Bệnh chốc lở có lây không? Điều trị và phòng tránh như thế nào?

Bệnh chốc lở có lây không? Đây là thắc mắc của không ít người khi có người thân hay bạn bè mắc bệnh chốc lở. Hãy cùng camnangbenhdalieu nghe chuyên gia Da liễu giải thích về khả năng lây nhiễm của bệnh chốc lở và nắm được cách phòng chống và điều trị căn bệnh da liễu này nhé!

>>> Bị chốc lở kiêng ăn gì? Muốn bệnh nhanh khỏi hãy tránh xa những đồ ăn này

>>> Bệnh chốc lở bao lâu thì khỏi? Nên điều trị thế nào để bệnh nhanh khỏi

Bệnh chốc lở có lây không?

Bệnh chốc lở là một căn bệnh da liễu xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt trẻ em có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn.

Bệnh thường do tụ cầu khuẩn gây ra và hình thành các mảng rát đỏ, bọng nước, bọng có chứa mủ khi vỡ sẽ tạo các lớp vảy vàng nâu hoặc nâu nhạt.

Bệnh chốc lở có lây không?

Bệnh chốc lở có lây không?

Theo Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, Giảng viên khoa Da liễu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, bệnh chốc lở không lây từ người này sang người khác.

Cụ thể, khi người bệnh có một ổ nhiễm trùng chốc lở trên cơ thể, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, sẽ khiến chốc lở lan ra khắp các vùng da trên cơ thể.

Bác sĩ Bạch Sương nhấn mạnh, bệnh chốc lở không lây như các bệnh truyền nhiễm như ghẻ hay cúm. Do đó, người chăm sóc hay người thân trong gia đình hay bạn bè không thể bị lây chốc lở.

Như vậy, nếu thành viên trong gia đình đang bị mắc chốc lở, bạn hoàn toàn có thể yên tâm mình sẽ không dễ dàng bị lây nhiễm.

Tuy nhiên, trong tình huống, trên da bạn xuất hiện các vết xước, vết thương hở mà bạn tiếp xúc với chất dịch hoặc dùng chung dụng cụ chăn, màn, quần áo… với người bị bệnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào da và có khả năng gây chốc lở.

Điều trị bệnh chốc lở như thế nào?

Vậy làm sao để điều trị hiệu quả bệnh chốc lở? Hãy cùng tiếp tục tìm hiểu trong phần nội dung sau đây.

Khi thấy các triệu chứng tiêu biểu của bệnh chốc lở, người bệnh nên tới các cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu để thăm khám và điều trị.

Ngoài ra, người bệnh cần thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bị bệnh chốc lở.

Bôi thuốc xanh methylen để ngăn chặn bệnh lây lan

Bôi thuốc xanh methylen để ngăn chặn bệnh lây lan.

Trong trường hợp bệnh còn nhẹ, để ngăn chặn chốc lở phát triển, bạn sử dụng thuốc tím pha loãng với nước với nồng độ 1/10.000. Nhận biết nồng độ thuốc tím pha loãng đạt yêu cầu bằng cách quan sát thuốc pha ra có màu hồng cánh sen nhẹ.

Sau đó, dùng gạc hoặc bông gòn sạch thấm thuốc tím và đắp lên vùng da bị thương tổn. Thực hiện 2 lần/ngày, mỗi lần đắp trong khoảng 5 phút. Lưu ý, sau khi đắp thuốc cần phải rửa sạch vùng da bị bệnh với nước.

Trong trường hợp chốc lở rỉ dịch, theo Bác sĩ Võ Thị Bạch Sương, người bệnh nên mua thuốc xanh methylen chấm lên các nốt chốc lở. Điều này sẽ khiến vết chốc nhanh chóng khô miệng và lành lại.

Khi thấy các biểu hiện nặng của bệnh chốc lở như: Sốt cao, nổi hạch, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nếu phát hiện và điều trị sớm, bệnh chốc lở sẽ không để lại sẹo. Còn nếu bệnh phát triển nghiêm trọng, xuất hiện vết loét sâu trong da thì khả năng có sẹo là rất cao.

Phòng chống bệnh chốc lở

“Phòng còn hơn chữa” do đó bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản để phòng tránh hiệu quả bệnh chốc lở:

  • Giữ cho da luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên, có thể sử dụng các loại sữa tắm có chất diệt khuẩn dịu nhẹ.
  • Khi bị côn trùng cắn, xước xát da hãy rửa sạch vùng da bị tổn thương và bôi các loại thuốc kháng sinh để ngăn nhiễm trùng.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là trước khi tiếp xúc với trẻ nhỏ do làn da của các bé rất nhạy cảm và sức đề kháng còn yếu.

Rửa tay sạch bằng xà phòng để tiêu diệt vi khuẩn

Rửa tay sạch bằng xà phòng để tiêu diệt vi khuẩn.

Mong rằng những chia sẻ của chuyên gia Da liễu sẽ hữu ích với độc giả nào còn đang băn khoăn “Bệnh chốc lở có lây không?” và cách phòng chống, điều trị căn bệnh này.

Thông tin hữu ích: Bệnh chốc lở ở người lớn: Lưu ý quan trọng để chủ động chữa trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo