Bệnh vẩy nến: Nên và không nên ăn gì?

Khi mắc bệnh vẩy nến, ngoài việc uống và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý để làm dịu các triệu chứng do bệnh gây ra.

Bệnh vẩy nến là bệnh da liễu phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Hiện nay chưa có phương pháp chữa dứt điểm bệnh này nhưng nếu phát hiện sớm, tuân thủ điều trị, hạn chế các yếu tố nguy cơ, chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh,… cũng có thể giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nặng nề do bệnh vẩy nến gây ra.

Việc chế độ ăn uống có làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến không vẫn còn cần thẩm định, dù vậy nó vẫn rất đáng được xem xét. Tuy nhiên theo một số người mắc bệnh vẩy nến cho biết, việc cắt giảm hay bổ sung một số loại thực phẩm vào chế độ ăn hàng ngày cũng làm giảm các triệu chứng mà bệnh gây ra. Nếu có một chế độ ăn uống hợp lý, bệnh tình có thể chuyển hướng theo chiều tốt hơn. Vậy người bị bệnh vẩy nến nên và không nên ăn gì?

Bệnh vẩy nến nên ăn gì?

Cá và hải sản

Các thực phẩm hàng đầu mà người mắc bệnh vẩy nên nên ăn là cá hồi, cá thu, cá mòi và cá ngừ, bởi những loại thực phẩm này rất giàu axit béo omega-3, có tác dụng ức chế các chất gây viêm gây ra bệnh vẩy nến. Ngoài ra, dầu cá cũng giúp giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó giúp kiểm soát bệnh vẩy nến. Do bệnh vẩy nến cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ nên ăn cá ít nhất 2 lần/ tuần không chỉ giúp làm dịu các triệu chứng của bệnh vẩy nến mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh này.

Cà rốt và bí

Mangieri, một chuyên gia dinh dưỡng tại Pittsburgh, Mỹ cho biết rằng một chế độ ăn nhiều trái cây và rau củ cũng có tác dụng kháng viêm. Mặc dù hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào xác định được mối liên hệ giữa trái cây, rau củ với việc giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến, nhưng đây là một loại bệnh viêm da và ăn nhiều các loại rau củ có tính kháng viêm như cà rốt, bí, khoai lang, rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh có thể làm giảm tình trạng viêm do bệnh vẩy nên gây ra.

Các loại ngũ cốc

Các loại hạt ngũ cốc giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến

Các loại hạt ngũ cốc giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến

Các loại hạt ngũ cốc, bột yến mạch, gạo lứt cũng là những thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe tổng thể. Giống như trái cây, rau củ, ngũ cốc cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có tính kháng viêm, chất xơ, những chất này đều giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và kiểm soát lượng đường trong máu.

Các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng cũng rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, vì vậy người bệnh cũng nên bổ sung chúng vào chế độ ăn hàng ngày.

Quả việt quất

Quả việt quất không chỉ có đặc tính chống viêm mà loại quả này còn rất giàu vitamin C, mangan và chất xơ, lượng chất béo thấp nên rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh vẩy nến. Các loại trái cây khác như xoài, dâu tây, sung cũng có khả năng chống viêm mạnh mẽ vì vậy bạn cũng nên bổ sung chúng vào thực đơn hàng ngày.

Bệnh vẩy nến không nên ăn gì?

Rượu

Rượu có thể là nguyên nhân dẫn tới bệnh vẩy nến bởi nó có thể khiến tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, rượu cũng gây ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc điều trị bệnh và thậm chí gây nguy hiểm nếu uống khi đang sử dụng thuốc chứa methotrexate. Vì vậy nếu bệnh vẩy nến không thể kiếm soát được, bạn hãy cân nhắc việc cắt giảm hoặc bỏ rượu để xem các triệu chứng có được cải thiện hay không nhé.

Thực phẩm chứa gluten

Một số bệnh nhân thấy rằng loại bỏ gluten (một loại protein có trong lúa mì và một số ngũ cốc) ra khỏi chế độ ăn uống giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Được biệt gluten chứa nhiều trong lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch. Chế độ ăn không có gluten có thể tốt cho bệnh nhân dị ứng hay nhạy cảm với gluten.

Các sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa có thể khiến bệnh vẩy nến nghiêm trọng hơn

Các sản phẩm từ sữa có thể khiến bệnh vẩy nến nghiêm trọng hơn

Theo một số người bị bệnh vẩy nến, việc cắt giảm các sản phẩm từ sữa cũng làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bởi chúng có thể tạo ra chất nhờn và khiến các triệu chứng của bệnh ngày càng phát triển và trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh  nên tránh xa các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua, pho mát,… trong chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, thay vì sử dụng sữa bò, bạn có thể uống sữa đậu nành để bệnh tình không trở nên nghiêm trọng hơn.

Đường tinh luyện

Đường tinh luyện gây hại cho sức khỏe tổng thể nói chung và bệnh vẩy nến nói riêng. Tiêu thụ quá nhiều đường không chỉ thúc đẩy sự phát triển của viêm nhiễm mà nó còn là thủ phạm gây tăng cân, thừa cân, khiến bệnh vẩy nến trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy nếu bệnh tình không chuyển biến theo chiều hướng xấu, bạn nên loại bỏ đường cũng như các sản phẩm chứa đường tinh luyện trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Đồ ăn chiên rán

Đồ ăn chiên rán chưa bao giờ là tốt cho sức khỏe. Chúng không chỉ thúc đẩy sự viêm nhiễm trong cơ thể mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, bạn hãy tránh xa các loại đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ nếu không muốn bệnh vẩy nến nặng hơn.

Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ có chứa chất béo không bão hòa đa là axit arachidonic. Loại chất béo  này khiến các triệu chứng của bệnh vẩy nến thêm trầm trọng bởi nó có thể dễ dàng chuyển đổi thành các chất gây viêm nhiễm. Ngoài ra các sản phẩm từ thịt đỏ đã qua chế biến như xúc xích, thịt xông khói bạn cũng nên tránh.

Trái cây họ cam quýt

Đôi khi các phản ứng dị ứng có thể gây ra bệnh vẩy nến. Trong khi đó các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi, chanh,… là những loại quả có chứa các chất gây dị ứng thông thường. Vì vậy nếu bạn bị dị ứng với những loại trái cây này, bạn nên loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn của bạn để bệnh vẩy nến không trở nên nghiêm trọng hơn.

Gia vị

Một số loại gia vị trở thành “kẻ thù” của người mắc bệnh vẩy nến. Bởi chúng có thể làm tăng tình trạng viêm, tạo cơ hội cho bệnh vẩy nên “bùng phát” mạnh hơn. Một số loại gia vị mà người mắc bệnh vẩy nến nên tránh là quế, bột cà ri, giấm, ớt, sốt cà chua,…

Ngoài thực hiện chế độ ăn uống khoa học, người bệnh vẩy nến cũng cần phải hạn chế tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, dầu gội, sữa tắm,… và thận trọng khi sử dụng các loại mỹ phẩm như nước hoa, son phấn, kem dưỡng da, thuốc nhuộm tóc…

Hơn nữa, người mắc bệnh vẩy nến nên dành thời gian mỗi buổi sáng sớm phơi nắng khoảng 15 phút sẽ rất tốt cho bệnh tình. Tuy nhiên, người bệnh không nên ở quá lâu dưới ánh nắng mặt trời, không được tắm nước nóng, không gãi, kỳ cọ, chà xát mạnh các vùng da bị tổn thương để tránh bệnh lan rộng thêm.

Hà Phương (Theo Health & Everydayhealth)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo