Bệnh chốc lở có nguy hiểm không? Biến chứng mà chốc lở có thể gây ra

Bệnh chốc lở có nguy hiểm không? Căn bệnh da liễu này tưởng chừng đơn giản nhưng hãy đừng chủ quan vì nó có thể gây ra những biến chứng khôn lường nếu không được phát hiện và điều trị một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu ngay sự nguy hiểm và những biến chứng của bệnh chốc lở!

>>> Giật mình với những hình ảnh bệnh chốc lở với những vẩy cứng trên da

>>> 4 nguyên nhân bệnh chốc lở và cách phòng tránh người bệnh cần biết

Bệnh chốc lở có nguy hiểm không?

Chốc lở là một căn bệnh da liễu do vi khuẩn gây ra. Sau khi xâm nhập vào da thông qua các vết thương hở (côn trùng cắn, xây xước, đứt tay hay chân), vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển gây bệnh.

Hình ảnh mô tả tụ cầu vàng gây bệnh chốc lở

Hình ảnh mô tả tụ cầu vàng gây bệnh chốc lở.

Nếu được điều trị kịp thời, chốc sẽ dần biến mất, thậm chí còn không để lại sẹo nhưng bạn chủ quan, không tiến hành chữa trị khi phát hiện chốc thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Biến chứng tại chỗ

  • Chốc loét

Thông thường, chốc lở gây ra những tổn thương cơ bản ngoài da, vi khuẩn chỉ gây nhiễm trùng nông. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, chốc có thể tạo thành các vết loét sâu dưới da.

Trường hợp này thường xảy ra với những bệnh nhân mắc chốc là trẻ em, người già bị suy dinh dưỡng hoặc suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng kém.

Chốc thường sẽ không để lại sẹo sau khi lành nhưng chốc loét ăn sâu dưới da, khi khỏi sẽ chắc chắn để lại sẹo.

  • Chàm hóa

Không điều trị “tới nơi tới chốn” bệnh chốc lở, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh tái đi tái lại, từ đó dẫn tới hiện tượng chàm hóa.

Cụ thể, chốc sẽ liên tục xuất hiện với các mụn nước mới đồng thời gây ngứa ngáy, khó chịu.

Biến chứng toàn thân

Đây là những biến chứng rất nghiêm trọng mà bệnh chốc lở có thể gây ra nếu như người bệnh chần chừ tiến hành thăm khám và chữa trị.

  • Nhiễm trùng MRSA

Nhiễm trùng MRSA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh chuyên ngành Methicillin-resistant Staphylococcus aureus. MRSA là một một trong những loại vi khuẩn tụ cầu nguy hiểm nhất đối với cơ thể con người bởi vì chúng có khả năng kháng lại rất nhiều loại kháng sinh hiện nay.

Tình trạng loét do nhiễm trùng MRSA

Tình trạng loét do nhiễm trùng MRSA.

Khi cơ thể nhiễm khuẩn MRSA, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng mà không có cách ngăn chặn.

Thậm chí, không chỉ gây viêm nhiễm ngoài da, vi khuẩn này còn đi trực tiếp vào máu gây nhiễm trùng máu, tác động gây ra bệnh viêm phổi.

Trường hợp nhiễm trùng MRSA thường gặp ở người cao tuổi, người có sức đề kháng kém.

  • Viêm cầu thận cấp

Đây là biến chứng thường thấy sau khi bệnh nhân bị nhiễm một số khuẩn liên cầu, ban đầu gây ra các bệnh như viêm họng hoặc chốc lở.

Tuy theo tình trạng viêm cầu khuẩn mà người bệnh có khả năng viêm cầu thận cao hay thấp, mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

Nếu không được điều trị, bệnh chốc lở có thể gây ra biến chứng viêm cầu thận cấp chỉ trong khoảng 3 tuần.

Chưa dừng lại ở đó, viêm cầu thận cấp còn tiếp tục gây ra biến chứng suy thận mãn tính nếu không được chữa trị hiệu quả.

  • Viêm mô tế bào

Khi bị chốc lở, một số bệnh nhân có thể biến chuyển sang viêm mô tế bào. Lúc này, các mô dưới da sẽ bị viêm nhiễm.

Nghiêm trọng hơn, viêm mô tế bào có khả năng lan vào máu, tới các hạch bạch huyết và khiến tình trạng bệnh lý ngày càng trầm trọng hơn, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Những thông tin tổng quan về hiện tượng viêm mô tế bào

Những thông tin tổng quan về hiện tượng viêm mô tế bào.

Ngoài ra, chốc lở còn có có nguy cơ gây ra một số biến chứng nguy hiểm khác như: Viêm quầng, viêm mô bào sâu, viêm phổi, viêm xương, viêm hạch…

Nhận biết triệu chứng chốc lở để nhanh chóng điều trị

Như vậy, trong phần trên, độc giả đã biết được những biến chứng nguy hiểm của bệnh chốc lở. Vậy căn cứ vào những triệu chứng đặc trưng nào để phát hiện sớm căn bệnh da liễu này, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh chốc là có vết đỏ rát, có thể xuất hiện bọng nước chứa mủ, sau khi bọng nước vỡ sẽ đóng thành vẩy vàng hoặc vàng nâu.

Vị trí mà chốc lở thường xuất hiện là các vùng da ở mặt, lòng bàn tay, bàn chân, gần miệng, đầu…

Như vậy, bạn đã biết “Bệnh chốc lở có nguy hiểm không?” Hãy tìm hiểu và ghi nhớ các biểu hiện của bệnh chốc lở để chủ động phát hiện căn bệnh này!

Đừng bỏ lỡ: Bệnh chốc lở ở người lớn: Lưu ý quan trọng để chủ động chữa trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo