Cách phòng tránh bệnh chốc lở: Điều đơn giản mà không phải ai cũng biết

Cách phòng tránh bệnh chốc lở rất đơn giản, chỉ là những thói quen trong sinh hoạt hàng ngày nhưng không phải ai cũng làm được. Đặc biệt, chốc lở thường xuất hiện ở trẻ em từ 2-5 tuổi vì vậy khi bé không chủ động phòng tránh đồng thời bố mẹ không tìm hiểu, hỗ trợ sẽ khiến bé có khả năng mắc bệnh.

>>> Giật mình với những hình ảnh bệnh chốc lở với những vẩy cứng trên da

>>> 4 nguyên nhân bệnh chốc lở và cách phòng tránh người bệnh cần biết

Cách phòng tránh bệnh chốc lở

Chốc lở là một căn bệnh da liễu do vi khuẩn gây ra. Thông thường là liên cầu khuẩn (Streptococcus) và tụ cầu khuẩn (Staphylococcus).

Giữ vệ sinh

Là một bệnh da liễu nên điều đầu tiên cần làm để phòng tránh bệnh chốc lở chính là luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

Có thể tắm với nước pha muối loãng, sữa tắm có thành phần diệt khuẩn. Tuy nhiên không nên dùng sản phẩm có chứa chất tẩy rửa quá mạnh.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị chốc lở

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị chốc lở.

Vi khuẩn gây chốc lở thường tồn tại trong môi trường xung quanh, trên bề mặt các đồ vật. Do đó, bạn cần giữ gìn vệ sinh tại nơi sinh sống, làm việc đồng thời tạo thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.

Đặc biệt đối với trẻ nhỏ – đối tượng có sức đề kháng còn yếu ớt, người lớn nên rửa tay sạch sau khi từ ngoài về nhà trước khi bế hay ôm bé.

Các bậc phụ huynh cũng nên rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay, thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

Không dùng chung vật dụng cá nhân

Để hạn chế vi khuẩn lây lan, tấn công vào làn da và gây bệnh. Bạn nên dùng riêng các đồ như khăn tắm, khăn mặt, quần áo.

Tụ cầu khuẩn được tìm thấy nhiều trong môi trường sống. Theo số liệu thống kê, trên khoảng 25-30% người, tìm thấy sự tồn tại của vi khuẩn này trên da, niêm mạc, trên vùng da, mũi và trong đường hô hấp.

Không nên dùng chung dao cạo râu

Không nên dùng chung dao cạo râu.

Do đó, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lây lan.

Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh hay viêm họng thường do liên cầu khuẩn gây ra. Loại vi khuẩn này cũng là tác nhân gây nên bệnh chốc lở. Vì vậy, hãy hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh để không lây nhiễm vi khuẩn này.

Nên đeo khẩu trang diệt khuẩn khi tới các khu vực tập trung đông người như nhà ga, bến xe, sân bay, siêu thị, phố đi bộ…

Đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu do đó khả năng các bé bị nhiễm vi khuẩn cao hơn. Nếu có người trong nhà bị cảm lạnh hoặc viêm họng, hãy cách ly với bé hoặc đeo khẩu trang nếu tiếp xúc với bé. Tuyệt đối không nên hôn, thơm trẻ khi bạn đang bị bệnh.

Sát trùng khi bị côn trùng cắn hoặc bị xây xát da

Những tổn thương xuất hiện trên da như: Côn trùng cắn, đứt tay, xây xước da… có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào da và gây bệnh.

Để phòng bệnh chốc lở, ngay khi da bị tổn thương nhẹ, cần sát trùng bằng dung dịch được khuyến cáo như: Cồn 70 độ, Hydrogen peroxyd (nước oxy già), Povidon iod…

Đối với các vết do côn trùng cắn, bạn có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi lên vùng da bị tấn công.

Cách chăm sóc khi trẻ bị mắc chốc lở

Nắm được các lưu ý kể trên, bạn sẽ biết cách phòng chống bệnh chốc lở, giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh chốc lở. Tuy nhiên, đối với trẻ em – đối tượng dễ bị mắc chốc lở do các con còn quá bé, chưa ý thức được cần bảo vệ bản thân trước các nguy cơ lây bệnh.

Chăm sóc khi trẻ bị chốc lở

Chăm sóc khi trẻ bị chốc lở.

Trong trường hợp bé bị chốc lở, bậc phụ huynh cần lưu ý:

  • Che chắn vết chốc lở để tránh lây lan vi khuẩn ra các khu vực khác trên cơ thể.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái.
  • Cắt móng tay để ngăn trẻ dùng tay gãi chốc khiến vết thương loét sâu thêm.
  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ.
  • Vệ sinh khu vực chốc lở 1 lần/ngày với nước ấm.
  • Sau khi vệ sinh các vùng da bị bệnh cho trẻ, người lớn nên rửa sạch tay với xà phòng để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Khi trẻ bị bệnh, nên cách ly, không cho trẻ đi học để điều trị bệnh khỏi hẳn.

Mong rằng những thông tin về cách phòng tránh bệnh chốc lở và lưu ý khi điều trị bệnh chốc lở sẽ giúp độc giả các được những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Đọc ngay: Cách trị bệnh chốc lở ở trẻ em: Thông tin phụ huynh nên tìm hiểu ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo