Cách trị bệnh chốc lở ở trẻ em: Thông tin phụ huynh nên tìm hiểu ngay

Cách trị bệnh chốc lở ở trẻ em là thông tin mà bất cứ phụ huynh nào cũng nên tìm hiểu để chủ động hơn trong quá trình điều trị bệnh da liễu này ở trẻ. Làm sao để chữa chốc lở cho bé, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu, dai dẳng? Hãy cùng tìm hiểu ngay với camnangbenhdalieu nhé!

>>> Bệnh chốc lở ở trẻ em: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị

>>> Chốc lở dạng phỏng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hệ miễn dịch nói riêng và cơ thể của trẻ nói chung còn rất yếu ớt, chưa phát triển hoàn thiện như người lớn. Do đó, trẻ có khả năng bị bệnh da liễu, trong đó có bệnh chốc lở cao hơn người lớn.

Hình ảnh trẻ bị mắc chốc lở

Hình ảnh trẻ bị mắc chốc lở.

Đặc biệt, bệnh chốc lở là do liên cầu khuẩn Streptococcus hoặc tụ cầu khuẩn Staphylococcus gây ra. Trẻ nhỏ thường hay bò chơi dưới đất và có phản xạ bỏ bất cứ đồ vật nào cầm nắm được vào mồm. Điều này tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương hở, vết xước trên da.

Cách trị bệnh chốc lở ở trẻ em

Bệnh chốc lở ở trẻ em cần được phát hiện và điều trị sớm, ngay khi thấy trên cơ thể bé xuất hiện những dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và có phương pháp xử lý kịp thời.

Có nhiều cách chữa bệnh chốc lở ở trẻ em bằng dân gian, thuốc tây y,… tùy thuộc vào từng tình trạng, mức độ bệnh và cơ địa của bé sẽ có cách chữa phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Cụ thể, các phương pháp điều trị có thể kể đến như:

Mẹo dân gian chữa chốc lở

Khi phát hiện các triệu chứng tiêu biểu của bệnh chốc lở xuất hiện trên da của bé, nếu tình trạng còn nhẹ bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa chốc lở bằng các thảo dược dưới đây.

Bồ kết

Từ xa xưa, bồ kết là một nguyên liệu chế biến nước gội đầu đã trở nên quen thuộc với các bà các mẹ. Ngoài ra, bồ kết còn được dân gian lưu truyền với công dụng chữa bệnh chốc lở.

Chuẩn bị: Bồ kết khô (6 quả), gừng tươi (2 nhánh), lá chè xanh (1 nắm), nghệ tươi (1 nhánh)

Thực hiện: Đun sôi các thành phần kể trên, sau đó pha với nước lạnh cho ấm để dùng tắm cho bé.

Duy trì tắm nước bồ kết trong khoảng 1 tuần để đẩy lùi các biểu hiện chốc lở ở trẻ.

Hành hoa

Dùng hành hoa chữa chốc lở – đây có lẽ là thông tin khá lạ lẫm với không ít độc giả. Hành hoa thường chỉ cho vào các món ăn để tăng thêm hương vị chứ nhỉ?

Không đâu, hành hoa còn được dùng để chữa chốc lở đó! Đây là một nguyên liệu dễ kiếm và khá quen thuộc trong đời sống.

  • Chuẩn bị: Hành hoa (một nắm), mật mía
  • Thực hiện: Bỏ rễ hành, rửa sạch các nguyên liệu, sau đó giã nát hành hoa, trộn thêm mật mía, dùng hỗn hợp này đắp vào vùng da bị chốc lở, giữ trong khoảng 15 phút, cuối cùng rửa sạch và lau khô da. Thực hiện phương pháp này trong 5 ngày để chữa trị bệnh chốc lở ở trẻ em.

Bồ công anh

Không chỉ được biết đến với công dụng chữa tắc tia sữa cho mẹ, cây bồ công anh còn có tác dụng chữa trị bệnh chốc lở ở trẻ con.

Dùng cây bồ công anh chữa chốc lở

Dùng cây bồ công anh chữa chốc lở.

Phụ huynh của bé có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị: Bồ công anh (15g), kim ngân hoa (15g), rau má (25g), hạ khô thảo (10g), hoa kinh giới (10g).
  • Thực hiện: Cho tất cả các nguyên liệu kể trên vào ấm sắc cùng 0.5 lít nước, còn khoảng 150ml thì chắt nước, bỏ bã. Cho trẻ uống nước này trong khoảng 1 tuần.

Tía tô

Tía tô giải cảm chắc là mẹo chữa bệnh đã trở nên quen thuộc với độc giả. Tuy nhiên, dùng tía tô chữa bệnh chốc lở cho bé lại là một thông tin không phải ai cũng biết.

Nếu bé nhà bạn đang bị bệnh chốc lở hành hạ, những nốt đỏ ngứa ngáy và vỡ ra, chảy dịch, hãy thử tham khảo và làm theo mẹo dân gian dưới đây:

  • Chuẩn bị: Lá tía tô, sài đất
  • Thực hiện: Rửa thật sạch các loại lá trên, đặc biệt là sài đất vì đây là loại cây mọc lan dưới đất, rất dễ dính bùn đất, bụi bẩn. Đun nguyên liệu với khoảng 2 lít nước sau đó pha tới nhiệt độ vừa phải để tắm cho bé, nhất là vệ sinh vùng da bị tổn thương.

Sài đất

Ngay từ ngày còn bé, nhiều người đã được ông bà, cha mẹ tắm lá sài đất vì loại lá này rất lành tính, dễ dàng làm sạch da và giúp trẻ khoan khoái, thoải mái hơn.

Cây sài đất chữa bệnh chốc lở ở trẻ em

Cây sài đất chữa bệnh chốc lở ở trẻ em.

Mẹo dùng sài đất tắm cho bé bị chốc lở cũng được truyền miệng lâu đời.

  • Chuẩn bị: Sài đất tươi (1 nắm to), lá đào và lá mướp đắng
  • Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu rửa với nước sạch, đun sôi rồi pha ấm để lấy nước tắm cho bé. Có thể dùng mướp đắng giã nát để đắp lên khu vực da bị chốc lở.

Các bậc phụ huynh nên lưu ý áp dụng các mẹo dân gian kể trên từ 5-7 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh chốc lở đã trở nên nghiêm trọng, bố mẹ nên đưa bé tới khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Cách trị bệnh chốc lở ở trẻ em theo Tây y

Sau khi khám lâm sáng, dựa trên những biểu hiện đặc trưng xuất hiện trên da bé, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kê đơn một số loại thuốc bôi hoặc thuốc uống để điều trị bệnh chốc lở.

Dung dịch NaCl và thuốc tím

Dung dịch NaCl 0,9% hay thuốc tím 1/10.000 được chỉ định dùng khi chốc lở mới ở dạng nhẹ.

Người lớn sử dụng hai sản phẩm này để vệ sinh hàng ngày cho bé. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng Betadine – một loại thuốc sát trùng dùng ngoài da hoặc dung dịch xanh methylen.

Bôi xanh methylen cho bé

Bôi xanh methylen cho bé.

Thuốc bôi kháng sinh

Dùng thuốc chứa Axit fusidic chữa bệnh chốc lở. Đây là một loại thuốc kháng sinh được điều chế dưới dạng kem hoặc mỡ bôi ngoài da. Tên những dược phẩm chứa Axit fusidic được dùng phổ biến là: Fucidin, Foban.

Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng thuốc chứa Mupirocin, tiêu biểu là Bactroban để chữa trị bệnh cho trẻ.

Thuốc uống kháng sinh

Khi tình trạng bệnh chốc lở trở nên nghiêm trọng, tình trạng lây lan rộng khắp cơ thể của trẻ thì bắt buộc phải uống kháng sinh toàn thân mới có tác dụng.

Một số nhóm kháng sinh thường được chỉ định là: Cephalosporin, macrolid, penicillin bán tổng hợp hoặc β-lactam…

Để giảm hiện tượng ngứa ngáy cho trẻ, có thể sử dụng thuốc kháng Histamin như: Phenergan, Loratadin…

Nếu tình trạng chốc lở nghiêm trọng hơn nữa, sử dụng phác đồ kháng sinh là điều cần thiết để điều trị cho bé một cách hiệu quả.

Lưu ý khi điều trị bệnh chốc lở cho trẻ em

Để hiệu quả điều trị bệnh chốc lở cho bé đạt hiệu quả cao nhất, các bậc phụ huynh nên lưu ý một số điểm quan trọng dưới đây:

  • Chốc lở dễ lây lan, khi bé bị bệnh, bố mẹ nên để bé nghỉ học ở nhà vừa tránh lây lan vừa dễ dàng theo dõi và điều trị cho bé.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, nhất là khu vực bị chốc lở.
  • Lau khô bằng khăn sạch sau khi rửa ráy.
  • Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ chơi, lăn, bò ở khu vực bụi bẩn.
  • Tránh để bé bị côn trùng cắn.
  • Cắt móng tay, tránh để bé cào xước các vết tổn thương trên da do ngứa ngáy.
  • Khuyến khích trẻ uống đủ nước, tăng cường ăn rau xanh và củ quả tươi.
  • Ngay khi thấy các triệu chứng bệnh lý của trẻ, cần tiến hành điều trị nhanh chóng, tránh để tình trạng bệnh biến chứng trầm trọng hơn.
  • Tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ để điều trị nhanh chóng đạt kết quả.

Thường xuyên cắt móng tay, duy trì vệ sinh cho trẻ

Thường xuyên cắt móng tay, duy trì vệ sinh cho trẻ.

Như vậy, khi phát hiện trẻ có các biểu hiện bị bệnh chốc lở, phụ huynh cần đưa trẻ đi thăm khám và lựa chọn cách trị bệnh chốc lở ở trẻ em phù hợp nhất.

Có thể mẹ cần: Trẻ bị lở miệng, chốc lở chữa như thế nào? – Những lưu ý mẹ cần làm ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo