Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh: Mẹ nên biết để phòng tránh cho con

Trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh rôm sảy nhất. Tìm hiểu cách phòng và điều trị bệnh rôm sảy sẽ giúp các bà mẹ chăm sóc sức khỏe của con tốt hơn. Trong bài viết này camnangbenhdalieu.com sẽ chia sẻ đầy đủ với các mẹ về bệnh rộm xảy ở trẻ sơ sinh và cách phòng tránh bệnh.

>> Trẻ bị rôm sảy ở cổ, mặt phải làm sao? Những lưu ý cần nhớ khi bôi thuốc

>> Trẻ bị rôm sảy nên dùng thuốc gì hiệu quả, an toàn?

Biểu hiện bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh thường thành đám, thành mảng lớn ở các vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ở ngực, lưng, trán… Cũng có trường hợp nặng có thể bị toàn thân. Đặc biệt, trẻ sơ sinh rất hay bị rôm sảy mặt và cổ.

Làn da mỏng và nhạy cảm khiến các bé trở thành đối tượng chính bị bệnh rôm sảy tấn công. Thông thường, rôm sảy sẽ xuất hiện chủ yếu ở da đầu, cổ, vai, ngực và lưng nhưng cũng có thể có thêm ở kẽ nách, háng.

Rôm sảy là những nốt mẩn đỏ, có nước ở trong; đôi khi có mụn mủ trắng xen lẫn. Trẻ bị rôm sảy thường có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu nên quấy khóc.

Các loại rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Có thể chia bệnh rôm sảy thành 3 loại theo mức độ nặng nhẹ của bệnh như sau:

  • Loại 1: Rôm sảy kết tinh

Đây là mức nhẹ nhất của rôm sảy khi tuyến mồ hôi chỉ tắc ở lớp ngoài cùng của da (lớp sừng) bị tổn thương. Triệu chứng của rôm sảy kết tinh là những mụn nước nhỏ, trong nổi trên da.

Những mụn nước này không sâu, xung quanh có sần, dễ vỡ nhưng lại mau lành da. Đây là kiểu rôm sảy hay gặp nhất ở trẻ sơ sinh.

  • Loại 2: Rôm sảy đỏ

Rôm sảy đỏ xảy ra trên lớp thượng bì của da. Triệu chứng của rôm sảy đỏ là những nốt mẩn đỏ, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nếu nặng hơn nữa thì đau rát. Rôm sảy đỏ có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 1 đến 3 tuần đầu sau khi sinh.

  • Loại 3: Rôm sảy sâu

Đây là loại bệnh rôm sảy nặng nhất và ít gặp, xảy ra ở người lớn nhiều hơn trẻ em; thường xảy ra ở những người từng bị rôm sảy tái phát nhiều lần. Rôm sảy sâu làm tổn thương sâu vào lớp biểu bì dưới da.

Dù rôm sảy sâu không gây khó chịu như ngứa ngáy, đau rát nhưng lại bít lỗ chân lông, kiềm mồ hôi dẫn đến tình trạng không đổ mồ hôi trên diện rộng. Người bị rôm sảy sâu sẽ có hiện tượng buồn nôn, chóng mặt, tim đập nhanh và kiệt sức do nắng nóng.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Nguyên nhân gây bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh là do phản ứng viêm của da khi bị kích thích, gây bít lỗ chân lông. Trong những ngày nóng bức, mồ hôi ở trẻ tiết ra nhiều hơn nhưng không được thoát hết cộng với bụi bẩn từ không khí sẽ làm tắc các ống dẫn mồ hôi, gây viêm da, rôm sảy.

Nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ sơ sinh hay bị rôm sảy là do các ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện khiến mồ hôi tiết ra nhưng không có đường thoát ra ngoài.

Những trẻ sơ sinh được nuôi trong lồng kính, trẻ đẻ thiếu tháng hay trẻ được cho mặc quá nhiều lớp quần áo bí cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh.

Biến chứng của bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh

Bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh, nếu được chăm sóc kỹ thì sẽ khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời, chăm sóc đúng cách sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

  • Nhiễm trùng: Rôm sảy gây tổn thương ở da, có những nốt mụn nước hoặc mụn mủ. Khi những mụn nước này vỡ ra, nếu vệ sinh không sạch sẽ thì rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng.
  • Sốc nhiệt: Rôm sảy khiến các lỗ chân lông bị bít kín, cơ thể trẻ không thể bài tiết mồ hôi để làm mát cơ thể do đó thân nhiệt sẽ tăng lên, có thể dẫn đến sốt, chóng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp, tim đập nhanh và trường hợp nặng nhất là dẫn đến đột quỵ.

Các phương pháp trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Để điều trị bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh, thường sẽ có những phương pháp sau:

  • Sử dụng phấn rôm

Phấn rôm có tác dụng làm dịu cơn ngứa, làm khô thoáng da của bé, giúp điều trị hiện tượng rôm sảy. Tuy nhiên các mẹ nên chọn loại phấn rôm phù hợp với da bé và ngưng sử dụng ngay nếu có dấu hiệu bất thường trên da.

  • Sử dụng thuốc bôi

+ Với những trẻ bị rôm sảy, viêm da lâu nên bôi kem có corticoid nhẹ, giúp kháng viêm, kháng khuẩn.

+ Sử dụng dung dịch Calamine để làm dịu ngứa.

+ Anhydrous lanolin có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng bít các ống tuyến mồ hôi và ngưng phát sinh các sang thương mới.

+ Sử dụng cồn có chữa iod hữu cơ như batadin để bôi lên da cho trẻ khi xuất hiện các nốt mụn to, mụn mủ.

+ Sử dụng các loại thuốc bôi có chứa steroids trong các trường hợp rôm sảy nặng.

Lưu ý:

+ Không nên bôi các loại thuốc mỡ vì sẽ khiến cho lỗ chân lông thêm bít, khó thoát mồ hôi, còn có thể gây kích ứng da cho trẻ.

+ Không nên lạm dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

  • Sử dụng thảo dược

Trẻ sơ sinh còn quá nhạy cảm nên nếu tránh được việc dùng phấn rôm hoặc bôi thuốc sẽ tốt hơn. Mẹ hoàn toàn có thể chữa bệnh rôm sảy cho bé bằng cách dùng thảo dược như sau:

– Lấy vỏ dưa hấu: Rửa sạch, bỏ hết phần ruột đỏ và nhẹ nhàng xoa vào chỗ rôm sau khi tắm. Mỗi ngày xoa 3 lần thì sau 2 ngày bé sẽ bớt rôm sảy.

– Lấy mướp đắng: Thái mỏng mướp xoa vào chỗ rôm hoặc vắt lấy nước để thoa thì trong vài ngày là hết.

– Lấy gừng tươi: Để gừng nguyên vỏ, rửa sạch, giã nát, dùng bông thấm nước gừng, bôi thấm lên vùng da có rôm sảy. Mỗi ngày bôi khoảng 2-3 lần.

Ngoài ra, mẹ có thể tắm cho bé hằng ngày bằng những thảo dược có tính mát như mướp đắng, rau cải rổ, lá sài đất, lá khế chua, cây chó đẻ, lá kinh giới, lá giềng, gừng tươi…. Mẹ có thể rửa sạch một trong những thảo dược này, vò hoặc xay rồi lấy nước, pha với nước ấm và tắm cho bé hằng ngày.

Lưu ý: Khi tình trạng rôm sảy kéo dài hơn 1 tuần và có dấu hiện lan rộng. Hoặc nếu trẻ bị tái phát nhiều lần hay khi bé có dấu hiệu nhiễm trùng da, sốt thì nên đưa trẻ đi gặp bác sỹ để có chẩn đoán và cách điều trị phù hợp nhất.

Những điều nên tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Cách chăm sóc không đúng sẽ vô tình khiến bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh nặng hơn, vì vậy các mẹ nên đặc biệt lưu ý những điều sau:

  • Không nặn những nốt rôm sảy trên người bé vì điều này sẽ làm các dịch trong nốt lan ra, gây lây lan bệnh, có thể gây viêm da cho trẻ.
  • Không được massage cho trẻ, đặc biệt với các loại tinh dầu, điều này chỉ làm nặng thêm tình trạng bít kín lỗ chân lông ở trẻ.
  • Khi tắm bằng lá cho trẻ, không để nước lá quá đặc, dễ gây nên kích ứng da.
  • Không sử dụng sữa tắm người lớn để tắm cho trẻ, vì trong sữa tắm người lớn chứa hàm lượng chất tây rửa khá cao.
  • Không tự ý bôi hay sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng bệnh rôm sảy cho trẻ sơ sinh

Để phòng bệnh rôm sảy cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý kỹ những điều sau đây:

Vệ sinh cho trẻ

  • Làm mát, làm sạch cho trẻ bằng cách tắm nước mát. Tuy nhiên không nên tắm quá lâu phòng trường hợp bị cảm lạnh.
  • Tắm bằng sữa tắm có độ pH trung bình, từ 4,5 đến 6,5 là phù hợp nhất. Một số loại sữa tắm nên dùng khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy như: Lander của Mỹ (chứa tinh dầu ancaloit chiết xuất từ hoa cúc La Mã và cocamile betaine chiết xuất từ trái cocoa), Bubchen của Đức…
  • Lau khô cho trẻ sau khi tắm bằng khăn bông mềm mịn, thấm nước.

Thay quần áo cho trẻ

Nên cho trẻ sơ sinh mặc những loại quần áo rộng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi như vải cotton 100%. Tránh chọn những loại vải len hay chất liệu tổng hợp gây bí và kích ứng da.

Không được gãi, chà xát vào da

Bệnh rôm xảy đã gây kích ứng và làm da nhạy cảm, nếu gãi hay chà xát vào vùng da này càng khiến nó tổn thương nhiều hơn, rất dễ bị nhiễm trùng. Các phụ huynh nên chủ động cắt ngắn và dũa móng tay, móng chân cho trẻ.

Tắm cho trẻ bằng nước lá

Rất nhiều cha mẹ khi thấy con bị rôm sảy thường chọn tắm các loại lá như sài đất, chè tươi,…Theo các bác sĩ nhi khoa, tác dụng của các loại lá này khá tốt trong việc điều trị bệnh rôm sảy. Tuy nhiên, cần lựa chọn lá sạch từ nguồn cung cấp uy tín, để đảm bảo không có thuốc trừ sâu hay các loại chất hóa học khác.

Sử dụng phấn rôm

Phấn rôm giúp hỗ trợ việc điều trị bệnh rôm sảy ở trẻ. Thành phần chính là bột talc, muối canxi, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm. Nên thoa một lớp mỏng lên da cho bé trong một ngày xem có bị dị ứng hay không mới tiếp tục bôi.

Trên thị trường có nhiều loại phấn rôm nhưng phải chọn loại có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng, có thành phần chứa những chất không gây nguy hại cho trẻ. Không bôi phấn rôm cho trẻ ở nơi có nhiều quạt gió, không thoa vào vùng bị hăm, viêm nhiễm.

Tìm hiểu thêm: Các phương pháp trị rôm sảy ở trẻ em cho hiệu quả tốt, an toàn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo