Phân biệt mụn cóc lành tính và mụn cóc ác tính

Thông thường khi nhắc đến mụn cóc nhiều người nghĩ đây chỉ là một bệnh da liễu dễ điều trị, mà ít người biết rằng mụn cóc còn một thể rất nguy hiểm có thể gây ung thư.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Hưng, Bệnh viện Da liễu trung ương, mụn cóc do virus HPV gây nên, tuy nhiên dựa theo chủng virus HPV sẽ gây nên hai dạng lành tính và có thể gây nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư cổ tử cung.

Mụn cóc lành tính là những khối u ngoài da có thể tự khỏi thì mụn cóc sinh dục là thể mụn cóc nguy hiểm đến sức khỏe và có những biến chứng nguy hiểm. Cùng phân biệt hai loại bệnh cùng tên gọi nhưng mức độ và điều trị khác nhau dưới đây:

1. Mụn cóc lành tính ngoài da

Mụn cóc ngoài da là do HPV (Human Papilloma Virus) xâm nhập vào da qua những vết trầy xước. Chúng là những u nhỏ lành tính, bề mặt thường sần sùi, các nốt mụn có kích thước lớn, bé tùy mức độ từ 2milimet – 2cm, có màu xám đục. Mụn cóc phát triển từ 2-3 tháng mới có thể phát hiện.

Có hai dạng mụn cóc ngoài da thường gặp là mụn cóc thông thường và mụn cóc phẳng.

  • Mụn cóc thông thường (Common warts) là những cục sẩn nhô lên khỏi da, sần sùi, kích thước từ 2mm – 2cm. Mụn cóc này mọc ở những vị trí như lòng bàn chân, dưới móng chân, khi chạm có cảm giác đau nhói.

  • Mụn cóc phẳng (Plane warts) là những sẩn nhỏ chỉ hơi nhô cao lên trên bề mặt da, nhìn và sờ kĩ mới phát hiện được. Kích thước từ 1mm – 5mm, màu vàng nâu, bề mặt trơn láng. Mụn lây lan nhanh có khi đến hàng chục, hàng trăm cái mọc trên da và thành vệt dài. Vị trí thường gặp ở lưng bàn tay, cẳng tay, mặt và cổ.

Mụn cóc ngoài da lành tính, không quá nguy hiểm chỉ gây khó chịu vì đau nhức và mất thẩm mỹ.

Bệnh lây lan qua đường nào? 

Mụn cóc rất dễ lây đặc biệt qua đường tiếp xúc như việc dùng chung quần áo, khăn tắm, đi giày dép chung.

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc mụn cóc, nhưng tỷ lệ cao nhất vẫn ở trẻ em vì thường làm trầy sướt chân tay, đi chân không, cắn móng, nghịch đất…do hiếu động. Phụ nữ làm móng, cắt khó chân cũng có nguy cơ gây mụn cóc.

Ngoài ra, những người bị suy giảm hệ miễn dịch cũng dễ bị mụn cóc.

Với mụn cóc, vấn đề lớn nhất là bệnh tự lây nhiễm trên bản thân người bệnh. Từ vài mụn cóc lớn ban đầu, chúng lây lan sang những vùng da lân cận do cào, gãi. Những mụn con này lây lan theo cấp số nhân.

Các phương pháp điều trị bệnh mụn cóc 

Với một số trường hợp, mụn cóc có thể tự khỏi sau nhiều tháng hoặc nhiều năm, nhưng đa số vẫn tồn tại, phát triển. Khi để chúng phát triển nhiều, to và đau sẽ chảy máu khi va chạm, vì thế việc điều trị sớm, kịp thời là cần thiết.

Có rất nhiều phương pháp trị mụn cóc từ phức tạp đến đơn giản như sử dụng acid Salicylic và Lactic hoặc đốt điện, chấm nitơ lỏng hay tiểu phẫu, dân gian…

Cách tốt nhất nên điều trị ngay từ khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên, tránh tình trạng để nốt mụn quá to và lây lan. Không nên tự ý can thiệp vào nốt mụn như dùng dao lam, kim khâu chưa khử trùng.

Cách phòng tránh chỉ đơn giản là tránh làm trầy xước da, không dùng chung đồ dùng cá nhân hay tiếp xúc với người bị mụn cóc.

2. Mụn cóc sinh dục nguy hiểm có thể gây ung thư 

Trong số hơn 100 chủng virus HPV gây mụn cóc có chủng HPV gây mụn cóc sinh dục và có khoảng 15 tuýp gây ra ung thư đặc biệt HPV 16, 18 gây ung thư cổ tử cung.

Mụn cóc sinh dục (Genital Warts) gặp ở bộ phận sinh dục nam giới và phụ nữ hoặc xung quanh quanh hậu môn.

Triệu chứng của mụn cóc sinh dục gần giống như bệnh mào gà với các triệu chứng như sau:

Mụn cóc sinh dục có kích thước lớn, tiết dịch khá hôi, thậm chí chảy máu khiến người bệnh khó chịu.

Thời gian ủ bệnh từ 2-9 tháng tùy theo sức đề kháng của mỗi người. Loại mụn cóc này thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục nam, nữ và nơi quan hệ tình dục khác như miệng, vùng kín, hậu môn. Mụn cóc là những nốt mụn nhỏ, mềm, hơi nhô cao, có màu đỏ, hình tròn hoặc đĩa dẹt.

Ở nam giới thường xuất hiện ở dương vật, bao quy đầu, lỗ niệu đạo.

Ở nữ giới thường gặp ở môi lớn, môi nhỏ, âm vật, âm đạo và cổ tử cung.

Sau một thời gian ủ bệnh, các mụn nhỏ này sẽ liên kết với nhau tạo thành các mảng sẩn giống hoa súp lơ. Triệu chứng lúc này kèm chứng ngứa ngáy, khó chịu chảy máu khi sang chấn, va đập mạnh, quan hệ tình dục.

Nguyên nhân gây mụn cóc sinh dục:

  • Do quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm bệnh (Kể cả việc có dùng bao cao su).
  • Lây qua sử dụng chung đồ cá nhân như quần lót, khăn tắm.
  • Những người có hệ miễn dịch kém cũng khiến virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập.
  • Khi người mẹ mang thai bị bệnh rất dễ lây nhiễm sang con.

Mụn cóc có nguy hiểm không?

Ngoài cảm giác ngứa ngáy, vướng víu, chảy máu khi quan hệ, mụn cóc sinh dục ở nam giới có thể gây tắc ống dẫn tinh, mụn cóc sinh dục nữ có thể gây tắc cổ tử cung dẫn đến khó thụ thai, nếu không điều trị sớm có thể gây vô sinh thứ phát, hiếm muộn. Nếu mắc phải HPV tuyp 16 – 18 thì có nguy cơ bị ung thư các cơ quan trong cơ thể gồm dương vật, tử cung, hậu môn, trực tràng, vòm họng.

Mụn cóc sinh dục ở phụ nữ đang mang thai không được điều trị trước khi sinh con con sẽ lây nhiễm dễ mắc bệnh, hô hấp kém.

Cách điều trị mụn cóc sinh dục:

  • Dùng thuốc do bác sĩ kê đơn danh cho mụn cóc sinh dục mức độ nhẹ gồm:

Imiquimod (Aldara): Đây là loại kem tăng cường khả năng của hệ miễn dịch chống lại mụn cóc sinh dục.

Podophyllin và podofilox (Condylox): là loại nhựa cây có tác dụng phá hủy mụn cóc sinh dục, còn Podofilox chứa các hợp chất tương tự. Không dùng cho phụ nữ trong thời kì mang thai.

Tricloaxetic acid (TCA) là thuốc điều trị bỏng hóa chất mụn cóc sinh dục phải được bác sĩ kê đơn.

Điều trị mụn cóc sinh dục mức độ nặng bao gồm cả thuốc và phẫu thuật:

  1. Phương pháp đông lạnh bằng nitơ lỏng (cryotherapy): Phương pháp này dựa trên cơ chế tạo một mụn nước hình thành xung quanh mụn cóc từ đó làm lành da, các tổn thương bị bong ra, sau đó da mới xuất hiện. Cách này phải lặp đi lặp lại nhiều lần.
  2. Đốt điện: Dùng một luồng điện để đốt mụn cóc một cách nhanh chóng nhưng thường gây đau, sẹo và bỏng.
  3. Phẫu thuật: Khi mụn cóc quá lớn cần phải cắt bỏ đồng thời điều trị cùng với thuốc.
  4. Laser điều trị: Phương pháp này dùng các chùm tia vi phân đa cực với năng lượng cực mạnh có thể phá vỡ mụn cóc từ bên trong.

Cách phòng bệnh mụn cóc sinh dục

  • Quan hệ tình dục an toàn, dùng bao cao su để hạn chế
  • Nên tiêm phòng: Hiện đã có vắc xin phòng ngừa virus HPV là Gardasil và Cervarix để chống lại các chủng HPV gây ung thư cổ tử cung. Sử dụng cho nam và nữ ở độ tuổi 9 và 26. Cả hai loại vắc – xin được tiêm 3 mũi tiêm trong thời gian 6 tháng.

Trên đây là những thông tin trên nhằm giúp độc giả có cái nhìn tổng quát về bệnh mụn cóc nói chung và hai dạng của bệnh mụn cóc nói trên từ đó có cách phòng tránh, điều trị kịp thời.

Bình luận (5)

  1. Đặng sinh kiệt says: Trả lời

    Tôi bị mụn cóc to (3cái) ở trên bàn chân trái vs gần mắt cá và ké ở lòng bàn chân đã tiểu phẩu 3 lần nhưng vẫn mọc lại

  2. Nguyen Thi nguyen says: Trả lời

    Trẻ dưới 5tuoi bị mụn cơm ở dưới mông xung đau nên dùn

    g thuốc gi

  3. Nguyen Thi nguyen says: Trả lời

    Trẻ dưới 5tupi điều trị mụn cơm =toi đc k

     

  4. Phan lý văn says: Trả lời

    E bị mục cóc trên ngón tay cái.đụng vào thì đau.chỉ có 1mục làm sao để trị hết bác sỹ

  5. Nguyễn thành trung says: Trả lời

    Chào BS. Cháu có 1 mụn mọc ở tinh hoàn, cháu không biết là loại mụn gì. Mong BS xem giúp

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo