Bệnh giang mai ở nam giới là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh giang mai ở nam giới ngày càng có tỷ lệ gia tăng cao. Căn bệnh xã hội này rất nguy hiểm, nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả nam giới và phụ nữ. Điều đáng nói hơn cả, giang mai khó phát hiện vì các triệu chứng thường diễn ra thầm lặng, tới khi phát hiện thì đã ở mức độ nặng. Do vậy, nam giới cần chủ động trang bị kiến thức để sớm phát hiện bệnh từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai hình thành do sự xâm nhập và gây hại của xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây ra. Vi khuẩn này đi vào cơ thể thông qua những vết tổn thương ở da hoặc tiếp xúc với vết viêm loét của người bệnh. Vết loét giang mai có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, âm đạo, hậu môn hoặc dương vật hay những vị trí khác trên cơ thể.

Hình ảnh xoắn khuẩn giang mai
Hình ảnh xoắn khuẩn giang mai 

Xoắn khuẩn giang mai có hình lò xo, gồm 6-14 vòng xoắn khả năng lây lan của nó rất lớn. Khi Treponema pallidum đi vào cơ thể ủ bệnh khoảng từ 3 – 90 ngày, sau đó sẽ làm xuất hiện các triệu chứng rõ rệt.

Ai dễ bị mắc bệnh?

Giang mai là bệnh lây nhiễm có thể xuất hiện ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu từ năm 2010 thì tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn ở nữ giới.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai thường gặp

Theo các chuyên gia, tác nhân khiến xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể gây bệnh do nhiều tác nhân. Trong đó phải kể tới là:

Xoắn khuẩn giang mai lây qua quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn gây lây nhiễm vi khuẩn giang mai

Quan hệ tình dục không an toàn gây lây nhiễm vi khuẩn giang mai

Nam giới thường xuyên quan hệ tình dục với nhiều đối tượng hoặc quan hệ đồng tính không dùng các biện pháp bảo vệ rất dễ lây nhiễm khuẩn giang mai. Theo thống kê, bệnh giang mai lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục chiếm tỷ lệ cao lên tới 95%.

Lây nhiễm bệnh qua đường máu và vết xước trên da

Khuẩn giang mai cư trú ở trong máu của người bệnh. Do vậy, một người khỏe mạnh nhưng có vết trầy xước vô tình chạm vào máu người bệnh hoặc sử dụng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu,… cũng có khả năng lây nhiễm cao.

Lây từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai bị mắc bệnh thì khả năng làm lây nhiễm sang con rất cao, đặc biệt là ở giai đoạn từ tháng thứ 4 trở đi.

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới qua các giai đoạn

Các triệu chứng bệnh giang mai ở nam được thể hiện qua từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ, dấu hiệu bệnh sẽ có mức độ nặng, nhẹ khác nhau.

Nhận biết bệnh giang mai ở nam giai đoạn đầu

Đây là thời kỳ đầu của chứng bệnh, các triệu chứng thường chưa rõ rệt. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ các bạn sẽ thấy ở bộ phận sinh dục thậm chí cả ở hậu môn, miệng có xuất hiện vết loét nông, hình tròn hay bầu dục. Chúng có màu đỏ hoặc trắng nhưng không gây ngứa, đau rát.

Bệnh giang mai giai đoạn đầu xuất hiện triệu chứng vết loét trên da nhưng không gây đau, ngứa

Bệnh giang mai giai đoạn đầu xuất hiện triệu chứng vết loét trên da nhưng không gây đau, ngứa

Các biểu hiện này sẽ tồn tại khoảng 1 – 5 tuần rồi mất đi. Tuy nhiên, sự biến mất này không phải thể hiện bệnh đã thuyên giảm mà chúng đang tiếp tục ủ bệnh, ăn sâu vào máu để bước sang giai đoạn 2 nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng bệnh giai đoạn 2

Sau một thời gian khoảng 6 – 12 tuần sau đó, các triệu chứng bệnh giang mai ở nam giới bắt đầu quay lại. Lúc này, nam giới sẽ thấy nốt ban đỏ hồng xuất hiện khắp trên cơ thể, nhất là ở ngực, lưng, bụng, cánh tay. Ngoài ra, người bệnh còn thấy cơ thể mệt mỏi, sốt, đau khớp, đau họng,…

Các triệu chứng giai đoạn 2 của bệnh có thể kéo dài sau 6 tháng rồi biến mất. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, thì chúng tiếp tục gây hại cho cơ thể và chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn khoảng 1 năm. Thời kỳ này, người bệnh không thấy có những bất kỳ bất thường nào. Nhưng sau khoảng vài năm sau, triệu chứng bệnh giang mai bắt đầu quay lại, đồng nghĩa với việc nam giới phải đối diện với bệnh giang mai ở giai đoạn cuối.

Dấu hiệu bệnh giang mai nam giai đoạn 3

Giang mai giai đoạn cuối gây biến chứng ảnh hưởng tới thị lực

Giang mai giai đoạn cuối gây biến chứng ảnh hưởng tới thị lực

Sau khoảng 5, 10, 15 năm các triệu chứng bệnh giang mai quay lại. Nhưng lúc này, khuẩn giang mai không chỉ đơn giản là những biểu hiện bên ngoài cơ thể mà chúng đã ăn sâu vào máu gây ra các biến chứng làm tổn thương nghiêm trọng về thần kinh, tim mạch, nội tạng xương khớp.

Bệnh giang mai ở nam giới có chữa được không?

Giang mai là bệnh lây nhiễm với tốc độ nhanh và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Tuy nhiên, ngày nay y học hiện đại phát triển đã có hướng điều trị chứng bệnh này tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Điều trị giang mai giai đoạn đầu

Lúc này bệnh mới chỉ hình thành nên còn chưa nghiêm trọng. Các bác sĩ thường cho người bệnh sử dụng các loại kháng sinh kháng sinh dạng uống có công dụng ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn như Penicillin. Với người bệnh bị dị ứng khi dùng thuốc này có thể đổi sang một loại kháng sinh có tác dụng tương tự khác như doxycycline, azithromycin, ceftriaxone, tetracycline, Erythromycin,…

Chữa bệnh giang mai ở nam giới giai đoạn nặng

Khi xoắn khuẩn giang mai ăn sâu vào máu gây ra các biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe, thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc dạng tiêm tĩnh mạch để hạn chế sự gây hại của chúng. Người bệnh có thể được tiêm penicillin G với liều cao kéo dài khoảng 10 ngày hoặc tiêm kháng sinh ceftriaxone nếu dị ứng với penicillin.

Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch chữa giang mai giai đoạn cuối

Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch chữa giang mai giai đoạn cuối

Lưu ý: Bệnh giang mai là một bệnh nguy hiểm nghiêm trọng thậm chí đe dọa tới tính mạng nếu không sớm điều trị. Do vậy ngay khi nghi ngờ có triệu chứng, người bệnh không nên chủ quan hay áp dụng biện pháp chữa bệnh giang mai bằng thuốc nam hay mẹo dân gian, tự ý kê đơn uống thuốc khiến xoắn khuẩn có thêm thời gian ủ bệnh. Quý ông nên chủ động tới bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh giang mai có thể tái phát bất kể lúc nào nếu xoắn khuẩn giang mai có điều kiện xâm nhập. Do vậy để phòng ngừa và hỗ trợ trị bệnh dứt điểm, các bạn có thể áp dụng những cách như:

  • Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng để tránh bị giang mai. Sau mỗi lần quan hệ cần vệ sinh sinh dục sạch sẽ.
  • Tránh sử dụng các đồ vật chung với người bệnh như khăn mặt, dao cạo râu, quần áo, bàn chải đánh răng,… vì chúng có khả năng làm lây nhiễm xoắn khuẩn.
  • Tăng cường vận động, luyện tập cơ thể giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng với bệnh tật.
  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, cung cấp những dưỡng chất cần thiết nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh, đề kháng bệnh tật.
  • Nam giới bị giang mai nên kiêng quan hệ tình dục tránh lây nhiễm sang bạn tình.
  • Các bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để chắc chắn cơ thể không mắc bệnh. Trong trường hợp phát hiện có xoắn khuẩn giang mai cư trú thì sẽ có biện pháp chữa trị kịp thời.

Như vậy để thấy rằng, bệnh giang mai ở nam giới rất nguy hiểm. Do vậy quý ông không nên chủ quan mà hãy kiềm chế bản thân tránh quan hệ tình dục bừa bãi. Hy vọng, với thông tin này sẽ giúp nam giới hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh từ đó có cách đề phòng và xử lý kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo