
  • Uống trà gừng để giảm dấu hiệu bệnh giang mai;
  • Xoa bóp, massage 1 – 2 lần mỗi tháng;
  • Chế các loại kem giảm phát ban như: Trộn bơ ca cao, gel nha đam, nước cây phỉ, tinh dầu hoa oải hương, dầu hạt nho, đất sét bentonite. Thoa hỗn hợp lên da, để khô trong 15 phút và rửa lại bằng nước ấm.

Trên đây là những dấu hiệu bệnh giang mai cụ thể theo từng giai đoạn mà bạn đọc nên lưu ý. Tuy được xem là bệnh nguy hiểm chỉ sau HIV thế nhưng bệnh giang mai lại có thể dễ dàng được điều trị và chữa khỏi khi ở giai đoạn đầu nếu được phát hiện sớm. Chính vì vậy, bạn hãy lắng nghe cơ thể của mình, khi có dấu hiệu bất thường, nhất là tại vùng kín hãy đi thăm khám ngay.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo