Bệnh mề đay là bệnh gì? Làm gì khi bị nổi mề đay?

Theo PGS. Trần Hậu Khang – Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, có khoảng 20% dân số Việt Nam mắc các bệnh dị ứng, trong đó phổ biến là nổi mề đay. Vậy bệnh mề đay là bệnh gì? có nguy hiểm không? có lây nhiễm không? và nên làm gì khi bị nổi mề đay?

Mề đay là bệnh gì?

Theo Tài liệu Hướng dẫn, chẩn đoán, điều trị Da liễu của Bộ Y tế ban hành năm 2015, mày đay (Urticaria) là phản ứng của mao mạch trên da với các yếu tố khác nhay gây nên phù cấp hoặc mạn tính ở lớp trung bì.

Cơ chế sinh bệnh khá phức tạp, đa số thông qua kháng thể IgE, trong đó có vai trò quan trọng của các chất trung gian hóa học, nhất là histamin.

Dấu hiệu nổi mày đay

  • Là các sẩn phù kích thước khác nhau xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể hơi nổi cao trên cơ thể. Các sẩn này có màu sắc hơi đỏ, hoặc nhợt nhạt hơn vùng da xung quanh.
  • Ngứa: Đa số các trường hợp bị mề đay rất ngứa, càng gãi càng ngứa.
  • Phù mạch: Xuất hiện ở những vùng có tổ chức da lỏng lẻo như mi mắt, môi, sinh dục ngoài…
  • Các triệu chứng khác có thể xảy ra như khó thở nặng, đau bụng quặn, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, sốc phản vệ thực sự.

Nguyên nhân nổi mề đay

Căn nguyên gây bệnh mày đay rất phức tạp và khó xác định được nguyên nhân một cách chính xác. Tuy nhiên, có một số căn nguyên thường gặp như sau:

  • Thức ăn
  • Thuốc
  • Nhiễm trùng
  • Tiếp xúc với chất hữu cơ
  • Do di truyền
  • Nhung có khoảng 50% các trường hợp không tìm ra nguyên nhân.

Thông tin bổ sung: Bệnh mề đay nguyên nhân và cách điều trị tận gốc tại nhà

Bệnh mề đay có nguy hiểm không?

Thường thì những tổn thường do mề đay gây ra thường không kéo dài quá 24 giờ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh kéo dài ra nhiều ngày và tái đi tái lại nhiều đợt. Vì thế theo tiến triển, mầy đay được chia làm chia làm hai loại:

  • Mẩn ngứa nổi mề đay cấp tính: Thường xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, dài nhất là 6 tuần hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường là do thức ăn hoặc thuốc. Trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.
  • Nổi mề đay mãn tính: Là một loại bệnh lý khá phức tạp do nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết. Nguyên nhân gây mề đay có thể còn do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…), mày đay do bệnh nội tiết…Bệnh kéo dài trên 6 tuần, thậm chí hàng năm.

Bệnh với những triệu chứng như: ngứa ngáy, nóng rát ngoài da, nổi mẩn đỏ ở một hoặc vài vùng da trên cơ thể, có thể lan rộng ra toàn thân đã gây ra những tác hại rất lớn tới cuộc sống cũng như công việc của bệnh nhân: đầu tiên đó chính là sự ngứa ngáy khó chịu kéo dài.

Điều này khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy bức bội khó chịu và ảnh hưởng tới công việc hằng ngày. Với những người trung và cao tuổi, khi mắc mề đay mẩn ngứa rất dễ mất ngủ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, uể oải, sức đề kháng suy yếu, tạo điều kiện cho ngoại tà xâm nhập gây ra nhiều loại bệnh lý khác.

Ngoài ra, ngứa ngáy khó chịu cũng khiến bệnh nhân luôn cảm thấy tự ti, nhất là khi ở trong đám đông. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý làm cản trở công việc và sự thành công, đặc biệt là những bạn trẻ. Không chỉ có vậy, bệnh mề đay mẩn ngứa còn khiến bệnh nhân gãi gây sứt da, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm và một số loại bệnh khác.

Ở vùng tổ chức lỏng lẻo như mi mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài… như ban đỏ, sẩn phù xuất hiện đột ngột làm sưng một vùng lớn hay còn gọi là phù Quincke. Trong trường hợp phù Quincke.ở thành quản hay ống tiêu hóa sẽ gây nên các bệnh kí như khó thở nặng, đi ngoài phân lòng, đau bụng quặn, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch hoặc sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.

Làm gì khi bị nổi mề đay?

Theo Tài liệu hướng dẫn, chẩn đoán điều trị Da liễu, điều trị mề đay phụ thuộc vào loại mày đay, mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của bệnh. Trong đó cần lưu ý trước tiên là xác định và loại bỏ dị nguyên. Tránh tiếp xúc với dị nguyên là cách tốt nhất trong điều trị và phòng bệnh.

Sau đó, bệnh nhân nên điều trị song song giữa việc tự chăm sóc và điều trị cụ thể:

– Tự chăm sóc bản thân

  • Dừng tất cả các loại thuốc, thực phẩm nếu nghi ngờ gây dị ứng
  • Hạn chế gãi, chà mạnh trên da
  • Có thẻ áp lạnh, tắm lạnh, không tắm nóng
  • Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp
  • Tẩy giun sán, chống táo bón
  • Mặc quần áo vừa vặn, nhẹ nhàng
  • Không hoạt động mạnh, nghỉ ngơi, giảm stress.

– Điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Mục đích của việc điều trị làm giảm hoặc làm mất các triệu chứng dị ứng, điều chỉnh các rối loạn chức năng, tổn thương bằng cách vô hiệu hóa các chất hóa học trung gian.

Một số loại thuốc được dùng trong điều trị mề đay gồm:

  • Trường hợp nhẹ: Thuốc kháng histamin H1 như Loratadin (Clarytin), Cetirizin (Zyrtec), Acrivastin (Semplex)
  • Trường hợp nặng: Phối hợp kháng histamin H1 với corticoid

Bệnh mề đay có lây không?

Theo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu (Đại học Y Hà Nội), cho đến nay chưa có công bố hoặc tài liệu nào nói rằng bệnh mề đay có lây nhiễm, do lây nhiễm vì thế, bệnh mề đay không phải là một bệnh truyền nhiễm.

Phòng bệnh nổi mề đay

Theo BS Bùi Khắc Hậu, bệnh mề đay có nguyên nhân phức tạp vì thế nếu tìm được nguyên nhân cần loại trừ chúng để bệnh khỏi hẳn. Theo đó, những người có cơ địa dị ứng, đặc biệt là trẻ em cần chú ý những bất thường xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày để tránh ở những lần sau như:

  • Tránh thức ăn dễ gây dị ứng như sữa, tôm, cua, cá…
  • Thời tiết lạnh nên mặc ấm.
  • Giặt quần áo, rửa bát cần đeo găng tay.
  • Không lạm dụng thuốc, điều trị cần theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đeo khẩu trang khi ra đường, làm việc với hóa chất.

Bệnh mày đay là một bệnh da phổ biến, căn nguyên phức tạp vì thế việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân cần đến các cơ sở để được khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Hy vọng những thông tin trên phần nào có thể giải đáp thắc mắc của độc giả cho câu hỏi bệnh mề đay là gì.

Xem video PGS.TS Phạm Văn Hiển (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương) chia sẻ về mày đay mẩn ngứa:

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo