7 Mẹo trị mụn cóc dân gian không tốn một xu mà vẫn khỏi bệnh

Mẹo trị mụn cóc dân gian được xem là “vị cứu tinh” cho những người sợ đau, sợ thuốc tây. Cùng tìm hiểu 7 mẹo trị mụn cóc dân gian đơn giản nhất, hiệu quả nhất.

Theo thống kê có hơn 40% dân số trên thế giới bị mụn cóc và thường tái phát nhiều lần, trong đó với một nước nông nghiệp như Việt Nam con số này có thể lớn hơn. Với căn bệnh không quá nguy hiểm như mụn cóc người xưa có rất nhiều mẹo trị mụn cóc đơn giản và hiệu quả từ những cây cỏ thân thuộc trong cuộc sống. Trước khi tìm hiểu cách trị mụn cóc bằng mẹo, hãy cùng tìm hiểu mụn cóc là gì.

Mụn cóc ngoài da và các nhận biết

Mụn cóc do vi rút HPV (Human Papilloma Virus) xâm nhập qua những vết trầy xước. Virut HPV có nhiều chủng loại, bài viết hôm nay chúng tôi chỉ đề cập đến chủng virút lành tính gây sẩn ngoài da. Còn bệnh mụn cóc do chủng virút HPV gây nguy hiểm như mụn cóc sinh dục ở nữ giới có thể gây ung thư cổ tử cung chúng tôi xin nói ở bài viết khác.

Theo đó, mụn cóc ngoài da lá những cục sẩn cứng nhô ra khỏi bề mặt da tùy kích thước từ 2milimet đến 2 cm, có màu xám đục. Các vị trí thường mọc mụn cóc là bàn tay, bàn chân, móng.

Hình ảnh mụn cóc ngoài da

Mụn có rất dễ lây dù chỉ là sờ, nắm, dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, giày dép, quần áo đều có thể bị lây. Thời gian phát bệnh từ 2-3 tuần. Đặc biệt lan nhanh từ cục mụn lớn ban đầu rồi lan nhanh sang vùng da lân cận do người bệnh cào, gãi.

Theo các nghiên cứu, 70% mụn cóc sẽ tự biến mất trong 3 tháng và không để lại sẹo trong 6 tháng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trường hợp này chỉ xảy ra với trẻ em. Khoảng thời gian xuất hiện mụn cóc không điều trị bệnh có thể lan nhanh gây nhiều bất tiện trong cuộc sống vì thế cần phải điều trị sớm.

=>>  Chi tiết: Các nguyên nhân bị mụn cóc cần phòng tránh

7 mẹo trị mụn cóc dân gian không tốn một xu mà vẫn khỏi bệnh

Mụn cóc ngoài da không quá nguy hiểm vì thế để tiết kiệm bạn có thể tham khảo các mẹo trị mụn cóc dân gian đã được lưu truyền từ nhiều đời. So với những phương pháp trị mụn cóc hiện đại như đốt điện, tiểu phẫu…thì trị mụn cóc bằng mẹo không chỉ đơn giản, không đau và lại rất tiết kiệm.

Tuy nhiên, nhược điểm của trị mẹo mụn cóc là không có tác dụng nhiều với những mụn cóc lớn, vì thế những nốt mụn cóc nhẹ từ 2mm-1cm đều có thể điều trị theo các cách sau.

1. Cách trị mụn cóc bằng tỏi

PGS.TS Nguyễn Duy Hưng (BV Da liễu trung ương) cho biết, trong số các mẹo chữa dân gian trị mụn cóc bằng tỏi là có tính khoa học nhất. Bởi trong tỏi chứa hàm lượng hoạt chất như Azooene, dianllil disulfide, lưu huỳnh …có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, sát trùng.

Không chỉ có khả diệt vi khuẩn mà tỏi còn chứa chất chống ôxy hóa, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn.

Với các trị mụn cóc bằng tỏi có thể dùng theo hai cách:

Cách 1: Giã nát 2 nhánh tỏi tươi láy nước cốt rồi cho thêm 1 thìa cà phê mật ong khuấy đều. Sau khi vệ sinh vùng da bị mụn cóc đắp hỗn hợp trên để khô trong 10-15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Thực hiện liên tục trong 5 ngày sẽ thấy vết mụn cóc giảm đi đáng kể.

Cách 2: Lấy nhánh tỏi tươi, cắt làm nhiều lát mỏng, sau đó chà nhẹ lên chỗ da bị mụn cóc từ 5-10 phút, ngày thực hiện 1-2 lần sẽ thấy kết quả.

Lưu ý, vì tỏi rất nóng nên chỉ bôi lên vết mụn cóc, không bôi ra phần da lành và hạn chế tiếp xúc với nước trong quá trình thực hiện.

2. Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô

Lá tía tô theo Đông y có vị cay, tính ấm kèm những thành thần như hàm lượng vitamin A, C dồi dào cùng khoáng chất như canxi, phốt pho cũng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Đây là cơ sở để tía tô là một nguyên liệu được dùng trong điều trị và ngăn ngừa mụn cóc.

Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô khá đơn giản, lấy 200g lá tía tô, giã nát rồi đắp lên vùng da bị mụn cóc đã làm sạch trong 30 phút rồi rửa sạch với nước ấm.

3. Trị mụn cóc bằng vỏ chuối xanh

Vỏ chuối xanh chứa nhiều lutein là một chất chống ôxy hóa cùng rất nhiều kali có thể ức chế sự phát triển của bệnh. Cách thực hiện: Lột vỏ quả chuối xanh chà lên vùng da bị mụn cóc, cố định chỗ đắp bằng gạc, băng dính. Đắp liên tục trong vài tuần.

4. Ngâm nước nóng

Ngâm nước nóng sẽ giúp làm mềm vùng da bị mụn cóc từ đó bạn có thể dễ dàng loại bỏ tế bào chết. Thêm một chút giấm trắng và muối tinh để khử trùng và giúp điều trị hiệu quả hơn.

5. Trị mụn cóc bằng vôi ăn trầu không

Cách trị này khó kiếm nếu ở thành thị nhưng nếu kiếm được sẽ rất hiệu quả.

Cách làm: Chuẩn bị 1 kim khâu và dao lam đã sát trùng bằng cồn 90 độ. Dùng cồn và nước muối vệ sinh sạch sẽ vùng mụn cóc, sau đó dùng dao lam khoét xung quanh nốt mụn, lấy kim khêu nhân mụn cho hở ra. Rồi bôi vôi lên nhân mụn, băng vết thương lại bằng gạc đợi để khi khô thì tháo ra rửa lại với nước sạch.

6. Nhựa sung trị mụn cóc

Cắt đôi quả sung tươi lấy phần nhựa bôi trực tiếp lên vùng da bị mụn cóc thực hiện ít nhất ngày 3 lần, thực hiện liên tục trong 2 tuần. Lưu ý, trong thời gian thực hiện nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì nhựa sung rất dễ bắt nắng.

Ngoài còn một số mẹo vặt trị mụn cóc như lấy tiền vàng người mất chà mạnh vào chỗ mụn cóc hay dùng thanh củi đốt lên có sủi bọt bôi, bôi máu lươn …tuy nhiên, nhưng các cách này không có cơ sở khoa học.

7. Trị mụn cóc bằng nha đam

Bẻ một lá cây nha đam, gọt vỏ lấy phần gel trong suốt của nha đam bôi lên mụn cóc mỗi ngày 2-3 lần để nguyên trong 15 phút. Chất axit malic có trong nhựa cây nha đam có thể làm mài mòn mụn cóc.

8. Dùng giấm táo trị mụn cóc

Giấm táo có chứa axit malic và lactic sẽ làm mềm và làm mòn vùng da chai sần ở chân mụn. Kiên trì thoa từ 3-4 lần/ngày.

Bạn nên thma khảo: 

Trị mụn cóc bằng mẹo dân gian cần lưu ý những gì?

Dù điều trị mụn cóc bằng phương pháp nào người bệnh cũng nên có cách phòng tránh bệnh lây lan và có biện pháp hỗ trợ cho việc điều trị có kết quả tốt hơn. Với mụn cóc ngoài da nên chú ý những điều sau:

– Với mụn cóc ở chân nên chọn giày dép vừa vặn, không chật quá, cũng không rộng quá. Nên thay tất, miếng lót giày thường xuyên.

– Với mụn cóc ở tay nên giữ tay khô ráo, hạn chế tiếp xúc với nước. Sau khi vệ sinh mụn cóc nên rửa lại tay một lần nữa bằng xà phòng diệt khuẩn.

– Có thể dùng đá bào nhám, bọt đá, dũa móng tay để giảm độ sần của mụn cóc nhưng không nên dùng dao lam, kim khâu cạy nặn khi chưa sát trùng.

– Với mụn cóc ở móng không nên dùng dụng cụ cắt móng trên mụn cóc rồi dùng trên móng khỏe vì như vậy sẽ làm lây lan mụn.

– Với những cách như chấm tỏi, gừng các nguyên liệu cay nóng chỉ nên bôi trên vùng da bị mụn cóc, không nên bôi lan sang những vùng da lành tránh tình trạng bỏng da.

– Nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ, đặc biệt là những phương pháp cần băng bó để tránh làm xô lệnh vị trí của thuốc.

Các mẹo trị mụn cóc trên đây đa phần là những loại cây, củ, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên rất an toàn với da, kết quả điều trị phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng người. Kiên trì thực hiện 2-3 tuầnvà theo dõi nếu thấy tiến triển có thể áp dụng đến khi khỏi hẳn bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo