Cách chữa á sừng cho bà bầu an toàn với cả mẹ và bé

Cách chữa á sừng cho bà bầu hay bất kì căn bệnh nào cũng vậy cần hết sức lưu ý, nếu không sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai khi điều trị bệnh á sừng cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và những lưu ý dưới đây.

>> 3 cách trị bệnh á sừng dân gian nhận được phản hồi tốt nhất

>> Cách chữa bệnh á sừng bằng Đông y với 2 bài thuốc quý

Vì sao bà bầu dễ mắc bệnh á sừng? 

Bệnh á sừng bắt nguồn từ lớp sừng chuyển hóa dở khiến cho tế bào còn nhân chưa chuyển hóa hết thành sừng. Vì vậy, rất dễ quan sát được lớp da sừng bong tróc nhưng không tách biệt với những tế bào sống. Bệnh á sừng gây cảm giác khó chịu, làn da bong tróc, khô, nứt nẻ và chảy máu, đặc biệt ở một số trường hợp có thể bị viêm nhiễm sưng tấy tại vùng da bị bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh á sừng ở phụ nữ mang thai thường do cơ địa hoặc di truyền hoặc do những yếu tố như:

  • Chế độ dinh dưỡng: Thiếu vitamin A, C, D, E… ảnh hưởng tới chất lượng lớp sừng. Khi ăn uống không đủ chất sẽ khiến cho tế bào da bị thoái hóa và gây bệnh á sừng.
  • Do kích ứng tiếp xúc: Hóa chất độc hại, chất tẩy rửa, nước ô nhiễm, xà phòng giặt tẩy… khiến cho vùng da tiếp xúc bị tổn thương và hình thành tế bào sừng gây bệnh.
  • Thời tiết: Vào mùa đông, thời tiết hanh khô khiến cho làn da dễ bị mất nước, da bong tróc, cùng với chế độ chăm sóc không đúng cách tạo điều kiện gây bệnh á sừng.

Vì sao bà bầu dễ mắc bệnh á sừng?

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh sau khi sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.

Bệnh á sừng gây cảm giác khó chịu, làn da bong tróc, da khô, nứt nẻ và chảy máu.

Cách chữa á sừng cho bà bầu an toàn, hiệu quả tại nhà

Lời khuyên từ các bác sĩ da liễu, để có cách chữa á sừng cho bà bầu an toàn và hiệu quả cần có thời gian kiên trì. Phụ nữ mang thai cần đặc biệt lưu ý trong vấn đề sử dụng thuốc để điều trị, nhất là thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó cần tuân thủ tuyệt đối và không được tùy tiện dùng thuốc nếu không có toa của bác sĩ.

Do đó, khi bà bầu bị bệnh á sừng cần chủ động tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị tùy thuộc vào từng mức độ bệnh. Bác sĩ sẽ tư vấn cách vệ sinh vùng da bị tổn thương và các phương pháp điều trị giúp mau phục hồi bệnh.

Bên cạnh đó, bà bầu bị á sừng khi mang thai có thể tham khảo một số hướng khắc phục bệnh tại nhà như sau:

Thay đổi thói quen giúp giảm nhẹ bệnh

Đầu tiên, khi phát hiện mình bị á sừng trong thời gian mang thai, các mẹ cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày như:

  • Bổ sung các loại rau củ giàu vitamin, khoáng chất và nước giúp làn da được khỏe mạnh, mau phục hồi tổn thương.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh, tránh tình trạng viêm nhiễm.
  • Tuyệt đối không được cạo hay bóc các vảy sừng, sẽ khiến cho da bị nhảy máu và dễ nhiễm khuẩn.

Cách chữa á sừng cho bà bầu an toàn, hiệu quả tại nhà

Bổ sung các loại rau củ giàu vitamin, khoáng chất và nước giúp làn da được khỏe mạnh.

Dùng thuốc Tây y điều trị bệnh á sừng

Điều trị bệnh á sừng cho bà bầu an toàn, thay vì dùng thuốc uống có thể tham khảo các loại thuốc bôi tại chỗ và ít gây tác dụng phụ như: Thuốc Axit Salixilic, Diprosalic, Betnoval, mỡ Nizoral, Griseofulvin…. giúp trị nhiễm khuẩn, chống bạt sừng.

Trường hợp bệnh nặng có thể dùng thuốc corticoid, kháng histamin bôi ngoài, tuy nhiên cần có sự theo dõi của bác sĩ để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Hơn nữa, nếu quá lạm dụng corticoid có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

Bài thuốc dân gian trị bệnh á sừng

Lá lốt, lá trầu không, lá chè xanh… đều là những loại thảo dược tự nhiên giúp điều trị bệnh á sừng ở phụ nữ mang thai an toàn và hiệu nghiệm.

Áp dụng cách điều trị á sừng cho bà bầu tại nhà

Chữa bệnh á sừng ở bà bầu với thảo dược thiên nhiên từ lá trà xanh và lá trầu không.

Lá lốt:

  • Lấy một nắm lá lốt rửa sạch, sau đó giã nát và chắt lấy nước cốt.
  • Đắp nước lá lốt lên vùng da bị á sừng.
  • Thực hiện hàng ngày, liên tục trong vòng 1 tháng.
  • Hoặc có thể lấy lá lốt tươi thái nhỏ và sao vàng. Sau đó sắc cùng với nước để uống trong 1 tuần.

Lá trầu không:

  • Đun lá trầu không với nước, để nguội rồi dùng để ngâm vùng da bị thương.
  • Phần bã trầu không dùng để đắp vị trí da bị á sừng.
  • Với cách chữa á sừng cho bà bầu này, thực hiện 2 lần/tuần sẽ có hiệu quả tích cực.

Lá chè xanh:

  • Rửa sạch lá chè xanh (nên ngâm cùng với nước muối để diệt khuẩn).
  • Nấu lá chè cùng với 2 lít nước cho sôi thì tắt bếp.
  • Để nguội nước lá chè và dùng để ngâm rửa vùng da bị á sừng.

Các lưu ý cho phụ nữ mang thai khi bị bệnh á sừng

Để điều trị và phòng tránh bệnh á sừng hiệu quả, phụ nữ mang thai cần lưu ý các vấn đề dưới đây:

  • Tránh tiếp xúc với nước nóng vì sẽ khiến cho da nhanh khô và thô ráp hơn.
  • Không chà xát hay cạo mạnh lên da vì sẽ làm cho da bị trầy xước tổn thương.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất bẩn, xà phòng tẩy rửa. Trong trường hợp bắt buộc cần đeo găng tay.
  • Chú ý dưỡng da thường xuyên nhất là vào mùa đông.

Cùng với cách chữa á sừng cho bà bầu ở trên, người bệnh nên kết hợp với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu để điều trị bệnh á sừng trong thời kì mang thai an toàn và mau phục hồi.

xem ngay: 2 bước trong điều trị á sừng nhất định phải tuân thủ

ĐỪNG BỎ LỠ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo