Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây qua đường tình dục gây nên. Bệnh có thể điều trị trong giai đoạn đầu nếu phát hiện kịp thời. Nếu để lâu không được điều trị bệnh sẽ dẫn đến tàn tật, rối loạn thần kinh, thậm chí là tử vong. Các biến chứng của giang mai rất nguy hiểm và diễn tiến phức tạp.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai có tên gọi tiếng Anh là Syphilis. Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum (hay xoắn khuẩn giang mai) lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với vết loét giang mai trên da và trong màng nhầy.

Giang mai lây truyền chủ yếu do hoạt động tình dục không an toàn, bao gồm quan hệ tình dục bằng miệng hay đường hậu môn. Đôi khi bệnh cũng có thể truyền sang cho người khác thông qua nụ hôn kéo dài hoặc tiếp xúc gần gũi với cơ thể.

 Bệnh giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm

Bệnh giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm

Phụ nữ mang thai có thể lây bệnh sang em bé nếu mắc bệnh. Đây được gọi là giang mai bẩm sinh, có thể gây ra những bất thường, thậm chí là tử vong cho trẻ.

Theo các chuyên gia, bệnh giang mai sẽ không lây lan qua bệ ngồi vệ sinh, tay nắm cửa, bể bơi, bồn nước nóng, bồn tắm, dùng chung quần áo hoặc dụng cụ ăn uống.

Giang mai có thể được điều trị khi ở giai đoạn đầu, nếu không được phát hiện và chữa trị bệnh sẽ phát triển rất nhanh chóng, gây biến chứng cho tim, não, động mạch chủ, mắt xương, một số trường hợp có thể gây tử vong rất nguy hiểm.

Những ai dễ mắc bệnh giang mai

Bệnh có thể lây nhiễm cho tất cả mọi người, tuy nhiên, theo một số nghiên cứu từ năm 2010 thì tỉ lệ nữ giới mắc bệnh giang mai giảm hơn so với nam giới rất nhiều. Các bệnh nhân là nam giới thường mắc bệnh do quan hệ tình dục với người đồng tính.

Những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất phải kể đến như:

  • Quan hệ tình dục không được bảo vệ;
  • Đàn ông có quan hệ đồng tính;
  • Những người nhiễm HIV;
  • Người có nhiều bạn tình.

Đặc biệt, các vết loét giang mai cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HIV ở người bệnh.

 Người có quan hệ tình dục không an toàn rất dễ mắc bệnh

Người có quan hệ tình dục không an toàn rất dễ mắc bệnh

Bệnh giang mai lây qua những đường nào?

Bệnh có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau, chủ yếu là:

  • Lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục, đây là con đường lây nhiễm chủ yếu và chiếm phần lớn các ca bệnh.
  • Lây truyền qua đường máu như tiêm truyền máu, tiêm chích ma túy khi bơm tiêm không được khử khuẩn.
  • Từ mẹ sang con: Mẹ bầu mang thai và mắc giang mai có thể lây nhiễm sang thai nhi hình thành giang mai bẩm sinh.

Nguyên nhân bệnh giang mai là gì?

Nguyên nhân chính gây bệnh do một loại vi khuẩn, xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum hay còn được gọi là xoắn khuẩn giang mai, thường lây truyền qua đường tình dục.

Xoắn khuẩn giang mai có hình lò xo, gồm 6 – 14 vòng xoắn. Loại virus này có sức đề kháng rất yếu, khi ra khỏi cơ thể nó chỉ sống được không quá vài giờ. Ở trong nước đá xoắn khuẩn vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45 độ C chúng sẽ bị chết sau 30 phút.

Một số chất sát khuẩn hoặc xà phòng có thể tiêu diệt được Treponema pallidum trong vài phút.

Ngoài ra, giang mai cũng có thể được truyền từ mẹ sang thai nhi trong khi mang thai, hoặc cho trẻ sơ sinh sau khi sinh nở.

Tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương giang mai trên cơ thể như hôn kéo dài, sờ vào tổn thương giang mai. Nhất là khi bệnh giai đoạn nặng thì khả năng lây nhiễm bệnh sẽ càng cao.

Xoắn khuẩn Treponema-pallidum là tác nhân gây bệnh giang mai

Xoắn khuẩn Treponema-pallidum là tác nhân gây bệnh giang mai

Triệu chứng bệnh giang mai

Bệnh phát triển theo từng giai đoạn, theo đó các triệu chứng bệnh cũng sẽ thay đổi theo mỗi giai đoạn cụ thể. Nhưng các giai đoạn bệnh có thể chồng chéo và các triệu chứng không phải lúc nào cũng xảy ra theo một thứ tự.

Thời gian ủ bệnh giang mai khá lâu từ 3 – 90 ngày trước khi bệnh phát triển. Lúc này nó không có bất cứ biểu hiện cụ thể nào nên dễ lây nhiễm sang người khác.

Dưới đây là triệu chứng bệnh ở từng giai đoạn:

Giai đoạn 1:

  • Ở nam giới, xuất hiện săng giang mai ở quy đầu, dương vật. Còn ở nữ giới ở âm hộ, môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung, tử cung.
  • Sang giang mai xuất hiện ở tứ chi, ngực, lưng, trực tràng.
  • Vết loét nông, hình tròn hoặc hình bầu dục, nhẵn, bề mặt có màu đỏ hoặc hơi trắng, không ngứa hay chảy mủ.

Giai đoạn 2:

  • Trên cơ thể xuất hiện các nốt ban đỏ hồng nhiều và dày hơn, tập trung ở vùng da ngực, hai bên sườn, bụng và cánh tay.
  • Khi ấn tay vào nốt ban sẽ mất đi.
  • Đau họng, giảm cân không rõ nguyên nhân, người mệt mỏi, sốt thường xuyên.
  • Một số trường hợp đi kèm viêm thận, viêm dây thần kinh thị giác, viêm gan.

Biểu hiện giang mai giai đoạn tiềm ẩn:

Giai đoạn này người bệnh sẽ không có bất kỳ biểu hiện nào, gồm 2 giai đoạn nhỏ là: Giang mai tiềm ẩn dưới 1 năm (giang mai sớm); giang mai tiềm ẩn trên 1 năm (giang mai muộn).

Giang mai tiềm ẩn sớm có thể tái phát lại những triệu chứng bệnh, còn giang mai muộn thì không có triệu chứng, lây lan ít.

Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau

Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau

Giai đoạn 3:

Giang mai ở giai đoạn này được chia thành nhiều hình thức gồm:

  • Giang mai thần kinh: Sau khi nhiễm bệnh 4 – 25 năm bệnh sẽ phát triển với các triệu chứng như cơ thể suy nhược; trầm cảm; động kinh; ảo giác; nguy cơ đột quỵ cao.
  • Giang mai tim mạch: Xảy ra sau 10 – 30 nhiễm bệnh với biểu hiện phình mạch.
  • Củ giang mai: Xuất hiện từ 1 – 45 năm sau khi nhiễm bệnh với hình dạng hình cầu hay mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như mận hoặc hơi ngả màu tím. Kích thước như hạt ngô, chắc, ranh giới rõ ràng.

Khác với các bệnh xã hội khác điển hình là sùi mào gà bệnh giang mai hầu như không gây ngứa ngáy, đau rát cho người bệnh. Chính điều này đã khiến người bệnh chủ quan không phát hiện sớm, không thăm khám để bệnh phát triển trong nhiều năm tiếp theo sau khi nhiễm.

Bệnh giang mai có nguy hiểm không?

Giang mai là bệnh xã hội được xếp vào dạng nguy hiểm, đáng sợ và có diễn biến phức tạp nhất. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của bạn. Cụ thể:

  • Đời sống sinh hoạt bị ảnh hưởng do cảm giác khó chịu từ các vết loét, nốt sần chảy dịch tại các vị trí nốt mụn xuất hiện.
  • Lây truyền bệnh sang cho người khác, đặc biệt là bạn tình/ vợ/ chồng thông qua đường quan hệ tình dục.
  • Ảnh hưởng đến vấn đề thần kinh như: Viêm màng não, gặp vấn đề về thị giác, rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng co thắt…
  • Ảnh hưởng đến nội tạng: Điển hình là dạ dày với biểu hiện vùng bụng đau đột ngột, co thắt lồng ngực, kiệt sức, mệt mỏi, buồn nôn. Ngoài ra còn tiêu chảy, khó khăn khi ăn uống, trực tràng đau buốt.
  • Xâm nhập và phá hủy hệ xương nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời, có nhiều trường hợp bị tàn tật.
  • Các khuẩn xoắn giang mai có thể làm suy giảm khả năng sinh dục, gây rối loạn quá trình rụng trứng ở nữ giới, các bệnh nam khoa, phụ khoa. Thậm chí phá hủy tinh hoàn, buồng trứng, vòi trứng, ống dẫn tinh.
  • Nữ giới khi mang thai sẽ dễ đối mặt với nguy cơ như: Sảy thai, sinh non, thai chết lưu…

 Bệnh sẽ ảnh hưởng đến thị giác nếu không được chữa trị kịp thời

Bệnh sẽ ảnh hưởng đến thị giác nếu không được chữa trị kịp thời

Cách chẩn đoán bệnh giang mai

Để có được phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, trước tiên là khám lâm sàng tập trung vào cơ quan sinh dục, miệng và hậu môn.

Sau đó thực hiện các xét nghiệm lâm sàng, cận lâm sàng để nhận biết bệnh. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để kiểm tra RPR và TPHA, nếu mắc bệnh kết quả sẽ cho về dương tính.
  • Soi kính hiển vi: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô hoặc dịch từ vết lở để tìm kiếm vi khuẩn.
  • Xét nghiệm nước ối: Áp dụng cho phụ nữ mang thai nghi ngờ mắc bệnh.
  • Xét nghiệm dịch não tủy: Kiểm tra xem có bất cứ tác động nào đến hệ thần kinh hay không.
  • Hoặc nếu nghi ngờ mắc bệnh bác sĩ sẽ đề nghị kiểm tra những người có quan hệ tình dục gần nhất.

Phương pháp điều trị bệnh phổ biến

Theo các chuyên gia, bệnh giang mai có thể được điều trị thành công trong giai đoạn đầu nếu được phát hiện sớm.

Hiện nay, bệnh giang mai được điều trị bằng nhiều cách khác nhau, có thể bằng Tây y hoặc Đông y, cụ thể:

1. Điều trị giang mai bằng Tây y

Với Tây y, sẽ điều trị bệnh theo từng giai đoạn. Bệnh tuy nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm dùng đúng thuốc đặc trị thì tỉ lệ khỏi bệnh khá cao.

  • Giai đoạn 1 đầu: Sử dụng kháng sinh penicillin G tiêm bắp, ngoài ra còn sử dụng Doxycycline, tetracycline, Ceftriaxone.
  • Giai đoạn có biến chứng: Sử dụng penicillin liều cao tiêm tĩnh mạch tối thiểu 10 ngày. Có thể dùng cetriaxone nếu bị dị ứng với penicillin.

2. Chữa bệnh giang mai bằng Đông y

Người bệnh cũng có thể điều trị bệnh với thuốc Đông y bên cạnh các loại thuốc Tây kể trên. Thuốc Đông y thường lành tính, không tác dụng phụ và tấc động từ bên trong nên được khá nhiều người lựa chọn.

Một số vị thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh đó là: Thổ phục linh, kim ngân hoa, tiền hồ, bạc hà, mộc thông, xuyên khung… Đặc biệt thổ phục linh là vị thuốc có tác dụng giải độc, khử nhiệt, lợi thấp, trị viêm loét… giúp cải thiện nhanh các triệu trứng.

Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này là hiệu quả tùy vào cơ địa và thời gian điều trị lâu dài.

Điều trị giang mai bằng phương pháp Đông y

Điều trị giang mai bằng phương pháp Đông y

Cách phòng tránh bệnh giang mai

Giang mai là bệnh xã hội có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên bạn cần chủ động phòng tránh để bảo vệ sức khỏe của mình. Một số cách phòng bệnh hiệu quả như:

  • Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, sử dụng bao cao su khi “yêu”.
  • Hãy chung thủy một vợ, một chồng, không quan hệ tình dục bừa bãi.
  • Phụ nữ mang thai nên xét nghiệm giang mai ở lần khám thai đầu tiên và 3 tháng cuối thai kỳ để phát hiện sớm bệnh, từ đó có cách điều trị kịp thời.
  • Nếu có sử dụng đồ chơi tình dục thì bạn không dùng chung đồ chơi tình dục với ai khác.
  • Tránh uống rượu bia và sử dụng ma túy bởi hai chất này có thể dẫn tới các hành vi tình dục không an toàn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai.

Hi vọng rằng, từ những thông tin trên đây bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh giang mai, một căn bệnh xã hội đáng sợ và nguy hiểm. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo