Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào và những lời khuyên hữu ích cho bạn

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? Sùi mào gà đang là mối lo ngại của rất nhiều người trong độ tuổi sinh sản, có đời sống tình dục cao. Tuy nhiên, bệnh sùi mào gà lây qua đường nào chắc hẳn trong chúng ta vẫn có người chưa hiểu rõ. Và một khi biết được những con đường lây nhiễm bệnh bạn sẽ có cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?

Sùi mào gà là bệnh xã hội nguyên nhân chính là do virus u nhú ở người – HPV (Human Papiloma virus) gây ra. Biểu hiện điển hình của bệnh là những u nhú, gai thịt nhú lên khỏi bề mặt, niêm mạc da, có màu hồng tươi hay màu sáng.

Khi những nốt sùi còn nhỏ chúng có xu hướng mọc đơn lẻ, không gây ngứa hay đau đớn. Nhưng khi bệnh nặng chúng mọc thành đừng đám, cụm gây ngứa khi chảy dịch, chảy mủ, đau đớn.

Và vì là bệnh xã hội nên chắc chắn vấn đề “bệnh sùi mào gà lây qua đường gì” sẽ được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, sùi mào gà có thể lây và có nhiều con đường khiến bạn mắc bệnh, cụ thể:

1. Sùi mào gà lây qua đường tình dục

Đây là con đường lây nhiễm sùi mào gà cũng như các bệnh xã hội hiện nay. Chính vì thế nên sùi mào gà được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào - Quan hệ tình dục là con đường phổ biến nhất

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào – Quan hệ tình dục là con đường phổ biến nhất

Những vết xươc thông qua quá trình quan hệ tại niêm mạc của bộ phận sinh dục sẽ trở thành nguồn lây nhiễm bệnh thuận lợi.

Chưa kể, ngoài quan hệ tình dục đường âm đạo thông thường thì virus HPV có thể xâm nhập vào cơ thể người khác gây sùi mào gà qua hình thức quan hệ tình dục khác như: Quan hệ bằng miệng (Oral sex), quan hệ qua hậu môn.

2. Lây nhiễm bệnh thông qua các tiếp xúc gián tiếp

Sự tiếp xúc gián tiếp, đặc biệt là tại các vết thương hở của người bệnh có chứa virus HPV đều trở thành nguồn bệnh làm lây nhiễm sang người khác.

Hiểu một cách đơn giản, khi bạn vô tình tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh có chứa virus, sau đó chạm vào vết thương hoặc vùng da nhạy cảm trên cơ thể mình, nguy cơ bạn bị sùi mào gà là rất cao.

Bên cạnh đó, sùi mào gà còn lây nhiễm sang người khác nếu sử dụng chung đồ sinh hoạt cá nhân như: Khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng…

3. Sùi mào gà có lây từ mẹ sang con

Nhiều phụ huynh luôn đặt ra câu hỏi “sùi mào gà có lây từ mẹ sang con không” và câu trả lời là có. Theo các chuyên gia, với trẻ nhỏ nguyên nhân sùi mào gà chủ yếu là do truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở, đặc biệt sinh qua đường âm đạo.

Sở dĩ trẻ bị nhiễm bệnh là khi sinh thai nhi sẽ đi qua ống sinh của mẹ, tiếp xúc với virus HPV ở âm đạo, cổ tử cung và nhiễm bệnh. Các bác sĩ gọi đây là sùi mào gà bẩm sinh.

Lây bệnh từ mẹ sang con

Lây bệnh từ mẹ sang con

Sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?

Quan hệ tình dục, tiếp xúc với vết thương hở, lây từ mẹ sang con là những con đường lây nhiễm phổ biến của sùi mào gà. Với đường ăn uống, đây là một trường hợp hiếm gặp nhưng cũng không phải sẽ không xảy ra.

Theo nghiên cứu, thông thường người mắc sùi mào gà ở miệng là đối tượng dễ lây lan bệnh qua đường ăn uống hơn cả. Cụ thể như sau:

Bạn ăn uống chung với những người mắc bệnh sùi mào gà có tổn thương tại niêm mạc miệng. Bởi trong quá trình ăn uống, dịch tiết tại các nốt sùi có thể dính vào đồ ăn, virus thừa cơ hội tấn công sang người khác gây bệnh.

Dùng chung các vật dụng ăn uống với người bị bệnh: Những vật dụng như bát, đũa, khăn lau miệng, thìa… đây cũng là một con đường để virus HPV xâm nhập nhanh chóng vào cơ thể bạn.

Vết thương hở của người bệnh tiếp xúc với đồ ăn, đồ dùng có virus: Một số trường hợp người bình thường có khả năng mắc bệnh do người bệnh vô tình để dịch tiết của nốt sùi tiếp xúc với đồ ăn, hoặc đồ dùng khi ăn uống.

Bệnh sùi mào gà có lây qua nước bọt không?

Thực tế có rất nhiều người không quan hệ tình dục nhưng vẫn có nguy cơ mắc sùi mào gà, và họ không hiểu nguyên nhân là gì và virus xâm nhập vào cơ thể mình như thế nào.

Theo bác sĩ chuyên khoa, virus HPV có thể tồn tại ở nước bọt của người bệnh. Chính vì vậy, chỉ cần thông qua hoạt động hôn môi, đặc biệt là hôn sâu chính là cách trực tiếp để virus này lây nhiễm từ người này sang người khác.

Mặt khác, bệnh lây truyền qua đường nước bọt còn do việc tiếp xúc và dùng chung những vật dụng cá nhân với người mắc bệnh như dụng cụ vệ sinh răng miệng, bàn chải đánh răng…

Thông qua hôn môi bạn có thể có thể bị sùi mào gà do tiếp xúc với nước bọt của người bệnh

Thông qua hôn môi bạn có thể có thể bị sùi mào gà do tiếp xúc với nước bọt của người bệnh

Sùi mào gà có lây qua quần áo?

Virus HPV được xem là tồn tại bất tử trong cơ thể con người, và chúng sinh sôi cũng như phát triển rất nhanh trong môi người này. Đặc biệt chúng phải có vật chủ để ký sinh, hút chất dinh dưỡng để có thể sống sót.

Do vậy, chúng không thể sống quá lâu khi ở môi trường ngoài cơ thể nếu không có vật chủ. Mặt khác chúng sẽ tùy vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm mà thời gian chúng tồn tại ở bên ngoài là bao nhiêu.

Với trường hợp giặt chung quần áo với người mắc bệnh sẽ không thể khiến bạn mắc sùi mào gà vì sự tồn tại của virus HPV ở môi trường bên ngoài là rất ngắn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan, bởi lây bệnh qua việc giặt chung quần áo đều có thể xảy ra nhưng là trường hợp hiếm.

Tốt nhất hãy giặt riêng quần áo của mình với người mắc bệnh, không mặc quần áo của nhau, cũng không tắm chung bồn tắm để đảm bảo virus gây bệnh không lây lan sang người khác.

Sùi mào gà lây qua đường máu hay không?

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? Có lây qua đường máu hay không khiến cho nhiều người lo lắng. Thực chất, khi virus HPV tiếp xúc với niêm mạc, da hoặc những vết thương hở hoàn toàn có thể gây viêm nhiễm.

Nếu tường hợp bạn có vết thương và tiếp xúc với máu hoặc dịch mủ của người bệnh thì nguy cơ mắc bệnh của bạn khá cao.

Kết luận lại rằng, sùi mào gà có thể lây qua đường máu nhưng đây cũng là trường hợp hiếm. Không những thế, nếu người bị bệnh sùi mào gà đi hiến máu nhân đạo thì khả năng mắc bệnh cũng không cao.

Sùi mào gà lây qua bồn cầu không?

Như chúng ta vẫn biết rằng, sùi mào gà lây nhiễm mạnh ở những đối tượng quan hệ tình dục thiếu an toàn. Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng, bồn cầu, tay nắm cửa, đi vệ sinh không rửa tay… cũng là con đường lây nhiễm bệnh dù rất hiếm gặp.

Và, theo bác sĩ chuyên khoa thì khi da của bạn bị vết trầy xước vô tình tiếp xúc với mầm bệnh ở các vị trí trên thì sẽ bị mắc sùi mào gà.

Thời gian ủ bệnh sùi mào gà có lây không?

Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà thường là từ 2-9 tháng, tuy chưa phát bệnh nhưng mầm bệnh vẫn có thể lây nhiễm sang người khác. Virus HPV trong thời gian ủ bệnh vẫn phát triển và không ngừng nhân lên nên khi tiếp xúc trực tiếp trong quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.

Đã có rất nhiều người khi có quan hệ ngoài luồng với những bạn tình bên ngoài bị nhiễm HPV vẫn có khả năng lây nhiễm sang vợ/chồng dù chưa có biểu hiện sùi mào gà rõ ràng.

Trong thời gian ủ bệnh bạn vẫn có thể lây nhiễm bệnh sang người khác

Trong thời gian ủ bệnh bạn vẫn có thể lây nhiễm bệnh sang người khác

Lời khuyên dành cho những người mắc sùi mào gà

Như vậy, sùi mào gà lây qua đương nào thì có rất nhiều con người khiến bạn mắc bệnh, có những con đường rất phổ biến mà ai cũng biết, nhưng cũng có những con đường khi biết rồi sẽ làm bạn bất ngờ.

Theo đó, để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau mà bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo:

  • Khi có dấu hiệu bệnh đầu tiên, các u nhú có màu hồng tươi xuất hiện, mọc đơn lẻ… bạn nên đến bệnh viện, phòng khám uy tín nhanh chóng để thăm khám, nhận tư vấn từ bác sĩ.
  • Quan hệ tình dục an toàn, tốt nhất hãy kiêng quan hệ khi đến khi khỏi bệnh hoàn toàn tránh lây nhiễm bệnh.
  • Cần nhận thức được sự lây nhiễm nhanh chóng cũng như sự nguy hiểm của sùi mào gà. Không sử dụng chung đồ dùng với người khác khi mắc bệnh, giặt quần áo riêng, cẩn thận với những vết thương hở của mình tránh việc tiếp xúc chúng với người khác.
  • Có một chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ để giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện.
  • Thai phụ nếu chẳng may mắc sùi mào gà hãy tham khảo bác sĩ về cách điều trị bệnh hợp lý. Thông thường, trường hợp sùi mào gà ở phụ nữ mang thai sẽ được chỉ định sinh mổ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh từ mẹ.

Hi vọng rằng, bài viết này của chúng tôi đã giúp cho bạn đọc hiểu được bệnh sùi mào gà lây qua đường nào và những việc nên làm khi mắc bệnh để hạn chế lây nhiễm. Hãy chủ động thăm khám khi mắc bệnh để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người thân, bạn bè của mình. Chúc bạn sức khỏe!

Xem Thêm: Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng

Bình luận (0)

  1. anhvu says: Trả lời

    Ai bị bệnh sùi mào gà thì liên hệ với mình theo sđt  : 0968.357.409

    Mình cũng từng bị căn bệnh nay đi viện đốt mấy lần không khỏi cuối cùng mình được một người bạn giới thiệu một phương thuốc nam gia truyền thế là khỏi được mấy năm nay không bị lại nữa,bạn nào bị căn bệnh này thì liên hệ với mình,mình chia sẻ cho.

     

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo