6 loại thuốc khiến bệnh vảy nến biến chứng khôn lường
Các loại thuốc được đề cập trong bài viết sau đây có thể làm cho tình trạng bệnh vảy nến tệ hơn. Hãy tránh xa chúng nếu không muốn vảy nến bám bạn dai dẳng và biến chứng nguy hiểm.
>> Người mắc bệnh vảy nến nên tránh xa những thực phẩm gì?
>> Người bệnh vảy nến: Nên và không nên uống những gì?
Bệnh vảy nến vốn dĩ là một căn bệnh mãn tính chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, một khi đã mắc vảy nến, người bệnh khó có thể dứt khỏi căn bệnh này. Khi bị vảy nến một thời gian, nếu không chữa trị và kiểm soát sự phát triển của bệnh rất dễ dẫn đến các biến chứng khác như viêm khớp, các bệnh về tim mạch, gan, thận…
Một khi mắc các biến chứng trên, người bệnh lại phải sử dụng các loại thuốc khác để điều trị bệnh. Những loại thuốc này có thể tương tác với bệnh vảy nến, làm thúc đẩy các tế bào bệnh lây lan và phát triển mạnh hơn.
Bệnh vảy nến có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Sau đây là danh sách các loại thuốc mà bệnh nhân vảy nến cần phải tránh:
1. Thuốc chẹn Beta
Đây là thuốc được sử dụng cho các bệnh nhân cao huyết áp và những người từng bị đau tim. Nếu những bệnh nhân vảy nến sử dụng thuốc này, tình trạng bệnh có thể nặng thêm từ 25 – 30%.
Trong Beta Blockers có chứa Inderal có thể gây ra các triệu chứng dị ứng, mẩn đỏ, phát ban, gây viêm. Đồng thời các thuốc chống viêm không steroid (thường được dùng trong hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến) có thể làm giảm tác dụng của Beta Blockers. Vì vậy, các bệnh nhân vảy nến khi cần sử dụng Beta Blockers cần báo với các bác sĩ chuyên khoa để có thể được thay thế bằng các loại thuốc có tác dụng tương tự.
Thuốc chẹn beta
2. Thuốc điều trị rối loạn tâm thần
Lithium là loại thuốc được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn lưỡng cực, rối loạn tâm thần. Thuốc này có thể làm cho bệnh vảy nến nặng thêm khoảng 45%. Trong đó, nam giới bị ảnh hưởng nhiều hơn là nữ giới.
Thậm chí, tác dụng phụ của thuốc có thể trực tiếp gây ra bệnh vảy nến. Nhiều bệnh nhân bị rối loạn tâm thần sau một thời gian sử dụng thuốc (khoảng hơn 1 năm) có những triệu chứng ban đầu của bệnh vảy nến.
Lithium
Chính vì vậy, ngày nay, người ta đã hạn chế sử dụng Lithium để tránh các tác dụng phụ và rủi ro đáng tiếc.
3. Thuốc sốt rét
Các loại thuốc: Plaquenil, Quinacrine, chloroquine và hydroxychloroquine được sử dụng để chữabệnh sốt rét cũng như hỗ trợ điều trị bệnh lupus hoặc viêm khớp dạng thấp.
Tuy nhiên, các loại thuốc trên có thể làm cho bệnh vảy nến nặng thêm khoảng 30%. Đồng thời, với những người bệnh đang tạm đẩy lùi vảy nến thì sau khoảng 2 – 3 tuần sử dụng các loại thuốc sốt rét, vảy nến sẽ bùng phát trở lại.
Do đó, không nên sử dụng các loại thuốc nói trên khi bạn mắc các chứng bệnh vảy nến. Trong số các thuốc kể trên, chỉ có hydroxychloroquine là ít gây tác dụng phụ nhất cho bệnh vảy nến.
Thuốc chống sốt rét
4. Thuốc ức chế ACE
Đây là loại thuốc bao gồm captopril, enalapril và ramipril thường được dùng cho các bệnh nhân cao huyết áp. Các loại thuốc nàyđều có tác dụng phụ rất mạnh với bệnh vảy nến. Sau 4 – 8 tuần sử dụng thuốc, tình trạng bệnh vảy nến có thể nặng thêm xấp xỉ 60%.
5. Thuốc điều trị viêm gan C
Interferon được sử dụng để điều trị viêm gan C và có thể làm nặng thêm các ca bệnh vảy nến thậm chí là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh về da quái ác ấy.
Do vậy, nhất thiết phải hỏi ý kiến bác sĩ khi cần phải dùng chung 2 loại thuốc này.
Thuốc điều trị viêm gan C
6. Các thuốc khác có thể làm trầm trọng bệnh vảy nến
Ngoài 5 loại thuốc kể trên, còn 1 số loại thuốc khác có thể làm bệnh vảy nến trầm trọng thêm như: thuốc chống nấm terbinafine, thuốc chống hoại tử khối u,kháng sinh tetracycline gemfibrozil…
Tóm lại, người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng kết hợp các loại thuốc. Trong trường hợp bị bệnh vảy nến, cần đến các cơ sở y tế khám và chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời cần khai báo tình trạng bệnh cũng như các loại thuốc khác đang sử dụng để có phương hướng điều trị thích hợp. Tránh sử dụng thuốc bừa bãi dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến, ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe.
XEM NGAY: 6 Phương pháp điều trị vảy nến người bệnh cần phải biết!
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!