Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi? Nên điều trị thế nào để bệnh nhanh khỏi?

Câu hỏi “Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi?” là mối bận tâm lớn đối với những ai đang mắc căn bệnh da liễu này. Thời gian phát bệnh và điều trị bệnh kéo dài bao lâu? Làm gì để điều trị hiệu quả để bệnh chốc lở nhanh chóng bị ngăn chặn? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp trong nội dung bài viết hôm nay.

>>> Bệnh chốc lở có lây không? Điều trị và phòng tránh như thế nào?

>>> Bệnh chốc lở kiêng ăn gì? Nếu bị chốc lở hãy tránh xa những đồ ăn này

Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi?

Theo số liệu thống kê của Khoa Da liễu Bệnh viện Nhi Trương ương, hiện nay, số trẻ vào nhập viện điều trị các bệnh viêm da đang ngày càng gia tăng, trong số đó, tỉ lệ trẻ mắc bệnh chốc lở là cao nhất.

Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Mai Hương, Khoa Da liễu Bệnh viện Nhi Trương ương cho biết, chốc lở là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở lớp thượng bì của da nên thường không để lại sẹo. Bệnh có khả năng lây lan từ vùng da bị bệnh tới vùng da khỏe mạnh trên cơ thể.

Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi?

Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi?

Nếu phát hiện và điều trị chốc lở một cách nhanh chóng và hiệu quả, bệnh có thể khỏi trong khoảng 2-3 tuần.

Tuy nhiên, nếu chủ qua không tiến hành chữa trị kịp thời, tình trạng chốc lở có thể lây lan trên diện rộng và kéo dài hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

Điều trị bệnh chốc lở

Chốc lở tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cần điều trị chốc lở từ sớm ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường của bệnh. Bởi, nếu không ngăn ngừa kịp thời, đúng cách vi khuẩn gây chốc lở sẽ phát triển, lây lan nhanh chóng và có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh.

Có nhiều biện pháp chữa bệnh chốc lở, tùy thuộc vào từng tình trạng, mức độ bệnh cũng như cơ địa mỗi người sẽ có cách phù hợp, mang lại hiệu quả tốt. Một số cách điều trị người bệnh có thể lựa chọn như:

Chữa chốc lở theo mẹo dân gian

Khi tình trạng bệnh chốc còn ở thể nhẹ, các triệu chứng chưa có dấu hiệu trầm trọng, người bệnh có thể tìm hiểu áp dụng một số mẹo dân gian phổ biến như:

  • Hành hoa kết hợp với mật ong: Dùng hành hoa cùng mật ong để tạo hỗn hợp đắp lên vùng da bị tổn thương.
  • Sài đất: Nấu sài đất để lấy nước tắm hàng ngày.
  • Lá đào: Dùng lá đào chà sát nhẹ nhàng lên vùng da bị chốc lở hoặc nấu nước tắm.
  • Tía tô: Đun nước tía tô, lọc lấy nước để bôi lên các nốt chốc.
  • Chè xanh: Dùng chè xanh nấu nước tắm
  • Bồ kết kết hợp cùng một số nguyên liệu khác (gừng, nghệ…) để tạo thành hỗn hợp nước tắm.
  • Bồ công anh nấu nước uống hàng ngày.
  • Tỏi: Giã nhỏ lấy nước cốt để vệ sinh da.
  • Giấm: Thấm giấm bằng khăn sạch rồi đắp lên vị trí bị chốc.

Sử dụng lá chè xanh để trị chốc lở hiệu quả

Sử dụng lá chè xanh để trị chốc lở hiệu quả.

Các mẹo dân gian này đều sử dụng thảo dược tự nhiên, khá quen thuộc trong mỗi gia đình người Việt, để chữa trị chốc lở.

Điều trị bệnh chốc lở theo Tây y

Khi các biểu hiện của chốc đã phát triển và ngày càng nghiêm trọng hơn, người bệnh cần tới các bệnh viện có chuyên khoa Da liễu để thăm khám và chữa trị.

Căn cứ vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc thích hợp. Thông thường là hai nhóm thuốc.

  • Dung dịch sát trùng ngoài da: Povidone iodine, Hydrogen peroxide…
  • Thuốc kháng sinh dạng bôi: Acid fusidic, Mupirocin
  • Thuốc toàn thân: oxacillin, cloxacillin, cephalosporin,…

Nếu kiên trì sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh có thể đẩy lùi nhanh chóng căn bệnh chốc lở.

Lưu ý khi điều trị chốc lở

Bên cạnh quá trình thăm khám và điều trị, để hỗ trợ tốt cho quá trình chữa chốc. Người bệnh nên dùng thuốc tím hoặc xanh methylen bôi thường xuyên lên các vết chốc để vừa giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh vừa thúc đẩy tổn thương nhanh lành.

Ngoài ra, nếu bị chốc, bạn nên hạn chế ăn đồ cay, nóng nhằm giảm thiểu các kích thích với làn da. tăng cường ăn rau xanh, củ quả tươi để cung cấp lượng vitamin C và E hỗ trợ hiệu quả cho quá trình tái tạo da.

Một số loại thực phẩm giàu vitamin C

Một số loại thực phẩm giàu vitamin C.

Kiên trì thực hiện phương pháp điều trị cùng các thói quen sinh hoạt khoa học, bạn sẽ sớm “nói lời tạm biệt” với bệnh chốc lở.

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi?” của nhiều độc giả. Chúc các bạn sớm ngăn chặn được bệnh chốc lở!

Đọc ngay: Bệnh chốc lở ở người lớn: Lưu ý quan trọng để chủ động chữa trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo