Nguyên nhân bị mụn cóc rất nhiều người mắc phải

Khi biết được nguyên nhân bị mụn cóc sẽ giúp ích trong việc điều trị cũng như có cách phòng tránh, thay đổi thói quen sinh hoạt để bệnh mụn cóc không còn là nỗi ám ảnh.

Mụn cóc là một loại mụn khá phổ biến, có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa biết rõ nguyên nhân bị mụn cóc là do đâu. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại mụn này nhé!

3 nguyên nhân, 3 đối tượng dễ bị mụn cóc nhất 

Theo Tây y, mụn cóc là những y nhỏ tăng sản lành tính của lớp thượng bì, do một loại virus HPV (Human Papilloma Virus) gây nên. Loại virus này xâm nhập vào da qua những vết trầy xước trên cơ thể người, sinh sôi phát triển và hình thành nên mụn cóc.

Vì thế, tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em tương đối cao là điều dễ hiểu vì trẻ thường xuyên bị trầy xướt chân tay do hiếu động, hay đi chân không, cắn móng tay, nghịch đất cát và không tự ý thức vệ sin…rất dễ trở thành đối tượng để virus HPV tấn công.

Ngoài ra, những chị em thường xuyên đi làm móng, cắt khóe móng tay, móng chân bằng những vật dụng không được khử trùng sạch sẽ, khiến cho phần móng bị nhiễm khuẩn gây nên mụn cóc.

Người bị suy giảm hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh ung thư máu, lymphoma hay nhiễm HIV/AID thường rất dễ bị mọc mụn cóc.

Các dạng mụn cóc thường gặp

Nhắc đến mụn cóc người ta nghĩ ngay đến những cục sẩn cứng màu trắng với bề mặt sần sùi nhô lên trên da. Tuy nhiên mụn cóc còn có những biểu hiện khác với những tên gọi khác nhau như sau:

  • Mụn cóc thông thường:

Là loại mụn thường gặp nhất, biểu hiện là những cục sẩn cứng nhô lên trên da với bề mặt sần sùi, kích thước nhỏ bằng hạt vừng hoặc hạt đậu, có màu trắng xám. Chúng thường xuất hiện nhiều ở các ngón tay, xung quanh móng, mu bàn tay và lòng bàn chân.

  • Mụn cóc phẳng:

Khác một chút so với mụn cóc thông thường, chúng là những những sẩn nhỏ nhô lên trên da nhưng bề mặt ít sần sùi hơn, nhìn và sờ kỹ mới có thể phát hiện được. Loại này thường mọc thành cụm dày từ 20 đến 100 hạt với kích thước từ 1mm đến 5mm và mọc ở bất cứ đâu trên cơ thể người nhưng nhiều nhất là ở lưng bàn tay và cẳng tay.

Mụn cóc có nguy hiểm không?

Mụn cóc được cho là khá lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân, tuy nhiên chúng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu vì đau nhức và mất thẩm mĩ.

Không những vậy, loại mụn này còn rất dễ lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Thậm chí bệnh còn có thể lây lan kể cả khi dùng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn tắm, quần áo, nằm chung giường,… Tuy nhiên bệnh không bộc phát ngay mà ủ bệnh từ 1-3 tháng thì bệnh nhân mới biết có bị lây lan hay không.

Ngoài ra mụn cóc còn có thể tự lây lan trên cơ thể người bệnh. Từ những mụn cóc lớn ban đầu (Mụn cóc mẹ), chúng lây lan sang những vùng da xung quanh và tạo ra nhiều mụn cóc con nhỏ li ti. Chúng cứ tiếp tục phát triển và lây lan khiến bệnh tình càng khó điều trị nếu bệnh nhân để lâu không chữa.

Thông thường mụn cóc có thể tự biến mất sau nhiều tháng hay nhiều năm, nhưng đây vẫn được coi là một căn bệnh đeo bám người bệnh dai dẳng trong một thời gian dài. Ngoài gây mất thẩm mĩ cho người bệnh, mụn cóc còn gây đau hay cảm giác vướng cộm khi chúng phát triển to ra. Những mụn cóc mọc ở móng chân còn có thể bị nứt nẻ, gây đau đớn thậm chí là rướm máu.

Là một loại u sùi lành tính ngoài da, không gây nguy hiểm nhưng không vì thế mà chúng ta chủ quan không điều trị bệnh mụn cóc sớm. Bởi vì sau một thời gian dài không được điều trị, chúng sẽ lây lan khắp cơ thể cũng như có thể lây sang người lành, khiến bệnh rất khó kiểm soát và khó điều trị.

Vậy khi bị mụn cóc chúng ta cần làm gì?

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị mụn cóc, nhưng vì đây là loại u lành tính nên việc điều trị cũng phải lành tính, nghĩa là không gây hại cho bệnh nhân và giảm tối đa các tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh.

Khi phát hiện ra mụn cóc đầu tiên mọc trên cơ thể, bệnh nhân có thể sử dụng dung dịch axit Salicylic và Lactic, chấm nitơ lỏng sẽ làm bong tróc các tế bào sừng cùng với virus ở mụn cóc, nặng hơn thì có thể đốt điện, tiểu phẫu.

Trong sinh hoạt hằng ngày nên giữ chân tay luôn khô ráo, sạch sẽ, thay tất chân thường xuyên. Nên chọn giày dép vừa vặn, không quá chật và dùng miếng lót giày nếu như bị mụn cóc ở chân để giảm đau hay khó chịu.

Trên đây là những nguyên nhân bị mụn cóc mà chúng tôi tổng hợp hy vọng có thể giúp ích cho nhiều người trong quá trình điều trị cũng như phòng tránh bệnh mụn cóc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo