Bệnh vảy nến có di truyền không? Làm thế nào để điều trị bệnh?

Bệnh vảy nến có di truyền không là nỗi lo lắng lớn nhất của những ông bố, bà mẹ không may mắc bệnh vảy nến và đang lên kế hoạch sinh em bé! Để giải đáp thắc mắc, xin mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

>> Làm thế nào để khắc phục những cơn ngứa do vảy nến?

>> Giải đáp thắc mắc: Bệnh vảy nến lây qua đường nào?

Vảy nến là là một trong những căn bệnh mãn tính về da liễu phổ biến nhất hiện nay. Theo ước tính của bệnh viện Da liễu trung ương vào năm 2010 thì số bệnh nhân vảy nến đến khám bệnh chiếm khoảng 2,2% tổng số người đến khám bệnh.

Bệnh vảy nến là do tăng sinh tế bào và viêm. Người bệnh có thể nhận biết rõ các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh này qua các biểu hiện trên bề mặt da như: các mảng tổn thương lớn màu đỏ tía, ranh giới rõ ràng trên da, các mảng vảy màu trắng xếp thành từng lớp như vảy cá, rất dễ bong tróc, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình của người bệnh!

Bệnh vảy nến có di truyền không?

Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu thì yếu tố di truyền được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh vảy nến.

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Cụ thể, các con số thống kê đã cho thấy khoảng 1/3 số bệnh nhân vảy nến có bố hoặc mẹ từng mắc căn bệnh quái ác này. Các nhà khoa học học cùng ước tính được rằng, nếu một trong hai người, bố hoặc mẹ mắc vảy nến thì nguy cơ trẻ mắc bệnh là 10%. Trong trường hợp cả bố cả mẹ cùng mắc thì nguy cơ trẻ bị vảy nến lên đến 50%.

bệnh vảy nến có di truyền?

Một điều khá bất ngờ nữa mà có thể nhiều người chưa biết: Nếu bố và mẹ không mắc bệnh vảy nến mà trẻ có anh chị em mắc bệnh vảy nến thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 – 6 lần so với những người bình thường. Nguyên nhân của điều này được các nhà khoa học giải thích là do vảy nến tuy có thể di truyền cách thế hệ nhưng vẫn sẽ có những mối liên hệ với những người thân trong gia đình.

Chính vì như lẽ trên, chúng  ta có thể kết luận rằng: Bệnh vảy nến CÓ DI TRUYỀN!

Một số nguyên nhân khác gây ra bệnh vảy nến!

Ngoài yếu tố di truyền, thì còn một số yếu tố khác cũng được cho là nguyên nhân gây bùng phát bệnh vảy nến và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đó là các yếu tố sau đây:

+ Do rối loạn miễn dịch ở cơ thể người bệnh

+ Do chấn thương: Những vùng da chấn thương, thậm chí chỉ là vết trầy xước nhẹ cũng có thể là nguyên nhân gây ra vảy nến.

+ Do nhiễm trùng: Các nhiễm trùng đường hô hấp trên do liên cầu trùng như viêm họng, viêm amidan làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến, nhất là bệnh vảy nến giọt.

+ Do sử dụng thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt là thuốc corticoid có thể khiến nhiều người mắc phải bệnh vảy nến.

+ Do yếu tố tâm lý: Những lo lắng, căng thẳng thường xuyên, kéo dài lâu ngày khiến bệnh vảy nến bùng phát và trở nên trầm trọng hơn, ngoài ra còn khiến bệnh tái phát lại nhiều lần.

yếu tố tâm lý

+ Do thời tiết: Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, bệnh vảy nến thường có xu hướng bùng phát vào mùa thu.

+ Do uống rượu, hút thuốc lá: Không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến mà còn cản trở quá trình trị bệnh, khiến bệnh nặng hơn.

+ Do béo phì: Thừa cân là một trong những yếu tố gây ra vảy nến. Các nốt bệnh vảy nến thường xuất hiện ở các nếp nhăn và nếp gấp da của những người béo phì.

Bệnh vảy nến có điều trị được không và phải điều trị thế nào?

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu và phát hiện ra được bất kỳ loại thuốc hay phương pháp nào có thể giúp đặc trị được bệnh vảy nến. Người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ chung sống cả đời với căn bệnh dai dẳng và quái ác này. Tất cả cách điều trị phổ biến nhất hiện nay đều chỉ nhằm giảm các triệu chứng của bệnh, ngăn ngừa bệnh trở nặng và lan rộng ra những vùng da khác, bên cạnh đó đẩy lùi căn bệnh này trong thời gian càng lâu càng tốt.

Hiện nay có một số cách điều trị vảy nến phổ biến như sau, người có bệnh tham khảo:

  • Dùng thuốc bôi

Khi bênh vảy nến đang ở thể nhẹ, các nốt bệnh chỉ xuất hiện ở một vài vị trí trên cơ thể thì người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi để điều trị ngay tại chỗ:

+ Anthralin (dithranol): Có tác dụng ức chế quá trình tăng sinh tế bào sừng và chống viêm mạnh.

+ Coal tar: Ức chế tổng hợp DNA, giảm phân bào của các tế bào lớp đáy, chống viêm

+ Acid salicylicb: giảm sự liên kết của các tế bào sừng, giảm độ pH của lớp sừng khiến các lớp sừng mềm và bong khỏi bề mặt da.

+ Steroid: Giúp kháng viêm hiệu quả và loại bỏ các mảng vảy bong tróc.

+ Các loại kem dưỡng ẩm: Tránh khô da, giảm các mảng vảy, nứt da và ngứa ngáy khó chịu.

  • Dùng thuốc uống hoặc tiêm

Các loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định điều trị cho những trường hợp người bệnh mắc vảy nến thể nặng, các nốt vảy nến đã lan ra khắp toàn thân. Với trường hợp này thì việc bôi thuốc sẽ trở nên bất tiện nên cần dùng thuốc uống hoặc tiêm.

+ Methotrexat: Làm giảm việc sản xuất các tế bào da, kháng viêm, chống khuẩn mạnh, đồng thời làm chậm tiến triển của bệnh viêm khớp vảy nến.

metrothexat

+ Acitretin: Có công dụng làm bình thường hóa sự biệt hóa và tăng sinh của thượng bì.

+ Cyclosporin A: có tác dụng ức chế hệ miễn dịch, 90% bệnh nhân sạch thương tổn hoặc cải thiện tốt.

  • Dùng các loại thuốc sinh học

Các loại thuốc này được sử dụng cho bệnh vảy nến thể nặng và những trường hợp bệnh không đáp ứng với các loại thuốc điều trị cổ điển. Các loại thuốc sinh học có thể kể đến như:

+ Alefacept

+ Etanercept (Enbrel)

+ Ustekinumab (Stelara)

+ Infliximab(Remicade

Lưu ý: Các loại thuốc trên tuy giúp điều trị hiệu quả bệnh vảy nến nhưng kèm theo đó là một số tác dụng phụ không mong muốn vô cùng đáng sợ như: tăng huyết áp, suy thận, teo da, rạn da, tác nhân gây ung thư, xơ cứng tủy rải rác, gây ra quái thai,… nên thường chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và khi dùng phải tuân theo tuyệt đối các chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự tiên sử dụng thuốc hoặc lạm dụng thuốc.

Các loại thuốc Methotrexat, Acitretin,… chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

  • Dùng phương pháp quang trị liệu

Đây được đánh giá là phương pháp trị vảy nến hiệu quả nhất hiện nay, được sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân thể nặng, bệnh đã lan khắp 40% diện tích cơ thể.

Quang trị liệu sử dụng tia cực tím A chiếu lên các vùng da bị tổn thương do bệnh vảy nến,  qua đó giúp ức chế các quá trình phân chia và nhân lên của các tế bào thượng bị, làm giảm thiểu đáng kể các triệu chứng của bệnh.

Một số tác dụng phụ: Thương tổn da do ánh sáng, lão hóa da sớm, người bệnh gặp phải nguy cơ ung thư hắc tố và các ung thư da khác rất cao, tổn thương mắt.

Phương pháp này chống chỉ định với các trường hợp bệnh nhân sau: Người nhạy cảm ánh sáng, đục thủy tinh thể, suy gan thận, người có các bệnh gắn liền với nguy cơ ung thư da như ngộ độc Arsenic, người bệnh lupus ban đỏ, trẻ em dưới 12 tuổi.

  • Dùng các phương pháp Đông y

Các phương pháp Đông y cho hiệu quả trị bệnh tuy lâu hơn so với Tây y nhưng bù lại lanh tính, ít gây tác dụng phụ. Để trị bệnh vảy nến, người bệnh có thể sử dụng các vị thuốc quý trong Đông y như: thổ phục linh, bèo hoa dâu, lá trầu không,… sẽ đem lại công dụng rất tốt.

  • Dùng các phương pháp tự nhiên

Ngoài thuốc Tây y và Đông y, người bệnh có thể dùng một số nguyên liệu tự nhiên, ngay chính trong căn bếp của mình như giấm táo hay muối biển,… đề điều trị bệnh. Những nguyên liệu này được nhiều người ca ngời “nhỏ mà có võ” do đem lại không những lợi ích trị bệnh không ngờ!

Lưu ý:  Hiệu quả các phương pháp điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh.

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo