Ung thư da hắc tố có chữa được không? Triệu chứng và cách điều trị
Ung thư da hắc tố (Ung thư da Melanoma) là bệnh gì, có chữa được không? Các triệu chứng và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Bệnh có thể phòng tránh bằng cách nào? Cùng Camnangbenhdalieu đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
>> Ung thư da hắc tố có những thể nào?
>> 11 dấu hiệu ung thư da bạn không nên bỏ qua
Ung thư da hắc tố là gì?
Ung thư da tế bào hắc tố, hay còn gọi là ung thư da Melanoma, Malignant melanoma – MM chiếm khoảng 5% các ung loại ung thư da và khoảng 1% các bệnh ung thư. Theo thống kê, số lượng bệnh nhân mắc ung thư da tế bào hắc tố ngày càng tăng.
Đây là một loại viêm da nguy hiểm nhất khởi đầu từ sự rối loạn của các tế bào hắc tố. Hầu hết các khối u ác tính xuất hiện như nốt ruồi và lan ra các vùng lân cận. Sau đó, các khối u này sẽ xâm lấn đến da, võng mạc, tĩnh mạch, các hạch bạch huyết, và cuối cùng di căn đến gan, não, phổi và xương.
Hình ảnh bệnh ung thư da hắc tố
Những ai thường mắc ung thư da hắc tố?
Bệnh gặp ở mọi chủng tộc. Tuy nhiên, người da trắng mắc bệnh với tỉ lệ cao nhất. Những người có da thuộc type 1, 2, 3 có nguy cơ mắc ung thư tế bào hác tố cao hơn những người da màu.
Phần lớn các bệnh nhân mắc ung thư tế bào hắc tố đều là người nhiều tuổi. Tuổi trung bình mắc bệnh là khoảng 60, bệnh ít gặp ở người trẻ. Tỉ lệ mắc ung thư da tế bào hắc tố ở cả hai giới là tương đương nhau.
Ung thư tế bào hắc tố rất hiếm gặp ở trẻ em. Theo các nhà giải phẫu học, ở trẻ em rất khó phân biệt giữa nốt ruồi spitz và ung thư tế bào hắc tố dạng spitz. Trong trường hợp đó, phẫu thuật cắt rộng và theo dõi sau phẫu thuật là rất quan trọng.
Nguyên nhân gây ung thư da tế bào hắc tố
Có một số nguyên nhân gây ra bệnh ung thư da hắc tố, bao gồm:
– Ánh nắng mặt trời: Đây là tác nhân chủ yếu gây ung thư tế bào hắc tố, trong đó tia cực tím ultra violet (UV) gây nên những biến đổi của nhiễm sắc thể.
– Bớt bẩm sinh: Theo kết quả một số nghiên cứu, khoảng 5% ung thư tế bào hắc tố xuất hiện trên bớt bẩm sinh, nhất là các bớt bẩm sinh khổng lồ.
– Oestrogen: Một vài nghiên cửu cho thấy tỉ lệ ung thư tế bào hắc tố cao hơn ở những người dùng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn nhiều tranh cãi.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc tránh thai cũng như thai nghén không phải là yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện, phát triển cũng như tiên lượng của ung thư tế bào hắc tố. Rất hiếm gặp ung thư tế bào hắc tố ở trẻ sơ sinh, xuất hiện tự nhiên hay di căn từ mẹ sang con qua nhau thai.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư da hắc tố
– Di truyền: Theo một số nghiên cứu, 2 đến 5% ung thư tế bào hắc tố có tính chất di truyền.
30% những bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc ung thư tế bào hắc tố có những bất thường của gene pl6 trên chromosome 9p21. (Gene p 16 mã hóa cho men Cyclin – dependent kinase inhibitor 2 (CDKN-2a) có tác dụng kiểm soát các tế bào trước khi bước vào giai đoạn GI của quá trình phân bào). Do vậy, khi có sự bất thường ở gene này thì sự nhân lên của các tế bào sẽ không được kiểm soát.
Triệu chứng của bệnh ung thư da hắc tố
Các giai đoạn của bệnh:
Hệ thống xếp loại lâm sàng kinh điển chia bệnh làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn I: U hắc tố tại chỗ, nếu có tổn thương vệ tinh chỉ trong vòng 5 cm.
- Giai đoạn II: Di căn hạch vùng có hoặc không có ở trung gian.
- Giai đoạn III: Di căn lan tỏa.
Các thể của bệnh ung thư hắc tố:
Bệnh u da hắc tố có rất nhiều thể:
- Ung thư tế bào hắc tố nông
- Ung thư tế bào hắc tố thể u
- Ung thư tế bào hắc tố của Dubreuilh
- Ung thư tế bào hắc tố thể đầu chi
- Ung thư tế bào hắc tố dưới móng
- Ung thư tế bào hắc tố thể niêm mạc
- Ung thư tế bào hắc tố có giảm sắc tố xung quanh tồn thương
- Ung thư tế bào hắc tố phát triển từ nốt ruồi
- Ung thư tế bào hắc tố thứ phát
3 dạng ung thư da hắc tố (Melanoma) điển hình
Trên đây có những thể là u hắc tính, có thể là u lành tính. Người bệnh cần theo dõi thường xuyên cũng như tới bệnh viện kiểm tra để có thể chẩn đoán chính xác cũng như có hướng can thiệp tốt nhất.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư da hắc tố:
Mỗi dạng và thể ung thư da hắc tố lại có triệu chứng và dấu hiệu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các bệnh nhân khi mắc ung thư da hắc tố ác tính có những biểu hiện chung như sau:
- Sự thay đổi về hình dáng, kích thước, màu sắc của nốt ruồi, bớt sắc tố bẩm sinh
- Trên da xuất hiện một vết bầm mãi không khỏi
- Trên da xuất hiện một vùng da nhỏ nhám ráp, to nhanh dần trong một thời gian ngắn
- Mảng màu nâu xám ở đầu ngón hoặc vết tím trên móng đột ngột đổi màu và chuyển thành cục hoặc chảy máu
- Vết lở loét có bờ cứng khó lành có u nhú hạt và gây chảy máu nhiều…
- Hạch bạch huyết to
- Khó thở
- Đau xương, đau đầu hoặc co giật
- Gặp vấn đề về thị lực
Chẩn đoán bệnh ung thư hắc tố
Để chẩn đoán được chính xác bạn có bị mắc bệnh ung thư da hắc tố hay không, các bác sĩ sẽ dựa vào các phương pháp sau đây:
- Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào những biến đổi bất thường trên da, những nốt ruồi, vết bầm, vết bớt bên ngoài.
- Các xét nghiệm đánh giá: Xét nghiệm tế bào máu, xét nghiệm men gan, xét nghiệm nước tiểu.
- Thăm dò xâm nhập (soi da): Phương pháp này sẽ thấy được các tổn thương gồ ghề hoại tử chảy máu, xâm lấn, viêm xung quanh.
- Sinh thiết: Do cấu trúc của mô ung thư hắc tố lỏng lẻo, tế bào dễ bật trôi vào dòng tuần hoàn chung gây di căn lan rộng nên cần thận trọng trong các động tác thô bạo tại u như chọc kim, trích dao, day, bóp, nắn… Những hành động như cạo, tẩy, nạo tuyệt đối chống chỉ định. Một số trường hợp không thực hiện được sinh thiết cắt toàn bộ, có thể lấy một mảnh tổn thương với độ dày đầy đủ để đánh giá bản chất u và mức độ xâm lấn.
Điều trị ung thư da hắc tố
Mặc dù ung thư tế bào hắc tố được coi là một trong những ung thư rất ác tính, nhưng nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì khả năng sống trên 5 năm sau điều trị là trên 80%. Có nhiều phương pháp để điều trị ung thư da hắc tố như:
- Phẫu thuật
- Nạo vét hạch
- Quang tuyến trị liệu
- Hóa trị liệu
- Điều trị miễn dịch
Tùy thuộc vào thể ung thư da hắc tố cũng như thể trạng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp phù hợp.
Phòng tránh ung thư da hắc tố
Bạn có thể phòng tránh cũng như hạn chế diễn tiến của bệnh ung thư tế bào hắc tố bằng cách cách sau đây:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được bác sĩ kê.
- Tránh nhuộm da.
- Tự kiểm tra da ít nhất mỗi tháng một lần để phát hiện có đốm đen hoặc nốt ruồi mới hay không.
- Sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng (SPF) hơn 30 để da được bảo vệ tốt nhất.
Trên đây là các thông tin chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc về ung thư da hắc tố. Hãy tự kiểm tra để phát hiện các dấu hiệu sớm nhất của loại ung thư da ác tính và nguy hiểm nhất này nhé! Ngay khi phát hiện bệnh, cần đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.
Xem ngay: 5 phương pháp điều trị ung thư da hắc tố ác tính cho hiệu quả cao
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!