7 Dấu hiệu sùi mào gà điển hình và cách điều trị kịp thời, hiệu quả

Sùi mào gà có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể của chúng ta như vùng kín, miệng, lưỡi, họng hoặc bàn tay, mắt… Chính vì vậy dấu hiệu sùi mào gà ở nơi chúng xuất hiện cũng có sự khác nhau nhất định. Người bệnh cần lưu ý những biểu hiện lạ trên cơ thể để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu sùi mào gà ở từng vị trí

Bệnh sùi mào gà thuộc nhóm bệnh cộng đồng, bệnh xã hội nguy hiểm có tính lây lan do virus HPV gây nên. Nếu không phát hiện sớm để điều trị bệnh có thể lây lan sang người khác thông qua quan hệ tình dục, dùng chung đồ cá nhân, từ mẹ sang con…

Tùy vào từng vị trí như mắt, miệng, vùng kín, họng, bàn tay, cổ tử cung mà mục cóc sinh dục có những dấu hiệu khác nhau. Cụ thể như sau:

1. Sùi mào gà ở vùng kín

Virus HPV gây ra mụn cóc sinh dục có thể lây lan nhanh chóng thông qua nhiều con đường và quan hệ tình dục thiếu an toàn là con đường chủ yếu gây bệnh. Theo đó, vùng kín là vị trí nhiễm bệnh dễ nhất.

Nam và nữ giới đều có thể mắc sùi mào gà, do cấu tạo bộ phận sinh dục khác nhau nên sẽ có sự khác nhau nhất định về triệu chứng bệnh.

Hình ảnh sùi mào gà tại vùng kín

Hình ảnh sùi mào gà tại vùng kín

#Biểu hiện sùi mào gà nữ tại vùng kín

Cấu tạo bộ phận sinh dục của nữ giới phức tạp hơn so với nam giới nên khó phát hiện bệnh hơn. Tuy nhiên, chị em hãy lưu ý những biểu hiện sau và sớm đi thăm khám nếu chúng xuất hiện:

  • Các nốt mụn màu hồng nhạt, trắng hồng thường xuất hiện tại môi bé, môi lớn, âm đạo. Nốt sùi mọc tập trung thành mảng lớn giống cây súp lơ, không đau, không ngứa nhưng lại dễ bị chảy máu.
  • Khi hoạt động tình dục những nốt sùi này sẽ dễ bị vỡ gây chảy máu, nhiễm trùng, thậm chí tổn thương ở vị trí nhiễm bệnh.
  • Chị em thấy toàn thân mệt mỏi, chán ăn và sụt cân.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục, ham muốn tình dục giảm.

#Triệu chứng sùi mào gà ở nam

  • Dấu hiệu sùi mào gà ở nam giới thường xuất hiện ở bao quy đầu, trên thân dương vật hoặc gây hãm quy đầu.
  • Nếu để lâu, nốt sùi có thể lan ra xung quanh vùng cơ quan sinh dục như: Dưới bìu, xung quanh lỗ hậu môn, lỗ sáo, trong lỗ hậu môn, những nếp gấp ở bẹn.
  • Nổi hạch to ở vùng bẹn.
  • Người mệt mỏi, đau đớn, sốt cao.

2. Triệu chứng sùi mào gà ở cổ tử cung

Cổ tử cung là một bộ phận trong cơ quan sinh sản của nữ giới và đây là vị trí đặc thù nên khó nhận biết nên chỉ khi thăm khám và kiểm tra mới có thể phát hiện bệnh rõ ràng.

Các triệu chứng bệnh như sau:

  • Những u nhú hình súp lơ, mào gà xuất hiện ở bên trong cổ tử cung. Vùng cổ tử cung bị viêm loét, tiết nhiều dịch và gây ngứa.
  • Khi quan hệ tình dục thô bạo có thể bị chảy máu.
  • Chị em có thể bị đau đầu, vùng bụng dưới, đau vùng xương mu…
  • Một số trường hợp còn kèm theo những biểu hiện viêm nhiễm phụ khoa như khoa chịu, bộ phận sinh dục bị ngứa.

Chảy máu khi quan hệ là một dấu hiệu sùi mào gà ở cổ tử cung

Chảy máu khi quan hệ là một dấu hiệu sùi mào gà ở cổ tử cung

3. Sùi mào gà ở miệng

Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh sùi mào gà ở miệng hay sùi mào gà ở lưỡi đang có xu hướng tăng lên do xu hướng quan hệ tình dục bằng miệng.

Sùi mào gà ở miệng, lưỡi có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 9 tháng, sau đó khi phát triển hơn người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:

  • Xuất hiện những mảng màu trắng, đỏ trong họng, lưỡi hoặc amidan của người bệnh, cảm giác đau rát. Người bệnh dễ nhầm các biểu hiện này với bệnh viêm họng.
  • Đau khi nuốt nước bọt, khó khăn khi ăn uống, hàm đau và sưng tấy.
  • Nốt sùi mọc chủ yếu ở khoang miệng, nướu (lợi), lưỡi, môi. Ban đầu chúng chỉ xuất hiện ít, thưa, sau đó mọc nhiều hơn khi không được chữa trị.
  • Nốt sùi có hình dạng giống súp lơ giống như ở các vị trí khác trên cơ thể.
  • Khi bệnh chuyển biến nặng, người bệnh có thể bị ho ra máu, các mụn sùi ở miệng, má khiến giọng bị khàn.

4. Dấu hiệu sùi mào gà ở họng

Cũng giống như sùi mào gà ở miệng, nếu có quan hệ tình dục bằng miệng không đảm bảo an toàn thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Thế nhưng, do các dấu hiệu tương tự với viêm họng thông thường nên nhiều người bị nhầm lẫn.

Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở họng đó là:

  • Ngứa rát ở cổ họng, khan họng, nhiều trường hợp có thể bị ho ra máu.
  • Xuất hiện những mụn thịt nhỏ màu hồng hoặc đỏ với các kích thước khác nhau ở niêm mạc lợi, lưỡi, môi…
  • Khi các nốt sùi càng phát triển người bệnh sẽ cảm thấy vướng víu, nhai nuốt, uống nước gặp khó khăn.
  • Khi sờ vào sẽ thấy bề mặt các mụn mềm, ẩm ướt, dễ bị chảy mủ nếu cọ xát mạnh, thậm chí gây lở loét và viêm nhiễm.

5. Biểu hiện sùi mào gà ở mắt

Sùi mào gà ở mắt không khó để nhận biết, theo đó người bệnh có thể phát hiện bệnh qua những biểu hiện sau:

  • Người bệnh có cảm giác vướng víu ở vùng quanh mắt. Xuất hiện các u nhú gai màu hồng, mềm, các u nhú này có thể có cuống hoặc không cuống.
  • Khi có sự ma sát, tác động mạnh các nốt sùi này có thể bị chảy máu, đôi khi tiết dịch mủ.

Hình ảnh sùi mào gà ở mắt

Hình ảnh sùi mào gà ở mắt

6. Dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở tay

Sùi mào gà ở tay không thường gặp như các vị trí khác, tuy nhiên khi mắc phải người bệnh sẽ cảm thấy tự ti, khó khăn trong thực hiện các công việc hàng ngày.

Triệu chứng sùi mào gà ở tay cũng có sự tương đồng giống như các bộ phận khác trên cơ thể gồm:

  • Giai đoạn đầu ở tay xuất hiện các u nhú mọc riêng lẻ, có màu hồng, không gây đau đớn.
  • Sau đó, u nhú phát triển lớn hơn, liên kết thành các đám sùi lớn giống hoa súp lơ, khi dùng tay ấn vào có thể chảy mủ.
  • Nốt sùi sẽ tự động loét ra, tiết dịch khi bệnh nặng.

7. Dấu hiệu sùi mào gà ở trẻ em

Không chỉ có người lớn mà cả trẻ nhỏ cũng có thể bị mụn cóc sinh dục – sùi mào gà. Các biểu hiện thường gặp là:

  • Các nốt sùi với kích thước nhỏ mọc không đều nhau, ẩm ướt và mềm, các u nhú xuất hiện trên bề mặt vùng niêm mạc. Cũng giống người lớn, các u nhú này kết thành dạng hình mào gà và hoa súp lơ.
  • Tại vị trí nốt sùi xuất hiện trẻ sẽ có cảm giác ngứa ngày khó chịu.
  • U sùi dễ bị chảy dịch hoặc chảy máu, viêm loét.

Đó là những dấu hiệu thường gặp của bệnh sùi mào gà ở các vị trí khác nhau trên cơ thể. Chung quy lại, sùi mào gà có đặc điểm chung là các nốt mụn xuất hiện rời rạc hoặc từng mảng như súp lơ, dễ bị chảy máu, viêm loét.

Theo các chuyên gia, mụn cóc sinh dục không gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh nhưng lại gây ra biến chứng về sức khỏe, thậm chí là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Theo đó, bạn cần lưu ý để sớm phát hiện bệnh, thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Những cách điều trị bệnh sùi mào gà

Điều trị sùi mào gà hiện nay có thể dùng phương pháp Tây y bằng thuốc bôi, phẫu thuật, đốt điện… hoặc Đông y, dân gian từ các loại thảo dược.

1. Trị sùi mào gà bằng thuốc Tây

Bệnh sùi mào gà triệu chứng và cách điều trị bằng thuốc chủ yếu là dùng bôi ngoài da ngay tại vị trí nốt sùi xuất hiện nhằm khiến chúng bong và tách ra.

Các loại thuốc phổ biến hiện nay đặc trị triệu chứng của sùi mào gà gồm: Imiquimod (Aldara, Zyclara); Sinecatechin (Veregen); Podophyllin, Podofilox…

Thuốc bôi trị sùi mào gà

Thuốc bôi trị sùi mào gà

2. Chữa bệnh bằng phương pháp ngoại khoa

Khi sùi mào gà có kích thước lớn, các mụn sùi ở bên trong cơ thể như: Cổ tử cung, cổ họng, hay trị bệnh ở phụ nữ mang thai sẽ áp dụng phương pháp này.

Những cách chữa phổ biến hiện nay đó là:

  • Phương pháp áp lạnh bằng nito lỏng;
  • Sử dụng dao mổ điện bằng dòng điện cao tần đốt nóng các mụn sùi, thích hợp với những nốt sùi khô.
  • Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ với nốt mụn có kích thước lớn.
  • Điều trị bằng phương pháp đốt laser.
  • Áp dụng công nghệ ALA-PDT.

3. Điều trị sùi mào gà bằng Đông y

Chữa sùi mào gà bằng Đông y cũng được nhiều người quan tâm. Để khắc phục bệnh lý này, người bệnh có thể dùng thuốc uống kết hợp với thuốc điều trị triệu chứng bên ngoài theo chỉ định của bác sĩ.

Một số vị thuốc thường dùng trong cách chữa sùi mào gà như: Thương truật, hoàng bá, đại thanh diệp, thổ phục linh, mã xĩ hiện, bạch tiên bì, mật quạ…

Ưu điểm của cách chữa Đông y là lành tính, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

4. Điều trị bệnh bằng phương pháp dân gian

Nếu biểu hiện của sùi mào gà giai đoạn đầu bạn có thể khắc phục bằng những mẹo dân gian từ các loại nguyên liệu quen thuộc như: Tỏi, lá trầu không, khoai tây, giấm táo…

Đây đều là những thảo dược thiên nhiên nên lành tính, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Nhưng chúng tôi đã đề cập phương pháp này chỉ áp dụng cho bệnh ở mức độ nhẹ. Khi bệnh nặng bạn nên thăm khám và được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy, bài viết này đã cung cấp đến bạn những dấu hiệu sùi mào gà dễ nhận biết nhất ở mỗi vị trí mà nốt sùi xuất hiện. Bệnh lý này không chỉ khiến người bệnh mất tự tin mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe nên hãy chủ động khám và điều trị sớm ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo