Bệnh giang mai lây qua đường nào? Cần làm gì để phòng tránh hiệu quả?
Biết được bệnh giang mai lây qua đường nào là rất quan trọng để giúp các bạn biết cách phòng tránh hiệu quả. Giang mai xâm nhập vào cơ thể sẽ phát triển rất nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí khi bệnh đã trở nặng giai đoạn cuối gây ra nhiều tổn thương về tim mạch, nội tạng, xương khớp và đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
Bệnh giang mai lây qua đường nào?
Giang mai – bệnh xã hội ngày càng có tỷ lệ gia tăng. Bệnh hình thành do sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum. Xoắn khuẩn giang mai này có giống như lò xo, kích thước nhỏ nên chỉ quan sát được bằng kính hiển vi. Các vi khuẩn giang mai rất dễ lây nhiễm và khả năng phát tán nhanh chỉ sau khoảng 3 – 90 ngày ủ bệnh tính từ khi bị lây nhiễm.
Xoắn khuẩn bệnh giang mai lây qua đường nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum có thể lây nhiễm chủ yếu qua 4 con đường sau:
Lây qua đường tình dục
Theo đánh giá, quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính (chiếm 95%) dẫn tới các bệnh xã hội trong đó phải kể tới bệnh giang mai. Dù quan hệ bằng đường sinh dục, hậu môn hay miệng thì khả năng lây nhiễm bệnh cũng rất cao. Vì khi có sự va chạm khi giao hợp sẽ rất dễ khiến niêm mạc và lớp da trầy xước, tổn thương khiến vi khuẩn có cơ hội lây nhiễm sang bạn tình.
Ngoài ra, đối tượng quan hệ tình dục là đồng tính hay khác giới vẫn không loại trừ khả năng lây nhiễm bệnh nếu bạn không sử dụng biện pháp an toàn.
Bệnh giang mai lây qua con đường tình dục
Vậy bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Câu trả lời là có, vì xoắn khuẩn giang mai có trong nước bọt, máu và niêm mạc ở khoang miệng. Do vậy khi hôn sâu, quan hệ tình dục bằng miệng sẽ khiến đối phương bị lây nhiễm.
Lây nhiễm qua đường máu
Các vi khuẩn giang mai khi thâm nhập vào cơ thể chúng sẽ nhanh chóng ẩn náu và ủ bệnh trong máu và huyết tương. Do vậy, nếu người khỏe mạnh vô tình sử dụng chung kim tiêm hay truyền máu từ người bệnh thì khó có thể tránh khỏi tình trạng bị lây nhiễm vi khuẩn.
Via khuẩn giang mai lây nhiễm gián tiếp
Vì xoắn khuẩn Treponema pallidum cư trú trong máu và huyết tương, do vậy những dụng cụ, đồ vật của người bệnh rất dễ bị dính máu, dịch có chứa vi khuẩn do những trầy xước trên cơ thể. Bởi vậy, nếu vô tình sử dụng chung dụng cụ cá nhân với người bị giang mai thì rất có nguy cơ mắc bệnh.
Vậy bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không? Việc sử dụng chung đồ dùng bát đũa, thức ăn với người bệnh cũng rất dễ bị lây nhiễm.
Lây từ mẹ sang con
Bệnh giang mai có thể lây từ mẹ sang con qua đường tĩnh mạch
Đây cũng là con đường lây bệnh giang mai với tỷ lệ cao. Người mẹ khi bị nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum thì rất dễ lây nhiễm sang bào thai qua đường tĩnh mạch ở rốn và nhau thai. Đặc biệt nếu phụ nữ mang thai thời kỳ đầu bị nhiễm khuẩn giang mai rất dễ bị sảy thai hoặc thai lưu.
Ngoài ra, bệnh còn có thể lây nhiễm qua cử chỉ ôm, hôn, thơm hay tiếp xúc nhiều với người bệnh. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ chiếm tỷ lệ rất ít.
Cách phòng tránh lây nhiễm bệnh giang mai hiệu quả
Giang mai là bệnh lây nhiễm nguy hiểm chỉ đứng sau HIV, do vậy, để bảo vệ sức khỏe các bạn nên nâng cao ý thức phòng tránh.
Chung thủy một vợ một chồng, không tình dục bừa bãi để phòng ngừa giang mai
Một số cách phòng ngừa bệnh giang mai như:
- Chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi và nên áp dụng biện pháp phòng the an toàn.
- Không sử dụng chung vật dụng cá nhân như quần áo, bát đũa, bài chải đánh răng, dao cạo,… với người khác, đặc biệt khi nghi ngờ họ mắc bệnh.
- Không dùng chung kim tiêm với người khác dù họ không mang bệnh.
- Người bệnh nên chủ động cách ly để tránh lây lan bệnh giang mai sang người khác.
- Phụ nữ bị giang mai tuyệt đối không được mang thai ở thời kỳ này.
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng kết hợp luyện tập phù hợp, tăng cường sức đề kháng, phòng tránh bệnh.
Trong trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu bệnh, bạn cần chủ động tới bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Giang mai là bệnh lý rất khó điều trị, đặc biệt nếu phát triển tới giai đoạn cuối. Phương pháp điều trị chủ yếu dùng kháng sinh ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Một số loại thuốc như Penicillin, azithromycin, ceftriaxone,…
Như vậy có thể thấy, giang mai có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau và khả năng phát tán nhanh gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Hy vọng, với thông tin trên đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc bệnh giang mai lây qua đường nào, từ đó có cách phòng tránh hiệu quả.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!