Trị mụn cóc bằng acid salicylic theo hướng dẫn của chuyên gia
Trị mụn cóc bằng acid salicylic là một trong những phương pháp phổ biến được các bác sĩ da liễu áp dụng cho bệnh nhân. Cùng tìm hiểu công dụng của chế phẩm acid salicylic và cách thực hiện trị mụn cóc bằng acid salicylic với bài viết dưới đây.
Bài nên đọc:
>> Trị mụn cóc bằng mủ đu đủ đã giúp tôi thay đổi hoàn toàn diện mạo
Dược sĩ Nguyễn Thị An axit salicylic là một trong những loại thuốc thông thường để điều trị mụn cóc, viêm da tiết bã, á sừng… Với mụn cóc đây được xem là phương pháp an toàn, hiệu quả và hầu như không có tác dụng phụ nếu thực hiện đúng chỉ dẫn.
Tác dụng trị mụn cóc của acid salicylic
Acid salicylic là loại thuốc có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ được dùng cho các bệnh bong vảy, dày sừng. Sau khi bôi thuốc thuốc sẽ tiêu hủy, làm bong tróc các tế bào sừng cùng với virut ở mụn cóc. Thuốc acid salicylic có những dạng bôi trên da rất thuận tiện như thuốc mỡ, kem, gel, thuốc dán, xà phòng, nước gội đầu…
Các chế phẩm của acid salicylic dùng dược cho cho các mụn cóc thông thường và mụn cóc ở lòng chân.
Cách sử dụng acid salicylic trị mụn cóc
Với dạng thuốc mỡ, thuốc nước hoặc kem bôi, bệnh nhân chỉ cần bôi một lượng vừa đủ lên chỗ tổn thương, xoa nhẹ từ 1-3 lần/ngày. Nếu là dạng thuốc gel cần làm ẩm vùng da cần điều trị trong ít nhất 5 phút mới tiến hành bôi thuốc. Nếu thuốc dan cần rửa sạch, ngâm trong nước ấm ít nhất 5 phút sau đó lau khô vùng da bị mụn, cắt miếng dán dán vừa vùng mụn cơm. Tùy thuộc vào chế phẩm mà cách thực hiện và kết quả điều trị khác nhau.
Tuy nhiên, hiện nay lại thuốc dán được khuyên dùng vì rất tiện lợi vì thuốc không bị dây ra những vùng khác. Nên dán thuốc 2 ngày/lần, dán trước khi đi ngủ và để ít nhất trong 8 tiếng, bỏ thuốc dán ra vào buổi sáng hôm sau và dán nhắc lại sau 24 giờ.
Sau mỗi lần bôi thuốc cần cọ nhẹ mề mặt mụn cóc bằng tay, đá mài hoặc que dũa móng tay… nhằm loại bỏ lớp tế bào chết do dùng thuốc ngày hôm trước. Sau đó thoa tiếp thuốc lên bề mặt hoặc ngay cuống của mụn cóc.
Thuốc sẽ khô một cách nhanh chóng và để lại lớp thuốc màu trắng.
Thoa thuốc mỗi ngày 1 lần sau khi tắm và đậy kín nắp thuốc sau khi sử dụng, bảo quản nơi mát vì thuốc rất dễ bay hơi.
Với tất cả các loại acid salicylic cần tiếp tục dùng thuốc tới 12 tuần cho đến khi loại bỏ hoàn toàn mụn cóc.
Một số lưu ý khi dùng acid salicylic trị mụn cóc
Không dùng chế phẩm có nồng độ acid salicylic trên 10% cho những vùng da mụn cóc bị nhiễm khuẩn, kích ứng, mặt, bộ phận sinh dục, mũi miệng, vùng có lông, nốt ruồi hoặc chàm. Thuốc cũng không dùng cho bệnh nhân đái tháo đường hoặc suy tuần hoàn.
Do thuốc tác dụng trên niêm mạc tiêu hóa và các mô nên chỉ dùng ngoài da không dùng theo đường uống cho toàn thân. Tránh bôi thuốc vào miệng, niêm mạc, mắt, vùng da bị nứt nẻ,vùng da lành. Không bôi trên diện rộng.
Để mụn cóc biến mất hoàn toàn cần mất nhiều tuần, do đó, bệnh nhân cần kiên trì thực hiện theo đúng liều lượng và thời gian trị bệnh.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra
Dùng dài ngày trên diện rọng có thể bị ngộ độc salicylat với các biểu hiện như lú lẫn, chóng mặt, đau đầu bặng, thở nhanh… Hoặc dùng thuốc có nồng độ cao có thể gây ăn da, kích ứng da, loét hoặc ăn mòn da.
Ngoài trị mụn cóc bằng acid salicylic còn có những phương pháp khác như chấm ni tơ lỏng, đốt điện, tiểu phẫu,… tuy nhiên, đây là cách trị đơn giản và khá an toàn, không gây đau đớn. Tốt nhất nên điều trị mụn cóc càng sớm càng tốt để tránh hiện tượng tự lây nhiễm.
Có thể bạn quan tâm: Trị mụn cóc bằng cơm nóng – Kiên trì bệnh sẽ khỏi!
Cách trị dễ ko và giá bao nhiêu một lọ.
Cho em mot lo .
Em bị mun có trên đầu ngón tay. Đốt và dán mà sau vai tuan lại mọc lên lại. Nhờ BácSi giup em voi.
Muốn mua 1 lọ thi làm the nao để mua dc nhỉ
Làm sao mua thuốc này vậy