Trẻ bị lở miệng, chốc lở chữa như thế nào? – Những lưu ý mẹ cần làm ngay

Trẻ bị lở miệng là một hiện tượng thường gặp ở trẻ nên nhiều bậc phụ huynh rất chủ quan dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, vậy trẻ bị lở miệng nguy hiểm thế nào?

>> Bệnh chốc lở là gì? Cách điều trị bệnh chốc lở?

Mình là cô giáo mầm non, lớp mình chủ nhiệm đang có bé 3 tuổi, phụ huynh của bé bảo trẻ bị lở miệng, lở cả môi trên môi dưới và cả trong miệng nên không ăn uống được gì, cố lắm mới cho bé uống được một ít sữa. Mọi người cho mình hỏi con trẻ bị lở miệng như vậy là bị bệnh gì? Có lây nhiễm cho các trẻ khác không? Có cần cho bé nghỉ ở nhà hay không? và chăm sóc bé như thế nào ạ?

Xin cám ơn!
Nguyễn Phượng (Hà Tĩnh)

Chị không nên quá lo lắng vì nếu bé bị lở miệng thông thường thì đây là một bệnh phổ biến, nó chỉ là một thể của bệnh chốc lở thường gặp ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi. Về những câu hỏi của chị xin được trả lời như sau:

Bệnh chốc lở ở trẻ em là gì? Trẻ bị chốc lở do đâu?

Như đã trả lời ở trên trẻ bị lở miệng là một thể của bệnh chốc lở ở trẻ em. Ở lứa tuổi từ 2-6 tuổi có đến 90% trẻ mắc bệnh này. Chốc lở là bệnh nhiễm khuẩn da do vi khuẩn gây nên. Bệnh tuy có thể tự khỏi trong vòng 3-4 tuần. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều trường hợp do không chữa trị kịp thời và chủ quan trong chăm sóc thì trở nên nghiêm trọng và có những biến chứng rất nguy hiểm.
Các biểu hiện của trẻ bị lở miệng

Bệnh do hai loại vi khuẩn chính gây ra là Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) và Streptococcus pyogenes (strep). Hai loại vi khuẩn này chỉ có hại khi chúng xâm nhập vào da thông qua những vết thương hở, vết côn trùng cắn,…và gây ra nhiễm trùng cho da. Cũng vì thế, đối tượng là trẻ em thường hay bị xây xướt và chưa biết giữ vệ sinh cơ thể cũng như những vết thương, là điều kiện thuận lợi cho những vi khuẩn trên xâm nhập và gây bệnh.

Dựa theo vị trí phát bệnh của chốc lở có thể chia ra làm nhiều loại. Tuy nhiên phổ biến nhất ở trẻ em vẫn là bệnh lở miệng và lở mép. Vậy nguyên nhân do đâu mà bệnh lở miệng và lở mép lại phổ biến ở trẻ như vậy.

Nguyên nhân khiến trẻ bị lở miệng

Do sức đề kháng của trẻ còn rất yếu nên có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lở miệng ở trẻ em, trong đó có những yếu tố phổ biến như sau:

– Trẻ mắc các bệnh về tai- mũi – họng như nhiễm trùng tai mũi họng, viêm họng, viêm xoang,…đều có thể dẫn đến lở miệng

– Do tác dụng phụ của một số loại thuốc chống viêm, chống sưng tấy, thuốc kháng sinh có nguồn gốc từ axit niflumique.

– Cho trẻ ăn thường xuyên những thực phẩm gây rối loạn cân bằng khoang miệng như kiwi, dứa, dâu tây, đu đủ, đậu phộng, phô mát và socola.

– Căng thẳng tinh thần do áp lực tâm lý, áp lực học hành hay mối quan hệ trong gia đình bất hòa cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh lở miệng ở trẻ khởi phát.

Bệnh có xu hướng phát triển chủ yếu ở môi, má, nướu, lưỡi,… Biểu hiện của bệnh chốc miệng khá rõ rệt, đó là những vết lở miệng có đường kính khoảng 1cm, vết lở có màu vàng tươi, đôi khi có chứa dịch nước bên trong. Trên lưỡi hay nướu thì có xuất hiện những vùng nhỏ niêm mạc nhô lên, màu trắng tươi, gây đau đớn cho trẻ. Cũng vì vậy mà gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ.

Nguyên nhân gây lở mép ở trẻ em

Đối với bệnh lở mép, hay còn gọi là chốc mép, cũng là một dạng nhiễm khuẩn da thường gặp ở trẻ em. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị lở mép như sau:

– Do trẻ không được cung cấp đủ vitamin B2, PP. Các vitamin này có nhiều trong trúng, thịt, cá, sữa, sữa đậu,…hoặc có thể do trẻ bị kém đường tiêu hoa tiêu chảy kéo dài.

– Do môi trẻ bị khô hay do thói quen mút tay, chảy nước dãi khiến da bị lở loét. Vì trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân nên không thể tránh khỏi các vi khuẩn có hại xâm nhập.

Ở giai đoạn đầu của bệnh, hai bên mép của bé có màu da hơi nhạt, lớp biểu bì mỏng dần đi rồi xuất hiện các vết nứt. Nặng hơn, vùng da mép có thể xuất hiện thêm một lớp vảy màu vàng phủ lên da, khiến trẻ bị đau mỗi khi ăn và nói.

Dù trẻ bị chốc miệng hay chốc mép cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống của trẻ. Bệnh gây đau đớn ở vùng miệng khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, giao tiếp hằng ngày. Nếu không được kịp thời điều trị, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn nặng hơn, bệnh cũng có thể tái phát bất cứ lúc nào.

Điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em

Điều quan trọng cần lưu ý trong điều trị là do sức đề kháng của trẻ rất yếu nên các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tùy ý sử dụng bất kì loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào cấp độ của bệnh mà có những hướng điều trị khác nhau:

-Trường hợp trẻ mới mắc bệnh chốc lở và ở cấp độ nhẹ, vết thương chưa lan rộng: hằng ngày làm sạch vết thương bằng dung dịch NaCl 0.9% hoặc thuốc tím 1/10000. Trong khi vệ sinh vùng da bị bệnh, tránh làm vỡ các mụn nước và không để thuốc lan sang vùng da khác.

Bạn cũng có tham khảo một số loại thuốc bôi/kem kháng sinh như axit fusidic hoặc mupirocin bôi ngày 2 lần. Nếu bệnh có dấu hiệu nặng hơn bác sĩ có thể kê kèm những loại thuốc uống kháng sinh như kháng sinh nhóm cephalosporin, macrolid, penicillin bán tổng hợp.

Vì đa số các loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe và ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này của trẻ nên khuyên các bậc phụ huynh không quá lạm dụng vào nó.

Cách chăm sóc trẻ bị chốc lở miệng

– Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng và ấm nhiều lần trong ngày.

– Tránh những thức ăn nhiều gia vị như cay, mặn, chua. Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, nhiều vitamin và khoáng chất. Đồng thời bổ sung nước uống, nước cam, chanh.

– Đánh răng cho trẻ thì dùng bàn chải thật mềm.

Bệnh chốc lở ở trẻ có lây không?

Đây là bệnh phát sinh do vi khuẩn nên có thể lây từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vết lở miệng như hôn, va chạm, tiếp xúc, dùng chung khăn, quần áo, dụng cụ ăn uống…Vì thế cần có cách phòng tránh bệnh cho những trẻ khác tại lớp học.

Trẻ có thể tạm nghỉ ở nhà để kiểm soát tốt hơn sự lan rộng của bệnh cũng như ngăn ngừa biến chứng.

Trẻ bị lở miệng thường thay đổi theo mùa và diễn biến khá phức tạp, vì thế khi phát hiện trẻ bị chốc lở dù ở bộ phận nào nhất là ở miệng, lở mép cũng nên được điều trị sớm, tích cực.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo