2 nguyên tắc và những lưu ý trong cách trị á sừng ở chân

Á sừng ở chân được điều trị và chăm sóc tốt sẽ dần ổn định, tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất cần thực hiện song song giữa việc chăm sóc da và dùng thuốc và phòng tránh. Dưới đây là 2 nguyên tắc trị á sừng ở chân cần đặc biệt lưu ý.

Á sừng ở chân là thuật ngữ trước đây để chỉ các hiện tượng khô da, nứt da, bong da ở chân tiến triển dai dẳng. Hiện nay, đây được xem là biểu hiện của một số bệnh có liên quan đến bong vảy da như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã… Tuy không gây nguy hại đến sức khỏe nhưng gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Bệnh còn có nguy cơ tái phát và nặng hơn nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách.

Theo chuyên trang sức khỏe HealthLine (Mỹ) cho biết nguyên tắc điều trị á sừng làm giảm các triệu chứng trên da bao gồm dưỡng ẩm, dùng thuốc, đồng thời phòng tránh căn nguyên.

Nguyên tắc 1: Giữ ẩm

Chất giữ ẩm có tác dụng làm mềm da, giảm khô da từ đó giúp giảm ngứa, phục hồi hàng rào bảo vệ da, ngăn sự bám dính của vi khuẩn. Ngoài ra, chất dưỡng ẩm còn có vai trò duy trì và phòng tránh bệnh tái phát vì thế nên thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm.

Các loại kem dưỡng ẩm có hiệu quả hơn khi kem có chứa các thành phần axit lactic, urê, nước, AHA hoặc kết hợp cả hai. Có thể sử dụng các loại kem các dưỡng da để tăng độ ẩm cho da, làm mềm mịn da nhằm thay thế, hạn chế tác dụng của các corticoid như Explaq.

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh sau khi sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.

Cách bôi:

  • Nên thử một lượng nhỏ vì một số người nhạy cảm với một trong các thành phần của sản phẩm, đặc biệt là trẻ em.
  • Bôi trong vòng 3-5 phút sau khi tắm, rửa chân lúc da còn ẩm ướt như một lớp bảo vệ để da bớt khô, bớt ngứa và cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Có thể bôi tại vị trí tổn thương và cả vùng da khô không bị tổn thương từ 2-3 lần/ngày hoặc nhiều hơn tùy mức độ của bệnh.
  • Người lớn thường sử dụng 500-600g, trẻ em là 250g/tuần.

Lưu ý: Không dùng chất dưỡng ẩm khi tổn thương có rỉ dịch.

Nguyên tắc 2: Dùng thuốc giảm triệu chứng

– Thuốc Corticoid 

Corticoid được dùng nhiều trong điều trị viêm da cơ địa trong đó có á sừng ở chân để làm giảm ngứa, giảm viêm.

  • Trẻ em: Dùng loại hoạt tính yếu như hydrocortison 1-2,5%.
  • Người lớn, trẻ vị thành niên: Dùng loại có hoạt tính trung bình như desonid, clobetason butyrat.

Lưu ý: Chỉ dùng lượng thuốc bôi trong 1 tuần và giảm liều một cách từ từ, tránh tái phát. Riêng vùng da bị á sừng dày có thể dùng loại corticoid hoạt tính mạnh hơn như clobetasol propionat.

– Thuốc bạt sừng bong vảy Acid salicylic

Thuốc Acid salicylic được chỉ định trong một số trường hợp ngoài da trong đó có á sừng, vảy nến, viêm da tiết bã nhờn, viêm da cơ địa.

Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng như thuốc mỡ, kem, gel hoặc dán có tác dụng làm bong tróc sừng, sát khuẩn nhẹ ngừa viêm da và tạo hình lớp sừng dưới da.

Xem ngay: 3 loại thuốc trị á sừng ở chân và những lưu ý

Tùy mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ dùng thuốc với hàm lượng thích hợp điều trị bệnh và cách bôi khác nhau.

Ví dụ:

  • Thuốc mỡ dùng bôi vừa đủ trên da cần điều trị 2-3 lần/ngày.
  • Thuốc dạng gel cần làm ẩm da với nước trong 5 phút trước khi bôi.
  • Thuốc dạng dán cần rử sạch vùng da bị tổn thương rồi dán miếng dán để làm tiêu sừng

 – Một số thuốc điều trị khác khi cần thiết

Dùng các thuốc bôi kết hợp với thuốc kháng sinh tác động ngay tại vùng da bệnh nếu bị nhiễm khuẩn phụ, dùng các thuốc chống nấm nếu vùng da bị bệnh nhiễm nấm như mỡ nizoral, dẫn xuất imidazol, griseofulvin.

Trường hợp nặng có thể phải dùng corticoid đường uống, kháng sinh histamin.

Lưu ý: Trong trường hợp da bị rỉ ra, bong tróc mảng da lớn, tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu tệ hơn trong vòng 2 tuần điều trị nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị.

Một số lưu ý trong điều trị á sừng ở chân

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiệt độ lạnh, hoặc tiếp xúc với nước nóng.
  • Mang tất trong môi trường lạnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với hóa chất bằng cách đi ủng, đồ bảo hộ.
  • Tuyệt đối không bóc vảy da, chà xát kỳ cọ vùng da thương tổn quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải vì việc này khiến quá trình bong da diễn ra mạnh mẽ hơn.
  • Luôn giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm, đặc biệt là vào mùa đông hoặc thời tiết hanh khô.
  • Cắt ngắn móng chân, giữ vệ sinh sạch sẽ.
  • Không gãi ngứa vì có thể gây thương tổn nhiều hơn và nhiễm trùng.
  • Tăng cường rau quả tươi, rau xanh, rau quả có nhiều vitamin C, E như giá đỗ, cà chua, …
  • Hạn chế những thức ăn dễ gây ngứa, dị ứng như hải sản, các thực phẩm lên men.
  • Bổ sung vitamin A, C, D, E…
  • Uống đủ 2 lít nước trên ngày.
  • Không nên ngâm chân quá nhiều và chú ý giữ khô các kẽ.
  • Không ngâm chân với nước muối vì nồng độ nước mối tự pha không đạt chuẩn sẽ hút nước trong tế bào khiến da càng bị khô và nứt rộng hơn.
  • Thận trọng khi tiếp xúc với dụng cụ mạ nickel, đồ thuộc da như giày dép da.

Xem video Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương (Đại học Y Dược TP.HCM) chia sẻ về Bệnh á sừng:

Á sừng gắn liền với lối sống, điều kiện sống và chăm sóc tại chỗ nên rất khó để xác định thời gian điều trị á sừng nói chung và điều trị á sừng ở chân nói riêng. Vì thế, để rút ngắn thời gian điều trị bạn cần chăm sóc, bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo