Bệnh giang mai ở miệng do đâu và cách điều trị như thế nào?

Bệnh giang mai ở miệng là những biểu hiện của tình trạng lây nhiễm xoắn khuẩn Treponema pallidum. Khi vi khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể không chỉ gây ra các triệu chứng ở bộ phận sinh dục mà còn có thể xuất hiện ở miệng, lưỡi. Tình trạng kéo dài sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Để hiểu rõ về tình trạng này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh giang mai ở miệng do đâu?

Giang mai là bệnh lây nhiễm qua nhiều con đường như quan hệ tình dục, máu, từ mẹ sang con hay đơn giản là sử dụng chung đồ dùng với người bệnh. Đặc biệt giang mai có lây qua đường miệng, do vậy với trường hợp quan hệ tình dục bằng miệng, các xoắn khuẩn giang mai sẽ thâm nhập vào khoang miệng và gây ra các viêm loét, ở miệng lưỡi nên được gọi với tên bệnh giang mai miệng lưỡi.

Hình ảnh bệnh giang mai ở miệng

Hình ảnh bệnh giang mai ở miệng 

Theo bác sĩ chuyên khoa, giang mai ở miệng xuất hiện ở cả nam và nữ nếu đối tượng có va chạm miệng lưỡi với mầm bệnh.

Bệnh giang mai miệng lưỡi biểu hiện như thế nào, có đau không?

Thời gian phát tán của xoắn khuẩn giang mai rất nhanh. Sau khi vi khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào cơ thể khoảng 3 – 90 ngày sẽ làm xuất hiện các triệu chứng như:

– Vùng khoang miệng như môi, mép, lưỡi xuất hiện các mụn. Theo thời gian mức độ mụn sẽ mọc nhiều hơn khiến người bệnh có cảm giác đau rát và ngứa ngáy khó có thể ăn uống.

– Các vết loét miệng ăn sâu xuống niêm mạc da. Chúng có hình tròn hoặc bầu dục, màu đỏ hoặc ngả tím, kích thước sẽ gia tăng theo thời gian.

Bệnh giang mai ở miệng sẽ mất đi sau khoảng 3 - 6 tuần

Bệnh giang mai ở miệng sẽ mất đi sau khoảng 3 – 6 tuần

– Sau khoảng 3 – 6 tuần, các triệu chứng viêm loét ở miệng sẽ tự biến mất mặc dù không áp dụng biện pháp điều trị nào. Tuy nhiên, đây là sự ẩn náu của xoắn khuẩn giang mai để chuẩn bị bước sang giai đoạn nghiêm trọng hơn chứ không phải bệnh đã được thuyên giảm. Chúng sẽ tiếp tục ăn sâu vào máu và quay trở lại với mức độ nguy hiểm nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Hậu quả của bệnh giang mai miệng lưỡi

Giang mai ở miệng lưỡi kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới người bệnh như:

  • Giang mai xâm nhập gây ra những hệ lụy như sâu răng, vàng răng, lợi răng bị viêm sưng đau.
  • Gây khó khăn trong việc ăn uống và làm xuất hiện mùi hôi khó chịu.
  • Gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mặc cảm, thiếu tự tin.
  • Bệnh giang mai miệng có thể lây sang người khác nếu có tiếp xúc như hôn, thơm,…
  • Tình trạng kéo dài sẽ tiến triển tới mức độ nặng gây biến chứng tới thần kinh, não bộ,…

Cách điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh giang mai có khả năng lây nhiễm nhanh và rất nguy hiểm nếu bước vào giai đoạn nặng. Do vậy, ngay khi phát hiện có dấu hiệu các bạn nên chủ động tới bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

Tại đây, người bệnh sẽ được làm các xét nghiệm cần thiết để xác định có bị bệnh giang mai hay không và nếu mắc bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc kích thích cân bằng miễn dịch DNA.

Dùng thuốc chữa giang mai ở miệng

Sử dụng thuốc điều trị bệnh giang mai ở miệng

Sử dụng thuốc điều trị bệnh giang mai ở miệng

Đây là phương pháp điều trị bệnh phổ biến. Người bệnh có thể được chỉ định dùng kháng sinh dạng uống hoặc tiêm tùy vào mức độ bệnh như Penicillin, azithromycin, ceftriaxone.

Kích thích cân bằng miễn dịch DNA

Đây là phương pháp chữa bệnh hiện đại. Liệu pháp này sẽ kích thích làm cân bằng miễn dịch DNA để tác động vào ổ bệnh tiêu diệt vi khuẩn giang mai đồng thời giúp tế bào tổn thương phục hồi nhanh chóng.

Để giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và phòng tránh bệnh, các bạn lưu ý:

  • Tránh quan hệ tình dục khi đang mắc bệnh dù bằng con đường nào.
  • Duy trì đời sống tình dục lành mạnh, áp dụng biện pháp an toàn khi quan hệ ngoài luồng.
  • Không dùng chung đồ dùng với người bệnh.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng để hỗ trợ trị bệnh.
  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng lành mạnh, vận động luyện tập cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng.

Giang mai là một vấn đề xã hội cần được quan tâm và trang bị kiến thức để phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng với thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh giang mai ở miệng để nâng cao cảnh giác và có cách xử lý kịp thời khi phát hiện.

 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo