Nhận biết bệnh giang mai giai đoạn 1, 2, 3 và cách điều trị hiệu quả

Giang mai giai đoạn 1 hay 2, 3 thì cũng đều gây ra những hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Vì đây là một căn bệnh xã hội dễ lây lan và mức độ nghiêm trọng chỉ đứng sau bệnh HIV. Do vậy, các bạn nên trang bị những kiến thức cần thiết để sớm nhận biết chứng bệnh từ đó chủ động trong việc điều trị.

Các triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn đầu thường khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với bệnh dị ứng thời tiết. Nếu bệnh không sớm phát hiện kịp thời sẽ chuyển qua giai đoạn nặng hơn gây tổn thương tới tim mạch, thần kinh, xương khớp thậm chí tử vong. Dưới đây là một vài thông tin, giúp các bạn sớm nhận biết các dấu hiệu của bệnh để xử lý kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai giai đoạn 1, 2 và 3

Các triệu chứng bệnh giang mai thường phát triển qua 3 giai đoạn sau:

Giang mai giai đoạn 1

Xoắn khuẩn giang mai khi đi vào cơ thể sau khoảng 3 – 90 ngày chúng sẽ xuất hiện các vết loét nhỏ trên cơ thể hay còn gọi là săng giang mai. Chúng có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước khoảng 0.3 đến 3cm, vị trí xuất hiện thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục hoặc ở môi, miệng (nếu phụ nữ quan hệ bằng miệng).

Hình ảnh bệnh săng giang mai gia đoạn 1

Hình ảnh săng giang mai gia đoạn 1

Săng giang mai giai đoạn 1 thường khó nhận biết vì nó thường ẩn sâu trong âm đạo hoặc trực tràng và không mang lại cảm giác đau nhức, ngứa ngáy. Sau khoảng thời gian 3 – 6 tuần, chúng sẽ tự biến mất, ẩn sâu vào trong cơ thể để chuẩn bị phát triển sang giai đoạn tiếp theo.

Triệu chứng bệnh giang mai giai đoạn 2

Nếu giang mai giai đoạn đầu không được phát hiện và điều trị kịp thời, các xoắn khuẩn giang mai sẽ tiếp tục ủ bệnh và sau khoảng 4 – 10 tuần chúng bắt đầu quay trở lại với mức độ nghiêm trọng hơn.

Lúc này, người bệnh sẽ thấy các dấu hiệu như:

– Nổi ban đối xứng có màu hồng như cánh hoa đào nên còn được gọi với tên là ban đào. Bàn đào không gây ngứa, đau, không nhô cao lên bề mặt da, khi dùng tay ấn chúng sẽ ẩn đi, vị trí xuất hiện thường là ngực, bụng, sườn và tay.

Giang mai giai đoạn 2 thường xuất hiện nốt ban đỏ, nốt phòng

Giang mai giai đoạn 2 thường xuất hiện nốt ban đỏ, nốt phỏng

– Vết loét hoặc nốt phỏng nước hay mảng sần xuất hiện trên da có kích thước khác nhau. Các sẩn nếu có liên kết với nhau sẽ tạo thành mảng, cọ xát sát nhiều sẽ làm trợ ra và chảy dịch, trong dịch này chứa nhiều vi khuẩn giang mai do vậy nếu người khỏe mạnh vô tình tiếp xúc sẽ dễ dàng bị lây nhiễm bệnh.

Ngoài ra, người bệnh thường có một số dấu hiệu khác như, sản mủ, sốt cao, giọng khàn, sụt cân, nổi hạch,…

Cũng giống như ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu bệnh giang mai ở giai đoạn 2 này cũng chỉ tồn tại khoảng 3 – 6 tuần rồi tự biến mất mà không cần sự can thiệp nào.

Dấu hiệu giang mai giai đoạn 3

Bệnh giang mai ở giai đoạn 2 không được điều trị mặc dù các dấu hiệu tự biết mất nhưng đó không phải thể hiện bệnh đã thuyên giảm. Đây chỉ là sự mất đi tạm thời hay còn còn gọi là giai đoạn tiềm ẩn khoảng một vài năm và sau đó chúng lại xuất hiện với mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm hơn rất nhiều.

Bệnh giang mai giai đoạn cuối thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh giang mai giai đoạn cuối thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Sau thời kỳ tiềm ẩn khoảng 3 – 15 năm, giang mai xuất hiện kèm theo những biến chứng nguy hiểm tới các bộ phận trên cơ thể. Đây là giai đoạn cuối của bệnh và được chia thành 3 hình thức như sau:

– Củ giang mai: Củ giang mai có đặc điểm là các hình cầu hoặc mặt phẳng không cân xứng có màu đỏ, kích thước tương đương một hạt ngô.

– Giang mai thần kinh: Các biểu hiện bệnh là những tổn thương về thần kinh như viêm màng não, thoái hóa não, động kinh, đột quỵ,…

– Giang mai tim mạch: Biến chứng thường gặp ở giai đoạn này là phình mạch.

Bệnh giang mai giai đoạn 2, 3 có chữa được không?

Theo các bác sĩ chuyên gia, bệnh giang mai ở giai đoạn 1, 2 có thể điều trị được bằng kháng sinh. Tuy nhiên khi bệnh đã phát tán nghiêm trọng tới giai đoạn 3 thì không còn chữa được nữa. Do vậy, ngay khi nghi ngờ mắc bệnh, các bạn nên chủ động tới bệnh viện để chữa trị kịp thời.

Hiện nay có 2 liệu pháp điều trị giang mai là:

Cách điều trị bệnh giang mai bằng thuốc

Thông thường người bệnh giang mai sẽ được điều trị bằng thuốc Penicillin

Thông thường người bệnh giang mai sẽ được điều trị bằng thuốc  Penicillin

Thông trường giang mai ở giai đoạn đầu thường được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh đặc trị. Thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển và lây lan của xoắn khuẩn giang mai. Một số loại thuốc thường dùng như Penicillin,  doxycycline, azithromycin, ceftriaxone,…

Liệu pháp kích thích cân bằng miễn dịch DNA

Đây là phương pháp điều trị bệnh giang mai hiện đại của y học. Liệu pháp này nhằm mục đích kích thích làm cân bằng miễn dịch DNA xâm nhập vào từng ổ cư trú của mầm bệnh rồi tiêu diệt chúng, không có xoắn khuẩn giang mai phát triển. Ngoài ra, cách điều này trị còn tác động tích cực tới tế bào tổn thương, giúp tế bào nhanh chóng phục hồi lại chứng năng sau một khoảng thời gian nhất định.

Ngoài ra, để hỗ trợ quá trình điều trị và tránh tái phát các bạn lưu ý:

  • Tránh quan hệ tình dục trong thời gian trị bệnh.
  • Cách ly để tránh làm lây lan vi khuẩn giang mai tới người bệnh cạnh.
  • Tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa, tránh tự ý, mua, dùng thuốc hoặc ngưng thuốc.
  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng.

Như vậy có thể thấy rằng, giang mai rất nguy hiểm tới sức khỏe. Điều quan trọng hơn bệnh chỉ có thể được điều trị nếu ở giang mai giai đoạn 1 và 2, còn khi đã tiến triển nặng thì khả năng điều trị khỏe dương như là không có. Do vậy, các bạn nên nâng cao ý thức phòng tránh cho mình và người thân.

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo