Bệnh giang mai ở nữ là gì? Dấu hiệu, con đường lây lan và cách điều trị
Bệnh giang mai ở nữ giới đang ngày càng bùng nổ với tỷ lệ cao không kém gì so với nam giới. Đây là một căn bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục, nếu không được phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách nó không chỉ ảnh hưởng tới đời sống tình dục, sức khỏe sinh sản mà còn gây biến chứng tới tim mạch, thị lực, nội tạng, thậm chí đe dọa tới tính mạng. Ngoài ra, bệnh giang mai ở nữ giới thời kỳ mang thai nếu không xử lý kịp thời sẽ lây sang cho thai nhi.
Bệnh giang mai ở nữ là gì?
Giang mai là tên gọi của một căn bệnh xã hội được hình thành do sự xâm nhập và gây hại của xoắn khuẩn Treponema pallidum. Vi khuẩn này thường có tốc độ sinh sản và lây lan nhanh, cứ 15 phút chúng lại phân chia một lần. Tuy nhiên, xoắn khuẩn giang mai lại phát triển âm thầm nên khó có thể nhận biết cho tới khi có những dấu hiệu đặc trưng thì bệnh đã ở mức độ nặng.
Nữ giới dễ bị dang mai do cấu trúc sinh dục dạng mở
Theo các bác sĩ chuyên khoa giang mai là bệnh của cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, do cấu tạo sinh dục của phụ nữ ở dạng mở do vậy dễ bị lây lan hơn so với nam giới.
Con đường lây lan bệnh ở phụ nữ
Cũng như ở nam giới, bệnh giang mai lây lan qua nhiều con đường như:
- Quan hệ tình dục: Đây là con đường lây nhiễm bệnh xã hội có tỷ lệ cao lên tới 90% trong đó có cả bệnh giang mai. Việc nữ giới quan hệ mở, dù ở hình thức qua đường âm đạo, hậu môn hay “yêu” bằng miệng thì đều có khả năng lây nhiễm xoắn khuẩn giang mai.
- Qua đường máu: Đây cũng là con đường dễ lây lan bệnh. Một người khỏe mạnh nếu vô tình sử dụng chung kim tiêm với người bị giang mai thì khó có thể tránh khỏi tình trạng lây nhiễm bệnh.
- Con đường gián tiếp: Xoắn khuẩn giang mai cư trú ở trong máu và huyết thanh của người bệnh. Do vậy, nếu người khỏe mạnh vô tình chạm vào vết thương hở, hãy sử dụng những đồ dùng có dính máu hay huyết tương của người bệnh thì cũng có thể bị lây nhiễm.
- Lây từ mẹ sang con: Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh giang mai ở phụ nữ mang thai sẽ làm lây nhiễm sang thai nhi thông qua dây rốn hoặc nước ối.
Ngoài ra, khi ôm hôn hoặc tiếp xúc thân mật với người bệnh cũng có khả năng bị nhiễm giang mai, tuy nhiên trường hợp này thường chiếm tỷ lệ rất ít.
Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ giới
Xoắn khuẩn giang mai khi xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ ủ bệnh từ 3 – 90 ngày sau đó mới phát tán các dấu hiệu trên cơ thể. Giang mai phát triển theo 3 giai đoạn, các triệu chứng biểu hiện cụ thể qua từng thời kỳ như sau:
Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn đầu
Đây là giai đoạn nhẹ nhất của chứng bệnh. Lúc này người bệnh sẽ thấy các triệu chứng nổi sắng giang mai trên cơ thể.
Săng giang mai màu đỏ hồng không ngứa hay đau rát
Một số đặc điểm nhận biết như:
- Xuất hiện vết trợt nông có hình tròn hoặc bầu dục nhưng không có gờ nổi cao, không gây ra cảm giác đau, ngứa hay khó chịu nào.
- Các săng giang mai có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục hoặc trên miệng (do quan hệ tình dục bằng miệng).
- Các săng giang mai xuất hiện khoảng 3 – 4 tuần rồi tự biến mất. Tuy nhiên, sự biến mất này là sự nối tiếp với giai đoạn nặng hơn chứ không phải bệnh đã thuyên giảm.
Triệu chứng giang mai giai đoạn 2
Ở giai đoạn này, bệnh xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau như:
- Nổi nốt ban đối xứng màu hồng (đào ban giang) ở nhiều vị trí trên cơ thể. Đào ban giang không bị nổi lên trên bề mặt da, khi dùng tay ấn vào sẽ tự lăn đi.
- Các nốt phỏng nước, vết loét da thường tập chung chủ yếu ở bộ phận sinh dục, miệng,…
- Ban đỏ xuất hiện ở khắp các vị trí trên cơ thể. Chúng không gây ngứa, đau và nhiều người nhầm lẫn tới bệnh dị ứng ngoài da.
- Cổ họng người bệnh lúc này thường bị rất đỏ song không có hiện tượng đau, giọng nói bị khàn.
- Người bệnh bị rụng tóc theo từng đám hoặc nhím đỏ.
- Các khớp xương bị đau và sưng do xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào máu.
Giang mai giai đoạn 2 làm xuất hiện các nốt đào ban giang
Sau một thời gian khoảng 3 – 6 tuần, các triệu chứng ngoài da bệnh giang mai ở nữ giới sẽ biết mất như ở giai đoạn 1. Nếu bệnh không được xử lý kịp thời, chúng sẽ bước vào giai đoạn tiềm ẩn. Khoảng thời gian này, khuẩn giang mai không làm xuất hiện các triệu chứng ra bên ngoài khoảng 1 – 3 năm. Tuy nhiên, sau giai đoạn tiềm ẩn, giang mai sẽ quay lại với mức độ nghiêm trọng gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn cuối
Sau khoảng 3 – 15 năm năm, xoắn khuẩn giang mai tiếp tục xuất hiện trở lại với những biểu hiện nghiêm trọng. Lúc này bệnh giang mai có 3 hình thức biểu hiện chính là:
- Giang mai thần kinh với cá biểu hiện tổn thương về thần kinh như bại liệt, viêm màng não,…
- Giang mai tim mạch với những dấu hiệu về tim mạch như phình mạch,…
- Củ giang mai với các biểu hiện ở xương cơ, da,…
Cách chữa bệnh giang mai ở nữ giới hiệu quả
Bệnh giang mai rất khó điều trị. Do vậy, khi nghi ngờ có dấu hiệu bệnh, các bạn cần chủ động tới ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
Thông thường bệnh sẽ được điều trị bằng khác sinh, tuy nhiên tùy vào mức độ và đối tượng sẽ được chỉ định theo từng phác đồ khác nhau
Điều trị giang mai ở phụ nữ không mang thai
Đối với phụ nữ bị giang mai ở giai đoạn đầu thường được bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh dạng uống với một số loại như penicillin, doxycycline, azithromycin, ceftriaxone,…
Thông thường người bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh dạng uống hoặc tiêm
Trong trường hợp bệnh giang mai đã phát triển tới giai đoạn nặng sẽ được điều trị bằng việc tiêm tĩnh mạch với thuốc penicillin trong nhiều ngày liên tiếp.
Điều trị giang mai ở phụ nữ có thai
Đối với bệnh giang mai thai kỳ thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc penicillin. Đây là loại thuốc an toàn duy nhất với phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai. Người bệnh sẽ được tiêm một hoặc nhiều ngày tùy vào mức độ lây lan nghiêm trọng của xoắn khuẩn.
Quá trình dùng thuốc này có thể làm thay đổi nhịp tim của thai nhi hoặc co thắt. Nếu thấy có những biến đổi bất thường nào, người bệnh nên thông báo ngay với bác sĩ điều trị.
Cách phòng và hỗ trợ điều trị giang mai
Giang mai là bệnh lây nhiễm nhanh và mức độ nghiêm trọng của nó chỉ đứng sau HIV. Do vậy, phụ nữ nên có chủ động phòng tránh và hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp như:
- Không quan hệ tình dục bừa bãi. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn với bạn tình “lạ”.
- Không sử dụng chung đồ vật, dùng chung kim tiêm với người bệnh.
- Người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục tới khi đã trị bệnh khỏi hoàn toàn để tránh lây lan vi khuẩn sang người khác.
- Phụ nữ bị giang mai không nên mang thai để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng kết hợp với luyện tập sức khỏe để nâng cao sức đề kháng.
- Khi nghi ngờ có dấu hiệu bệnh, các bạn không nên tự ý mua và sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. Việc này không những khiến bệnh không thuyên giảm mà còn gây nguy cơ nghiêm trọng hơn.
Bệnh giang mai ở nữ giới mặc dù có thể điều trị được. Tuy nhiên Nếu bệnh được phát hiện muộn dù có điều trị tích cực thì người bệnh vẫn phải chịu những tổn thương ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Do vậy, chị em nên chủ động phòng tránh và trang bị kiến thức để kịp thời phát hiện bệnh từ đó điều trị bệnh kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!