Nổi mề đay khắp người: Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị
Em thường xuyên bị nổi mề đay khắp người không rõ nguyên nhân cùng cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ, sinh hoạt cũng như hiệu quả làm việc. Cho em hỏi nổi mề đay toàn thân như vậy có nguy hiểm không và có cách nào trị được không ạ? Em xin cảm ơn.
Tuyết Nhi (Lâm Đồng)
>>> Cứ nổi mề đay ăn ngay 4 món này sẽ hết ngứa lại đẹp da!
>>> Triệu chứng nổi mề đay mãn tính người bệnh tuyệt đối không được chủ quan
Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Cẩm nang bệnh da liễu, thời gian gần đây chúng tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi tương tự về bệnh mề đay, đặc biệt là người bị nổi mề đay khắp người. Xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Hiện tượng nổi mề đay khắp người
Nổi mề đay là một dạng dị ứng da có chất trung gian hóa học là Histamin can thiệp vào quá trình gây bệnh. Biểu hiện bên ngoài của bệnh mề đay là những vùng da bị sẩn đỏ hoặc hồng, phù lên với những hình thù khác nhau và gây ngứa ngáy. Bệnh có thể phát ở bất cứ đâu trên cơ thể.
Khi bị nổi mề đay toàn thân, người bệnh sẽ thấy các nốt mề đay xuất hiện khắp cơ thể, ở vùng da lưng, bụng, tay, chân, mặt…
Hiện tượng nổi mề đay khắp người.
Nổi mề đay xuất hiện ở mọi đối tượng. Đặc biệt, có trường hợp bé bị nổi mề đay khắp người. Nguyên nhân là do cơ thể trẻ còn non nớt, dễ bị yếu tố môi trường bên ngoài tác động.
Biểu hiện dị ứng nổi mề đay khắp người
Mề đay có thể xuất hiện khu trú tại một số bộ phận nhưng cũng rất nhiều trường hợp nổi mề đay ngứa toàn thân với những biểu hiện sau:
Sẩn phù
Các sẩn phù có kích thước to nhỏ khác nhau xuất hiện ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, hơi nổi cao trên bề mặt da, màu sắc hơi đỏ. Kích thước và hình dáng thay đổi nhanh chóng, xuất hiện nhanh, mất đi nhanh.
Phù mạch
Ở những vùng tổ chức lỏng lẻo như mi mắt, môi, sinh dục ngoài …các sẩn phù xuất hiện đột ngột làm sưng to một vùng, đây được gọi là phù mạch.
Ngoài ra, một số người bổi mề đay nặng sẽ có biểu hiện khó thở nặng, đi ngoài phân lỏng, đau bụng quặn, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch hoặc sốc phản vệ thực sự.
Mề đay có cơ chế diễn biễn bệnh khá phức tạp, có thể tự biến mất cũng có thể kéo dài hàng tuần, và hầu như là có thể tái phát bất cứ lúc nào tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh. Có 2 giai đoạn của bệnh mề đay là cấp tính và mãn tính:
– Mề đay cấp tính: Là hiện tượng da nổi mề đay bất ngờ và tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày. Thường hay gặp ở người trẻ từ 15-30 tuổi và thường là do dị ứng với thức ăn, phấn hoa, lông thú hay thay đổi thời tiết. Thể lâm sàng này có thể điều trị được nhờ bôi các loại thuô’c bôi tại chỗ hoặc tắm các loại nước lá theo các bài thuô’c dân gian.
– Mề đay mãn tính: Là một thể lâm sàng khó điều trị dứt điểm, thường kéo dài trên 6 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm. Bệnh đa số là do tự phát, khó xác định nguyên nhân.
Nguyên nhân gây nổi mề đay khắp người
Thực tế, để xác định nguyên nhân gây nổi mề đay ở một người tương đối khó dù đã trải qua các xét nghiệm. Bởi có khá nhiều nguyên nhân gây ra mề đay ở người nên việc xác định nguyên nhân để điều trị tận gốc bệnh là điều khá khó khăn. Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh mề đay như sau:
Những nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay.
– Do ăn những thực phẩm, đồ uống dễ gây dị ứng: thủ phạm được nhắc đến nhiều nhất có lẽ là hải sản như sò, cua, ghẹ, tôm, cá biển,… Ngoài ra các loại bơ, phô mát, các loại hoa quả như dứa, kiwi, dâu tây, dưa gang,…cũng rất dễ gây dị ứng. Ngay cả những thức ăn thông thường và được coi là lành tính cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh mề đay nếu như người bệnh có cơ địa dị ứng với những thực phẩm đó.
Đặc biệt hiện tượng dị ứng thời tiết gây nổi mề đay xuất hiện khá phổ biến. Khi thời tiết vào giai đoạn giao mùa, đang nóng chuyển lạnh hay đang lạnh chuyển nắng nóng, cơ thể dễ bị nổi mề đay khắp người. Với một số người, nổi mề đay do dị ứng thời tiết đã trở thành mãn tính.
– Do tác dụng phụ của một số thuốc tây như thuốc tránh thai, thuốc an thần, thuốc ngủ,…
– Do nhiễm trùng: các bệnh viêm xoang, nhiễm trùng tiểu đường, nhiễm trùng đường hô hấp,…thường ẩn chứa nhiều ổ nhiễm trùng gây nên tình trạng nổi mề đay.
– Do thể trạng yếu, cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, suy giảm sức đề kháng yếu, làn da dễ nhạy cảm với những yếu tố bên ngoài.
– Các yếu tố thuận lợi khác: Do di truyền, do các loại phấn hoa, lông thú, do thay đổi thời tiết đột ngột, do mặc quần áo có chất liệu vải kém,…
Cách trị ngứa nổi mề đay khắp người
Điều trị mề đay cần phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và khoảng thời gian bị bệnh. Quan trọng nhất là cần xác định, loại bỏ dị nguyên gây bệnh, tránh tiếp xúc lại với dị nguyên. Đồng thời, người nổi mề đay cần được điều trị theo các phương pháp sau:
Chữa nổi mề đay ngứa toàn thân bằng Tây y
Mục đích chữa mề đay toàn thân bằng tây y là làm mất các triệu chứng dị ứng, điều chỉnh rối loạn chức năng và các tổ chức bằng cách vô hiệu hóa các chất hóa học trung gian. Việc dùng thuốc cụ thể trong các trường hợp như sau:
– Với trường hợp nhẹ, bệnh nhân chỉ cần dùng kháng sinh histamin H1 như Loratadin (Clarytin), Cetirizin (Zyrtec), Acrivastin (Semplex)
– Với những trường hợp nặng, bệnh nhân cần được điều trị phối hợp kháng histamin H1 với corticoid. Trong đó, thuốc corticoid đường uống hoặc tiêm trong điều trị mề đay cấp, nặng, không đáp ứng với thuốc kháng histamin thông thường.
Lưu ý: Người hay bị nổi mề đay thường liên quan đến bệnh lí bên trong hoặc cơ địa bị dị ứng, do đó, người bệnh nên được khám chuyên khoa, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.
Chữa dị ứng nổi mề đay khắp người bằng Đông y
Như đã nói ở trên người hay bị nổi mề đay thuộc thể mãn tính, tái phát nhiều lần và cần thời gian điều trị lâu dài, do đó, phương pháp chữa bệnh bằng y học cổ truyền rất phù hợp. Dựa trên nguyên tắc ‘trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt”, các bài thuốc đông y trị mề đay giúp bệnh nhân lưu thông khí huyết, thải độc cơ thể và tăng cường thể lực.
Bài thuốc Nam chữa nổi mề đay của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường.
Bệnh nhân có thể tham khảo bài thuốc của nhà thuốc đông y gia truyền Đỗ Minh dưới đây:
– Bài thuốc đặc trị mề đay gồm các thành phần như diệp hạ châu, hạ khô thảo, bồ công anh, nhân trần, sài đất…Tác dụng của bài thuốc là mát gan, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.
– Bài thuốc bổ gan dưỡng huyết gồm các thành phần cà gai, lá chanh, ngải cứu, sài hồ nam…Tác dụng tăng cường chức năng gan, dưỡng huyết, giải độc, nâng cao hễ miễn dịch.
– Bài thuốc bổ thận, giải độc gồm các thành phần hoàng kỳ, xích đồng, bồ công anh, nhân trần…tác dụng tăng cường sức đề kháng, bổ gan, dưỡng huyết, giải độc.
Người nổi mề đay phải lưu ý những gì?
Với những người thường xuyên nổi mề đay ngứa khắp người, có thể bị suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể, vì thế nên cách tốt nhất để giảm khả năng khởi phát mề đay là tránh các dị nguyên có thể gây dị ứng. Dưới đây là một số lưu ý trong cách phòng tránh với người bị nổi mề đay:
– Hạn chế những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà,… đồng thời giảm đường, muối trong chế độ ăn hằng ngày. Tránh xá các loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê,..
– Bệnh nhân nên tập cho mình thói quen sinh hoạt tốt bằng cách tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái.
-Trong chế độ ăn hằng ngày nên ăn nhiều rau xanh, nước ép hóa quả, ăn đồ ăn dễ tiêu.
– Đặc biệt giữ vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh xung quanh nơi ở của mình sạch sẽ, thoáng mát.
Nếu bị nổi mề đay khắp người và thường xuyên, tốt nhất bệnh nhân nên tìm rõ nguyên nhân từ đó mới có cách điều trị dứt điểm, tận gốc cũng như có cách phòng bệnh tái phát. Mọi thông tin chi tiết về bệnh và cách chữa trị, phòng ngừa nổi mề đay khắp người bạn có thể gọi đến số hotline 028 3899 1677 – 0938 449 768 của Nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường khu vực phía Nam để được tư vấn miễn phí.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!