Chữa chàm bằng cây chó đẻ răng cưa như thế nào?

Chữa chàm bằng cây chó đẻ răng cưa là liệu pháp dân gian dễ thực hiện nhưng cho hiệu quả bất ngờ. Tuy nhiên, loài cây này gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Bài viết sẽ cung cấp các thông tin về cây chó đẻ cũng như cách sử dụng loại cây này để trị bệnh chàm quái ác.

>> Trị chàm bằng lá cây – Phương pháp điều trị an toàn cho làn da

>> Trị chàm bằng búp bàng tại nhà như thế nào?

Một số thông tin về cây chó đẻ

Cây chó đẻ răng cưa còn được gọi là diệp hạ châu hay cây cau trời. Đây là loài cây thuộc họ thầu dầu. Sở dĩ cây có tên gọi như vậy bởi loài chó sau khi đẻ con thường tìm đến ăn loại cây này. Thêm nữa, lá cây cũng có hình răng cưa nên cây có tên dân gian là chó đẻ răng cưa.

Có 3 loại cây chó đẻ:

  • Thân xanh: Loại này có lá màu xanh nhạt, mỏng, ngắn hơn và có vị đắng. So với 2 loại còn lại,chó đẻ thân xanh có dược tính mạnh nhất.
  • Thân xanh đậm: Đúng như tên gọi, lá của loại này có màu xanh đậm hơn, to, thưa, rời rạc và không được dùng làm thuốc
  • Thân đỏ: Loại này có thân màu hanh đỏ, lá dài và dày hơn loại thân xanh nhưng có dược tính kém hơn nên cũng không được trồng và sử dụng nhiều.

Phân loại cây chó đẻ

Tính đến nay bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp đông đảo người bệnh thoát chàm eczema, phục hồi da và hạn chế bệnh quay lại...

Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh chàm như thế nào?

Theo Y học cổ truyền, cây chó đẻ răng cưa mang tính mát, có công dụng chữa các bệnh ngoài da trong đó có bệnh chàm; hỗ trợ điều trị các bệnh như gan, thận, các bệnh về đường ruột, đường tiết niệu,… Đồng thời cây chó đẻ có tác dụng tốt trong tiêu nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng, thanh can, thông huyết, điều kinh…

Các nhà khoa học đã chứng minh, cây chó đẻ chứa một số enzym và hoạt chất có tác dụng chữa bệnh chàm như flavonoids, hypophyllanthine, phyllanthine và alkaloids… Các chất này có tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm, thúc đẩy quá trình làm lành da phục hồi các tổn thương do chàm.

Cách chữa bệnh chàm bằng cây chó đẻ cụ thể ra sao?

Trước hết, bạn phải tìm được nguyên liệu là cây chó đẻ thân xanh.

Cây chó đẻ thân xanh thường mọc nhiều ở bên bờ ruộng, ven đường, bãi đất bỏ hoang, ven đồi, thậm chí là ở nơi mà cỏ còn không mọc được như kẽ nứt trên đường. Do đó, bạn có thể tìm thấy cây chó đẻ thân xanh khá dễ dàng.

Tuy nhiên, để tránh nhầm lẫn, bạn có thể đến các vườn trồng cây chó đẻ để xin hoặc mua “thuốc” về chữa bệnh. Nhận thấy được công dụng tốt của cây chó đẻ, người ta đã nhân giống nó để cung cấp nguồn nguyên liệu cho khoa học, y dược. Do đó, có rất nhiều vườn chó đẻ răng cưa giống trên toàn quốc.

Cây chó đẻ

Chó đẻ thân xanh

Sau khi có được cây chó đẻ thân xanh, bạn thực hiện chữa bệnh chàm như sau:

  • Rửa sạch vùng da bị chàm
  • Rửa sạch cây chó đẻ sau đó vò nát hoặc giã nhuyễn
  • Xát lên vùng da bị chàm
  • Cuối cùng, rửa lại bằng nước sạch

Thực hiện liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy các vết chàm dần được cải thiện. Tuy nhiên, thời gian và hiệu quả trị bệnh sẽ phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Các tác dụng phụ của cây chó đẻ

Bên cạnh những tác dụng điều trị bệnh chàm hiệu quả, khi sử dụng cây chó đẻ chữa bệnh có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Cây chó đẻ là thuốc chữa bệnh, không phải là thuốc bổ và không dùng để phòng bệnh. Do đó, không được sử dụng cây chó đẻ để sắc nước uống hàng ngày. Điều này sẽ phá hủy các chức năng gan, mật, gây ra nhiều biến chứng khác.
  • Bên cạnh đó, cây chó đẻ có thể phá vỡ hồng cầu, làm suy giảm hệ miễn dịch, rất có hại cho những người bị bệnh huyết áp.
  • Uống nước cây chó đẻ có thể làm co mạch máu và cơ trơn ở tử cung, từ đó dẫn tới vô sinh. Tính hàn của cây cũng có thể ảnh hưởng tới quá trình thụ thai.

Bệnh chàm

Cây chó đẻ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh chàm, tuy nhiên lại gây nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách

Do các tác dụng phụ trên mà người bệnh tuyệt đối không được sắc nước cây chó đẻ để uống, trước khi sử dụng cần hỏi ý kiến của bác sĩ Đông y.

Các bệnh nhân bị chàm có thể tham khảo phương pháp chữa chàm bằng cây chó đẻ. Cây có công dụng điều trị bệnh chàm khá tốt. Tuy nhiên, để có được kết quả điều trị tốt nhất, hạn chế các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách. Không nên sử dụng thuốc bừa bãi, dễ gặp các tác dụng phụ không mong muốn.

>>> Thông tin hữu ích: Cách chữa bệnh chàm theo dân gian khỏi hẳn ít ai ngờ

HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo