Bệnh nấm da có lây không? Lây qua những đường nào?

Bệnh nấm da có lây không? Nếu lây thì lây qua đường nào? là thắc mắc của rất nhiều người, giải đáp được câu hỏi này sẽ có biện pháp phòng tránh, điều trị kịp thời.

>>> Bệnh nấm da kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh nhất?

>>> Hỏi đáp: Nấm da có để lại sẹo không?

Giống như đa số các thắc mắc về bệnh ngoài da, rất nhiều người thắc mắc bệnh nấm da có lây không? Dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi với bài viết dưới đây.

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh nấm da

Những triệu chứng của bệnh nấm da

Thông thường khi mắc bệnh nấm da biểu hiện đầu tiên là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Kèm theo đó là các thương tổn xuất hiện, ban đầu là những chấm rất nhỏ, sau đó tiến triển thành những chấm lớn hơn. Những thương tổn này có dạng hình tròn hoặc hình cung. Ở các bờ vùng tổn thương xuất hiện mụn nước. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.

Hình ảnh các loại nấm thường gặp

Nấm da là một trong những bệnh ngoài da phổ biến ở người, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Khi mắc bệnh người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và xuất hiện các vùng thương tổn trên da. Nếu người bệnh gãi rất có thể sẽ gây nhiễm trùng da, chàm hóa nên rất khó điều trị khỏi hẳn. Nếu không điều trị kịp thời bệnh dễ lây lan trên diện rộng.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm da có thể kể đến như:

  • Khí hậu nóng ẩm, thuận lợi cho các vi nấm sinh trưởng, phát triển.

  • Cơ thể ra nhiều mồ hôi kèm theo việc vệ sinh kém.

  • Hệ miễn dịch suy yếu, những người mắc bệnh nội tiết hay bệnh nặng.

  • Do tác dụng khi sử dụng một số loại thuốc như Corticoid, thuốc ức chế miễn dịch.

  • Sự thay đổi nội tiết tố, thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, bạn trẻ trong độ tuổi dậy thì.

  • Những người thường xuyên làm việc trong môi trường ẩm ướt, liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày liền như nông dân,…

Bệnh nấm da có lây không?

Bệnh nấm da rất dễ lây sang các vị trí khác trên cơ thể người bệnh hay lay cho người khác. Các hình thức lây bệnh nấm da bao gồm:

  • Khi tiếp xúc với bào tử nấm trong thiên nhiên, chúng sẽ bám vào da, quần áo, khăn mặt. Lúc này nếu như chúng ta tiếp xúc với vi nấm thì khả năng mắc bệnh là rất cao.

  • Nếu các động vật nuôi bị nấm da, khi chúng ta tiếp xúc với chúng cũng là tác nhân lây truyền bệnh.

  • Bệnh nấm lây trực tiếp từ người qua người thông qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, chăn màn, khăn tắm, khăn mặt hay ngủ chung giường, quan hệ tình dục.

  • Bệnh nấm có khả năng tự lây nhiễm, tức là nếu người mắc bệnh nấm mà gãi gây tổn thương trên da, khiến cho vi nấm lan truyền sang các vùng da khác. Từ đó vùng da bị nấm phát triển trên diện rộng.

Điều trị bệnh nấm da như thế nào?

Ngay khi phát hiện dấu hiệu của nấm da, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết. Từ đó bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác mức độ bệnh để đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Hiện nay bệnh nấm da điều trị chủ yếu là kết hợp dùng thuốc bôi với thuốc uống. Tuy nhiên để đem đến hiệu quả thì người bệnh cần tuân thủ đúng liều trình và theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay ngưng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Vì bệnh nấm da có lây không là một câu khẳng định chứ không phải là câu hỏi nữa. Do đó khi điều trị cần điều trị cả những người sống cùng, để tránh bệnh lây lan thành đại dịch.

Phòng ngừa bệnh nấm da như thế nào?

  • Cần giữ gìn vệ sinh nhà ở, nơi làm việc, thân thể sạch sẽ, nhất là những ngày nắng nóng, ra nhiều mồ hôi.
  • Không mặc quần áo ẩm ướt, chật chội mà nên lựa chọn loại quần áo thông thoáng, dễ chịu.
  • Chăn màn, quần áo, khăn mặt, khăn tắm phải được phơi sạch sẽ trực tiếp dưới ánh nắng để tiêu diệt vi nấm.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác.

Chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi bệnh nấm da có lây không? rồi đúng không? Chỉ cần thực hiện “Nnuyên tắc vàng – sạch sẽ” trong điều trị, phòng tránh bệnh da liễu mọi người sẽ hạn chế tối da được nguy cơ của mọi loại bệnh da liễu trong đó có nấm da.

Xem ngay: Các cách trị Nấm da phổ biến nhất người bệnh cần phải biết!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo