Bị nổi mề đay phải làm thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh mề đay rất thường gặp trong thời điểm giao mùa, đặc biệt là khoảng thời gian đầu mùa hè như hiện nay. Nhưng ít người hiểu về căn bệnh này, vậy bệnh mề đay là gì, nguyên nhân nào gây ra tình trạng bệnh và cách điều trị ra sao, người bệnh cùng tham khảo trong bài viết dưới đây.

>> Nổi mề đay khắp người: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

>> Nổi mề đay có nguy hiểm không – Những biến chứng “đáng sợ” không thể bỏ qua

Cứ mỗi lần thay đổi thời tiết, ăn đồ ăn lạ đều bị nổi mề đay. Vậy xin hỏi bệnh mề đay là gì? Nguyên nhân bị mề đay là và bệnh có nguy hiểm không và có cách nào điều trị dứt không? Em xin cảm ơn.

Hoàng Nam (Hà Nội)

Bệnh mề đay là gì?

Theo Tài liệu Hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị bệnh Da liễu (Bộ Y tế), bệnh mề đay hay bệnh mày đay (Urticaria) là một phản ứng viêm của da trong đó Histamin can thiệp với vai trò là chất trung gian hóa học dẫn đến biểu hiện ngoài da của bệnh. Bệnh mề đay dễ dàng nhận biết, đó là những vùng da bị sẩn đỏ hoặc hồng, phù lên trên da với những hình thù khác nhau và gây ngứa.

Triệu chứng và diễn biến của mề đay

Bệnh mề đay có cơ chế khá phức tạp, diễn biến qua 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính.

  • Mề đay cấp: Đó là hiện tượng da bị nổi mề đay bất ngờ và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày. Thể lâm sàng này của bệnh thường hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân chủ yếu là do dị ứng với thức ăn hoặc thuốc do đó cũng dễ điều trị hơn.
  • Nổi mề đay mãn tính: Là hiện tượng nổi mề đay kéo dài trên 6 tuần và không thuyên giảm. Bệnh nay đa số là tự phát nên rất khó xác định được nguyên nhân gây bệnh, do đó việc điều trị dứt điểm bệnh cũng không mấy dễ dàng.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay

Thực tế, có quá nhiều nguyên nhân bị mề đay ở người, do đó việc trị bệnh tận gốc nhờ tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh cũng tương đối khó khăn. Có thể kể ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh mề đay như sau:

  • Do yếu tố di truyền: Tiền sử gia đình như bố, mẹ, anh chị ruột có làn da nhạy cảm, cơ địa yếu, hệ miễn dịch kém và thường hay bị dị ứng thì tỉ lệ mắc bệnh cũng rất cao.
  • Do thực phẩm: Người bệnh ăn phải những thực phẩm, thức uống, gia vị dễ gây dị ứng có thể kể đến như đồ hải sản (sò, cua ghẹ, cá biển, tôm, ngao,…); các loại socola, bơ, phô mát; dưa gang, dưa hấu, dâu,… tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Có những người đối với những thức ăn thông thường và lành tính nhất cũng có thể bị nổi mề đay nếu cơ thể của họ bị dị ứng với những thực phẩm đó.
  • Thuốc men: Có nhiều loại thuốc tây gây tác dụng phụ là dị ứng và nổi mề đay cho người dùng như các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc tránh thai, Penicilline, Sulfamides,…
  • Do bị nhiễm trùng: Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm  ẩn nấp trong cơ thể thông qua các bệnh như viêm xoang, nhiễm trùng tiểu đường, nhiễm trùng đường hô hấp cũng có thể dấn đến bệnh mề đay mãn tính.

  • Do các loại phấn hoa, lông thú, vi nấm, ký sinh trùng,…
  • Do biến chứng của bệnh Luput ban đỏ hệ thống, cường tuyến giáp, u ác tính,…
  • Do yếu tố thời tiết, quá lạnh hoặc quá nóng, thay đổi thời tiết đột ngột
  • Do da bị trầy xướt, chấn thương hay cọ xát do quần áo chật bó,…

Bệnh nổi mề đay và cách điều trị ở từng thể của bệnh

Điều trị mề đay cấp tính bằng Tây y

Đối với mề đay cấp tính thường dễ điều trị hơn rất nhiều so với mề đay mãn tính vì biểu hiện của dạng này thường mề đay có thể tự lặn sau vài giờ hoặc vài ngày.

Nếu theo phương pháp tây y, bệnh nhân có thể dùng Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa cho đỡ ngứa hoặc dùng để tắm. Khi trong cơn ngứa tránh dùng thuốc mỡ kháng Histamin (phenergan) hay thuốc mỡ Corticoides để bôi lên vùng da nổi mề đay vì chúng chỉ có tác dụng giảm ngứa nhất thời nhưng lại rất dễ gây dị ứng.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số cách trị mề đay cấp tính đơn giản như uống trà mát, tắm rửa bằng lá khế, cây tầm bốp, lá đơn đỏ, cây sài đất,… có thể giúp cho những vùng mề đay lặn đi.

Trong sinh hoạt hằng ngày bệnh nhân nên ăn thức ăn nhẹ, giảm muối và tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng hay những đồ uống có chất kích thích như bia, rượu…

Điều trị mề đay mãn tính bằng Đông y

Là một diễn biễn nặng hơn của bệnh mề đay, mề đay mãn tính nhìn chung rất khó điều trị. Đặc biệt khi mề đay có nguyên nhân chính là do cơ địa dễ dị ứng thì bệnh lại càng kéo dài dai dẳng. Các vùng da bị mề đay có thể bám bệnh nhân hàng tuần mà không có dấu hiệu lặn đi, cũng có thể lặn ở vùng nay nhưng phát ở vùng khác hoặc mấy ngày sau lại xuất hiện.

Khi đó việc dùng thuốc Tây, thuốc bôi ngoài ra không còn khả thi vì nếu dùng thuốc Tây trong một thời gian dài có thể gây nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Hiện nay, Trung tâm nghiên cứ và Ứng dụng thuốc dân tộc đã điều chế ra một bài thuốc mang tên “Tiêu ban Giải độc thang” có tác dụng trị bệnh mề đay khá an toàn và hiệu quả.

Bài thuốc này là sự kết hợp của 2 bài thuốc Bình can hoàn và Giải độc hoàn, được bào chế từ nhiều loại thảo dược đông y như Cúc tần, Diệp hạ châu, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Đơn đỏ, Phòng phong… có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng nhằm giảm hẳn các vết sẩn đỏ, mẩn ngứa của bệnh mề đay.

Cùng với đó là tác dụng nhuận gan, bổ thận, thông mật… tác động vào bên trong cơ thể để ngăn chặn bệnh phát từ bên trong.

Tuy nhiên mề đay mãn tính là một dạng bệnh mề đay có liên quan đến bên trong cơ thể có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân, do đó bệnh nhân nên đến ngay trung tâm y tế để khám và làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được điều trị kịp thời.

Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ về ngứa da nổi mề đay:

Những điều cần tránh khi bị nổi mề đay thường xuyên

Theo TS. BS Nguyễn Anh Tuấn – Giảng viên Trường ĐH Y dược TP.HCM, có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh mày đay, do đó, người bệnh cần thật chú ý để tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh và trị tận gốc.

Trong đó, BS Anh Tuấn chỉ cách phát hiện nguyên nhân trong thực phẩm ở người bị dị ứng nổi mề đay mãn tính lẫn cấp tính bằng chế độ ăn loại trừ như sau:

Trong 3 tuần chỉ gồm những loại thực phẩm không có chất gây dị ứng như: gạo, khoai tây, cà rốt, bí, bầu, thịt bò. Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa. Nếu không xuất hiện dị ứng mề đay có thể bắt đầu ăn thêm từng mòn mình nghi ngờ. Ăn đến món nào thấy mề đay nổi lên thì đó là nguyên nhân.

Một số lưu ý khác:

  • Với trẻ em, cần giảm đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng… trong chế độ ăn.
  • Trong giai đoạn cấp tính của mề đay, cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng). Còn ăn muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.
  • Kiêng ăn thức ăn gây kích thích như: Rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt.
  • Trong trường hợp bị phù nề, rịn nước thì nên giảm thức ăn có nhiều nước như: canh, súp, giảm uống nước. Kiêng thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, …

Nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin A, B, C và các thức ăn dễ tiêu hóa và có tác dụng chống táo bón như cà chua, cam, chanh, khoai lang, …

Hy vọng bài viết này đã giải đáp được thắc mắc mề đay là bệnh gì của bạn và giúp ích cho các bạn trong phòng và điều trị bệnh mề đay. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo