4 nguyên nhân bệnh chốc lở và cách phòng tránh người bệnh cần biết

Nguyên nhân bệnh chốc lở là gì? Chốc lở là một bệnh da liễu phổ biến, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, không phải ai cũng tường tận về những nguyên nhân gây nên căn bệnh này. Tìm hiểu thông tin này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng tránh cũng như điều trị bệnh.

>>> Trẻ bị lở miệng, chốc lở chữa như thế nào? – Những lưu ý mẹ cần làm ngay

>>> Chốc lở dạng phỏng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

Bệnh lý nào cũng có những nguyên nhân gây ra nhất định. Xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho bạn phòng tránh một cách hiệu quả. Trong trường hợp đã bị bệnh, việc xác định căn nguyên gây ra bệnh sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị nhanh chóng có tín hiệu khả quan.

Nguyên nhân bệnh chốc lở

Chốc lở là một căn bệnh da liễu rất phổ biến, nhiều người mắc phải, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh là những tác động trực tiếp tới làn da trên cơ thể. Cụ thể có 4 tác nhân chính người bệnh cần cảnh giác là:

Vi khuẩn – Nguyên nhân bệnh chốc lở

Hai loại vi khuẩn thường gặp nhất gây bệnh chốc lở là tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và khuẩn liên cầu Streptococcus pyogenes.

Tụ cầu Staphylococcus aureus dưới kính hiển vi

Tụ cầu Staphylococcus aureus dưới kính hiển vi.

Các loại vi khuẩn này sống trên da và xâm nhập, gây bệnh thông qua những vết trầy xước hoặc vết thương hở.

Theo số liệu thống kê, có tới hơn 90% trường hợp bệnh nhân mắc chốc lở là do Staphylococcus aureus.

Đặc biệt đối với trẻ em, khả năng nhiễm bệnh cao hơn do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Ngay cả khi bị côn trùng cắn, bé cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn gây chốc lở.

Vệ sinh không sạch sẽ

Khi bạn vệ sinh cơ thể không sạch sẽ, để làn da liên tục bị bám bụi bẩn, tế bào chết hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường nóng ẩm, làn da sẽ bị bí bách, chất bẩn ứ đọng tại các lỗ chân lông tạo điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng và vi khuẩn xâm nhập gây bệnh về da liễu.

Làn da bám ghét bẩn lâu ngày, khi bị xây xước hay xuất hiện tổn thương ngoài da, cơ hội xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn cũng được nâng cao.

Môi trường sống ô nhiễm

Sống trong môi trường ô nhiễm khiến da liên tục phải tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn và các nguồn bệnh. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh ngoài da tại những khu vực bị ô nhiễm cũng cao hơn so với các khu vực khác.

Ô nhiễm nguồn nước tạo điều kiện cho bệnh da liễu phát triển

Ô nhiễm nguồn nước tạo điều kiện cho bệnh da liễu phát triển.

Ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý ngoài da vì chúng ta sử dụng nước để tắm rửa, ăn uống hàng ngày.

Lây nhiễm vi khuẩn gây chốc lở

Tại các khu vực tập thể như nhà trẻ, trường mẫu giáo, ký túc xá, nhà nghỉ, khu nhà ở tập thể, tỷ lệ lây bệnh chốc lở cũng gia tăng và có thể trở thành dịch nếu người mang bệnh tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ đạc với người khác.

Phòng tránh bệnh chốc lở

Qua những lý do gây bệnh chốc lở kể trên, độc giả đã phần nào thấy được muốn phòng tránh căn bệnh này cần lưu ý một số điểm sau:

  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể một cách sạch sẽ.
  • Vệ sinh nơi ở, môi trường xung quanh, loại bỏ các khu vực bẩn thỉu nhằm tiêu diệt điều kiện cho chốc lở phát triển.
  • Khi bị tổn thương hoặc trầy xước cần tăng cường vệ sinh bằng nước sạch hoặc cồn.
  • Hạn chế tiếp xúc với các bệnh nhân đang bị bệnh chốc lở.
  • Các bậc phụ huynh khi cho con nhỏ đi học tại trường mầm non cần chú ý vệ sinh cho trẻ, tắm rửa thường xuyên cho bé đồng thời hướng dẫn phương pháp tự vệ sinh cá nhân để cho trẻ chủ động.
  • Nếu môi trường sống bị ô nhiễm, cần tăng cường vệ sinh và thực hiện các biện pháp cần thiết để duy trì sự trong sạch của nguồn nước.

Hình ảnh chốc lở trên da

Hình ảnh chốc lở trên da.

Như vậy, duy trì vệ sinh là cách tối ưu nhất nhằm phòng tránh hiệu quả các bệnh da liễu, trong đó có bệnh chốc lở.

Thông qua bài viết này, độc giả đã có thể nắm bắt được nguyên nhân bệnh chốc lở để hoàn toàn chủ động trong việc phòng tránh căn bệnh này.

Có thể mẹ cần: Bệnh chốc lở ở trẻ em: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo