Bệnh chốc lở ở trẻ em: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Bệnh chốc lở ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, xảy ra nhiều vào thời điểm mùa hè. Bệnh nếu không được điều trị tốt có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng. Do đó, cha mẹ cần cảnh giác khi thấy bé xuất hiện các triệu chứng bất thường của bệnh.

>>> 4 nguyên nhân bệnh chốc lở và cách phòng tránh người bệnh cần biết

>>> Chốc lở dạng phỏng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng bệnh chốc lở ở trẻ em

Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh chốc lở rất cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể là do những tác động từ bên trong cơ thể hoặc bên ngoài môi trường. Cơ thể và da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, chỉ một tác động rất nhỏ cũng có thể khiến trẻ bị mắc bệnh. Sau đây là một số triệu chứng của bệnh chốc lở da ở trẻ em.

Chốc lở dạng bọng nước

Chốc lở dạng bọng nước gây ra bởi tụ cầu với biểu hiện ban đầu là những nốt đỏ có kích thước 1cm. Vết chốc nhanh chóng đọng mủ đục và nhăn nheo, sau đó vỡ ra, tiết dịch màu vàng nâu và đóng vảy sau vài ngày.

Trẻ bị bệnh chốc lở bọng nước sẽ ngứa ngáy và viêm hạch vùng lân cận, đôi khi sốt và dễ gây biến chứng.

Chốc lở không có bọng nước

Chốc lở không bọng nước gây ra do liên cầu huyết nhóm A. Biểu hiện ban đầu là nốt mụn mủ trơn, chảy dịch ẩm ướt, quầng đỏ bao quanh, ít có vảy.

Mụn mủ không bọng nước gây đau rát và khiến bé khó chịu.

bệnh chốc lở ở trẻ em, triệu chứng

Chốc lở dạng bọng nước ở trẻ.

Biến chứng và ảnh hưởng của bệnh chốc lở ở trẻ em

Chốc lở tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của bé. Tình trạng này nếu không được điều trị tốt có thể gây ra sẹo trên da của trẻ rất khó chữa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

Mức độ nguy hiểm của bệnh chốc lở ở trẻ em tùy thuốc vào tình trạng bệnh. Nếu trẻ chỉ xuất hiện những nốt chốc lở thông thường và nhanh chóng phục hồi sau vài ngày thì không đáng lo ngại. Ngược lại, nếu mẹ áp dụng nhiều cách mà vẫn không khỏi thì nên đến ngay bệnh viện để giúp bé điều trị tốt nhất.

Do đó, cha mẹ cần sớm phát hiện các triệu chứng bất thường của bệnh và có phương án điều trị kịp thời ngăn chặn bệnh lây lan, biến chứng bất thường.

Cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em

Có nhiều cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em, bạn có thể tham khảo một số phương pháp như sau:

Điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em theo phương pháp Tây y

Một số thuốc chỉ định từ bác sĩ để điều trị chốc lở ở trẻ như sau:

  • Dùng dung dịch NaCl 0,9% và thuốc tím 1/10.000 để làm sạch da trong trường hợp chốc lở nhẹ.
  • Tiếp theo, dùng mỡ hoặc kem bôi kháng sinh thoa lên da 2 lần/ngày.
  • Nếu tổn thương lan rộng và kéo dài, có nguy cơ biến chứng sang viêm cầu thận thì cần dùng kháng sinh toàn thân nhóm β-lactam, macrolid, cephalosporin hoặc penicillin bán tổng hợp.
  • Khi trẻ ngứa nhiều gây trầy xước trên da, nên dùng kháng sinh Histamin như Phenergan và Loratadin.
  • Trong tình trạng chốc lở kháng thuốc, bác sĩ buộc phải điều trị theo kháng sinh đồ. Lúc này, mẹ cần theo dõi suốt quá trình để xử trí ngay khi có biến chứng bất thường.

bệnh chốc lở ở trẻ em, điều trị

Chấm thuốc tím pha loãng đúng liều lượng giúp trị chốc lở nhanh chóng.

Điều trị chốc lở ở trẻ em bằng dân gian

Trong quá trình tìm hiểu về bệnh chốc lở ở trẻ em, nếu bạn lo lắng các loại thuốc kháng sinh tân dược có thể gây hại cho làn da mỏng manh của bé, bạn có thể chọn điều trị bằng phương pháp dân gian. Đây là cách chữa trị cũng rất tốt, đặc biệt là không gây dị ứng.

Tắm sạch cơ thể cho trẻ

  • Bước 1: Tắm sạch bề mặt da bằng nước thuốc tím pha loãng theo tỉ lệ 1/10000 hoặc nước lá chè xanh đun sôi.

Lưu ý, với nước lá chè xanh, mẹ nên rửa sạch và chọn lựa lá kỹ lưỡng, tránh hóa chất còn sót lại khiến da trẻ dị ứng.

  • Bước 2: Dùng thuốc sát trùng như betadine hoặc thuốc methylene xanh tẩm ướt vào bông thấm rồi bôi lên da cho trẻ.

Bạn nên đo liều lượng thuốc phù hợp, tránh dùng quá nhiều khiến da bé bị bỏng hoặc phản tác dụng. Nếu sau vài ngày không cải thiện tình trạng hoặc có dấu hiệu bất thường, bạn nên đưa bé đi khám kịp thời.

Kết hợp hành hoa và mật ong trị chốc lở

  • Bạn cần lấy 3 nhánh hành hoa, giã nát rồi trộn với 2 thìa mật ong, tạo thành hỗn hợp vừa đặc.
  • Tiếp theo, bạn thoa đều hỗn hợp này lên da bé và giữ trong 20 phút.
  • Cuối cùng, rửa sạch với nước ấm và lau khô.
  • Thực hiện cách này đều đặn trong 1 tuần, các triệu chứng sẽ cải thiện dần.

Sài đất hoặc lá đào trị chốc lở ở trẻ em

Dùng cây sài đất hoặc lá đào để nấu nước cho bé tắm mỗi ngày sẽ giúp trị chốc lở nhanh chóng. Bài thuốc này dùng cho cả người lớn và trẻ em đều hiệu quả, an toàn.

Trị chốc lở bằng lá tía tô

Lá tía tô có thành phần kháng khuẩn và khử trùng mạnh giúp giảm viêm nhanh chóng. Lá tía tô là nguyên liệu tự nhiên nên lành tính và có thể làm bài thuốc trị chốc lở ở trẻ em cực an toàn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá tía tô, vò nát rồi cho vào đun với nước sôi, kèm theo ít muối. Sau đó dùng chỗ nước này để nguội rồi tắm cho bé.
  • Với phần lá tía tô, bạn có thể đắp lên vùng da đang bị chốc lở, giữ trong 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm.
  • Thực hiện đều đặn sẽ giúp bé yêu nhanh chóng trị khỏi bệnh chốc lở.

Dùng lá chè xanh giúp chữa bệnh chốc lở

Lá chè xanh có chứa chất chống oxy cao nên thường được dùng để điều trị các vấn đề viêm nhiễm ngoài da, làm lành vết thương.

Bạn có thể dùng lá chè xanh trị bệnh chốc lở ở trẻ sơ sinh bằng cách vò nát rồi đắp lên vết thương, sau 30 phút thì rửa sạch.

Liên tục thực hiện 2 lần/ngày và trong 1 tuần sẽ xoa dịu da, các vết chốc lở lành lại nhanh chóng.

Ngoài ra, trong thời gian điều trị chốc lở, bệnh chốc lở đầu ở trẻ em, bạn không nên cho trẻ gãi hoặc chà xát vết thương vì sẽ gây nhiễm trùng. Hạn chế đến gần thú nuôi.

Nếu có dấu hiệu khác thường cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.

bệnh chốc lở ở trẻ em, lưu ý

Mẹ nên giữ vệ sinh cho bé để trị chốc lở đạt kết quả tốt

Cách chăm sóc và phòng tránh bệnh chốc lở cho trẻ

Dù áp dụng cách trị bằng tây y hay đông y, bạn cũng cần lưu ý những điều sau:

  • Giữ cơ thể bé sạch sẽ, khô thoáng. Thường xuyên tắm rửa cho bé và chọn quần áo mỏng nhẹ, thoáng mát.
  • Vệ sinh nhà cửa, vật dụng và đồ chơi của bé, tránh bụi bặm, tránh các vật cứng nhọn gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
  • Cho trẻ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh.

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về biểu hiện và cách trị bệnh chốc lở ở trẻ em. Hy vọng rằng bạn đọc đã có được lời giải đáp phù hợp. Chúc bé yêu nhanh chóng khỏe mạnh.

Tìm hiểu ngay: Cách trị bệnh chốc lở ở trẻ em: Thông tin phụ huynh nên tìm hiểu ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo