5 nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây chàm ở trẻ sơ sinh. Rất nhiều bà mẹ thắc mắc với Camnangbenhdalieu tại sao con họ lại bị chàm ngay khi chỉ mới vài tháng tuổi? Bài viết sau sẽ đem đến câu trả lời cho bạn đọc thông qua việc giải đáp tâm thư của một bà mẹ có con bị bệnh chàm sữa.
>>> Các dấu hiệu chứng tỏ con bạn đã mắc bệnh chàm
>>> Điều trị bệnh chàm ở trẻ: Tuyệt đối không được bỏ qua điều này
Thư của bạn đọc:
Chào các bác sĩ của Camnangbenhdalieu! Em là Tần, hiện đang làm việc tại Hà Nội. Em vừa sinh cháu được 3 tháng, tên ở nhà của bé là Bin. Lúc mới sinh, da dẻ cháu trắng trẻo, mịn màng. Từ khoảng lúc Bin 9 tuần tuổi, mặt con bắt đầu xuất hiện các vết đỏ, sờ vào rất sần, cho đi khám thì các bác sĩ bảo là bị chàm sữa. Con rất khó chịu và thường xuyên cào vào mặt, nhìn rất là xót. Em chăm cháu rất kỹ, ít khi cho bé ra đường chơi. Nếu có ra đường thì cũng che chắn kỹ. Cả nhà thì cũng không có ai bị chàm cả. Vậy không biết lí do gì mà con lại bị căn bệnh kinh khủng ấy? Mong các bác sĩ giải đáp giúp em với ạ!
(Nguyễn Cúc Tần – 25 tuổi – Hà Nội)
Giải đáp của Camnangbenhdalieu:
Chị Tần thân mến, trước hết, xin chia sẻ với chị một số thông tin về bệnh chàm ở trẻ sơ sinh như sau:
Những nguyên nhân gây chàm ở trẻ sơ sinh
Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh còn được gọi là chàm sữa hay lác sữa. Đây không phải là một căn bệnh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh. Gần 20% số trẻ trong độ tuổi từ 2 tháng – 2 tuổi đều có nguy cơ mắc căn bệnh quái ác này. Đây là bệnh về da không lây nhiễm, tuy nhiên nó gây rất nhiều khó chịu cho trẻ nhỏ.
Hiện nay, khoa học chưa có nguyên nhân chính xác vì sao trẻ em lại có nguy cơ mắc chàm cao đến thế. Tuy nhiên, người ta cũng tổng hợp ra một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh chàm sữa ở trẻ em, cụ thể như sau:
1. Do cơ địa của trẻ
Bệnh chàm thường tấn công những trẻ có làn da khô vì da khô nghèo lipid cũng như cấu trúc da quá khít. Do đó, da bé sẽ dễ bị tổn thương hơn bởi da cho phép các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập từ đó dẫn đễn viêm da. Quá trình xâm nhập ấy thường dẫn tới các phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch, điển hình là bệnh chàm.
Bên cạnh đó, nếu trẻ bị rối loạn các hoạt động của cơ thể như: rối loạn chức năng bài tiết, tiêu hóa, thần kinh, nội tiết… cũng sẽ gây ra các triệu chứng của bệnh chàm.
Ngoài ra, trẻ mắc các bệnh về thận, hen suyễn, viêm tai, viêm mũi xoang, viêm đại tràng, viêm gan,… đều có khả năng mắc bệnh chàm cao hơn các trẻ khác.
2. Do di truyền
Nếu cha mẹ hoặc người thân bị các bệnh về da như chàm, mề đay… thì con có rất có thể bị mắc bệnh chàm.
Thậm chí, nếu cha mẹ bị dị ứng hoặc hen suyễn… thì khả năng cao là trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng và có nguy cơ bị mắc bệnh chàm.
3. Do ăn uống
Có một mối liên quan nhất định giữa chứng rối loạn tiêu hóa và bệnh chàm sữa. Trẻ có thể bị chàm do dị ứng với các loại thức ăn như: trứng, sữa bò, hải sản (cá biển, tôm, cua)… Cách cho bú của mẹ cũng có khả năng gây ra bệnh chàm ở con
Ngoài ra, sức đề kháng của trẻ em rất yếu đồng thời cha mẹ lại chưa biết cân bằng chế độ dinh dưỡng cho con dẫn đến việc thiếu hụt các vitamin, dư thừa chất đạm…
Tất cả các nguyên nhân trên sẽ gây ra bệnh chàm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
4. Do dị ứng bởi các tác nhân bên ngoài
Các chất dễ gây dị ứng cho trẻ bao gồm: động vật, lông động vật, hóa chất, mỹ phẩm, đồ dùng sinh hoạt… Cụ thể gồm:
- Các loại động vật như: gián, bọ chét, mạt, ve… và các loại lông động vật như: lông chó, lông mèo… có thể gây dị ứng ra phản ứng dị ứng khiến cho trẻ mắc phải bệnh chàm.
- Các phản ứng dị ứng nguyên xảy ra khi tiếp xúc với các loại hóa chất (xà bông, bột giặt, nước hoa, thuốc nhuộm…) rất dễ gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ.
- Quần áo từ các chất liệu len, hoặc vải tổng hợp có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm. Thảm, đệm… là các đồ vật có chứa nhiều các loại nấm mốc, vi khuẩn, bọ có hại cho da bé.
Vì vậy, cần lựa chọn quần áo cotton và giữ làn da bé luôn thoáng mát. Đối với chăn, ga, gối cũng nên chọn chất liệu tương tự.
5. Do thời tiết, môi trường
Thời tiết khô, độ ẩm thấp là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm. Đặc biệt là vào thời tiết hanh khô của mùa đông sẽ khiến cho bệnh chàm của trẻ càng nặng hơn.
Khói thuốc, nấm mốc, bụi bẩn từ môi trường sẽ làm cho các vết chàm càng thêm viêm nhiễm. Do đó, giữ môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh chàm đáng kể. Lindsey Macmanus (chuyện gia dị ứng của Anh) cho biết: “Bụi bẩn làm nặng thêm bệnh chàm”. Vì vậy, cha mẹ nên dùng giẻ ẩm để lau nhà thường xuyên cũng như đầu tư một chiếc máy lọc không khí.
Chị Tần thân mến, mong rằng những thông tin trên đây phần nào đã giải đáp được thắc mắc của chị. Chị nên đưa cháu đi khám để được bác sĩ kê thuốc điều trị phù hợp. Tuy nhiên, cố gắng hạn chế dùng các thuốc có chứa corticoid để trị chàm cho trẻ. Mặc dù thuốc có tác dụng, hiệu quả nhanh nhưng về lâu về dài sẽ gây hại cho làn da của bé. Chúc cháu sớm khỏi bệnh!
Xem thêm: Bệnh chàm ở trẻ em những lưu ý mẹ nên biết và cách điều trị
HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!