Bệnh chốc lở ở người lớn: Lưu ý quan trọng để chủ động chữa trị

Bệnh chốc lở ở người lớn tưởng chừng là đơn giản, dễ chữa tuy nhiên nếu không phát hiện nhanh chóng và tiến hành điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin đề cập tới một số lưu ý quan trọng nhằm phát hiện bệnh lý và điều trị hiệu quả nhất.

>>> Bệnh chốc lở ở trẻ em: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị

>>> Chốc lở dạng phỏng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng bệnh chốc lở ở người lớn

Chốc lở là một bệnh da liễu phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 2-5 tuổi. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể mắc căn bệnh này.

Vì những triệu chứng của chốc lở dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác nên độc giả cần chú ý tìm hiểu và nắm bắt những thông tin quan trọng.

Bệnh chốc lở ở người lớn

Bệnh chốc lở ở người lớn.

Chốc lở có tên gọi khác là lở da, có thể lây từ người này qua người khác. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là:

  • Xuất hiện các vết loét đỏ, chứa dịch, dễ vỡ; sau khi vỡ, tại vị trí tổn thương hình thành một lớp vỏ màu vàng nâu.
  • Vị trí xuất hiện nốt đỏ thường bắt đầu từ mũi và miệng.
  • Cảm giác ngứa ngáy trên da.
  • Sờ vào vết chốc lở không cảm thấy đau nhưng có thể làm mụn vỡ ra.

Khi bệnh chốc lở phát triển nghiêm trọng và không được phát hiện, điều trị kịp thời, người bệnh có thể đau đớn vì vết loét chứa nhiều mủ và loét sâu dưới da.

Y học phân ra có 3 loại chốc lở:

  • Chốc lở không bọng – Contagiosa chốc lở
  • Chốc lở có bọng
  • Ecthyma

Trong đó, Ecthyma gây ra tình trạng bệnh nặng nhất. Khi đó, chốc lở thâm nhập sâu hơn vào da. Các vết mụn chứa đầy dịch, bị loét sâu, khi bị vỡ sẽ đóng vảy dày có màu vàng xám. Đồng thời Ecthyma còn gây sưng hạch ở các vùng da bị bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh chốc lở ở người lớn

Chốc lở là căn bệnh da liễu do vi khuẩn gây ra. Đó là 2 vi khuẩn:

  • Tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus
  • Liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes

Các vi khuẩn này xâm nhập vào da thông qua các vết xước, vết thương hoặc tổn thương trên da.

Hình ảnh liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes

Hình ảnh liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes.

Các vi khuẩn này có thể tồn tại trên da và xâm nhập, gây bệnh khi da bị tổn thương do côn trùng cắn hoặc bị xước, chảy máu.

Khi trên cơ thể có những vết xước, chảy máu và bạn tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh chốc lở, bạn cũng có thể dễ dàng lây nhiễm và bị bệnh.

Điều trị bệnh chốc lở ở người lớn

Ngay khi phát hiện những triệu chứng đặc trưng của bệnh chốc lở, người bệnh cần tiến hành thăm khám và điều trị, ngăn chặn bệnh lây lan trên diện rộng.

Điều trị bệnh chốc lở ở người lớn theo Tây y

Phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý của bạn, bác sĩ chuyên khoa Da liễu sẽ chỉ định phương pháp chữa trị thích hợp.

Theo đó, nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh chốc lở, người bệnh có thể phải dùng thuốc bôi hoặc thuốc uống kháng sinh.

Mẹo dân gian trị chốc lở

Nếu bệnh chốc lở còn ở mức độ nhẹ, chưa lan rộng, người bệnh có thể tham khảo và tiến hành một số mẹo dân gian chữa bệnh chốc lở như dùng nước đun từ lá sài đất, lá tía tô, hành hoa, lá đào hoặc chè xanh…

Cũng có thể rửa sạch vùng da bị bệnh, lấy bã giã nhát của một số lá kể trên để đắp trực tiếp lên vùng da bị chốc lở.

Lựa chọn lá trà xanh còn tươi, không sâu bệnh để chữa chốc lở

Lựa chọn lá trà xanh còn tươi, không sâu bệnh để chữa chốc lở.

Bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, người bệnh cần kết hợp giữ cho làn da luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên, cắt móng tay để hạn chế tổn thương cho da khi gãi, mang bao tay khi bôi thuốc trên da…

Cách phòng tránh bệnh chốc lở ở người lớn

Để phòng bệnh chốc lở một cách hiệu quả, bạn cần chú ý thực hiện một số điều sau:

  • Khi bị côn trùng cắn hoặc da bị xây xát, cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ bằng nước sát khuẩn.
  • Nếu có người thân bị bệnh chốc lở, cần tránh lây nhiễm bằng cách vệ sinh sạch sẽ đồ dùng của người bệnh: Luộc trong nước sôi, phơi dưới ánh nắng mặt trời…
  • Thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay khô diệt khuẩn.

Như vậy, không chỉ trẻ em mà người lớn cũng có thể bị chốc lở. Do đó, tránh chủ quan và cần chủ động tìm hiểu và phát hiện bệnh chốc lở ở người lớn để tiến hành điều trị.

Có thể bạn chưa biết: Giật mình với những hình ảnh bệnh chốc lở với những vẩy cứng trên da

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo