\”Đình chiến\” với vảy nến chỉ bằng các loại vitamin rất quen thuộc!

Ti tỉ thứ thuốc bôi, kháng sinh chỉ thêm hại người. Uống nhiều nước cộng với vitamin sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hiệu quả. Nhiều bệnh nhân trị vảy nến bằng vitamin đã thành công, còn bạn thì sao?

>> Vitamin B12 và công dụng hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả

>> Bổ sung ngay vitamin K2 trị vảy nến hiệu quả!

Bệnh vảy nến đã lấy đi nhiều thứ trong cuộc sống của người bệnh: Sức khỏe, sự tự tin, niềm vui, niềm lạc quan… Có rất nhiều loại thuốc khác nhau được quảng cáo là điều trị hiệu quả, đảm bảo khỏi hẳn bệnh vảy nến. Nhưng có bao nhiêu bạn chữa bằng các loại thuốc đó đã khỏi bệnh? Hay là tình trạng bệnh ngày một nặng hơn? Rồi thì chảy máu, viêm nhiễm, bong tróc…

Hình ảnh bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến gây nhiều nỗi khổ cho người bệnh

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Người bệnh vảy nến thường có 1 nỗi tự ti và xấu hổ vô cùng là đi đến đâu, vảy “rơi” theo đến đó. Tuy nhiên, họ đã tìm ra một cách và thường khuyên các bệnh nhân vảy nến khác làm theo đó là sử dụng các loại vitamin. Vậy phương pháp này có những ưu việt gì mà người bệnh lại tin tưởng đến thế? Cùng tham khảo các thông tin dưới đây.

Các loại vitamin trị vảy nến và công dụng của chúng

Theo phương pháp sử dụng các loại vitamin để điều trị bệnh vảy nến, có 3 loại vitamin người bệnh cần quan tâm, đó là: vitamin D3, K2 và Magnesium.

Từng loại vitamin sẽ có công dụng khác nhau. Tuy nhiên, nhiệm vụ chung của các loại vitamin này là điều tiết, phân phối lượng canxi trong cơ thể – một nguyên nhân gây ra tình trạng vảy nến, bong tróc các lớp sừng.

Canxi khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ không chỉ đi vào xương mà còn bám trên thành mạch, da, các tế bào mô mềm thậm chí là vùng mắt… Canxi tích tụ dưới da sẽ gây ra các lớp sừng, vảy đè chồng lên nhau. Nếu không có cách thức điều trị phù hợp, canxi sẽ tiếp tục tụ lại và làm cho tình trạng vảy nến, khô da, bong tróc ngày một nặng hơn.

Các loại vitamin

Có nhiều loại vitamin nhưng D3, K3 và Mg là 3 loại vitamin mà người bệnh vảy nến cần quan tâm

Vậy công dụng của từng loại vitamin cụ thể ra sao?

1. Vitamin D3 (liều cao)

Vitamin D3 ở liều cao có tác dụng hút lượng canxi thừa từ các tế bào mềm (như da, các tổn thương da do vảy nến) và các động mạch.

Người bệnh vảy nến nên bắt đầu điều trị với lượng vitamin D3 ở liều cao (20.000 đến 30.000 IU/ ngày). Có một số nghiên cứu cho thấy có nhiều khả năng người bệnh sẽ bị ngộ độc vitamin D3. Theo thông tin từ bệnh viện Mayo của Mỹ, nếu bệnh nhân sử dụng 50.000 IU D3/ ngày trong khoảng 2 tháng rất có thể gây ngộ độc.

Tuy nhiên, nghiên cứu tại một bệnh viện ở Brazil cho thấy: những bệnh nhân vảy nến có bổ sung 25.000 IU D3 trong vòng 6 tháng thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm đi nhiều so với các bệnh nhân không bổ sung loại vitamin này.

Lưu ý là người bệnh chỉ được dùng vitamin D3 liều cao trong vòng vài tháng đầu, sau đó duy trì liều ở mức 5.000 – 10.000 IU/ ngày.

Bên cạnh đó, có rất nhiều các cách khác để bổ sung vitamin D như: tắm nắng, bổ sung các loại thực phẩm có chữa vitamin D như: ngũ cốc dinh dưỡng, trứng, thịt gà…

2. Vitamin K2 (MK – 7)

Vitamin K2 ( dạng MK – 7) là thành phần không thể thiếu trong phương pháp trị vảy nến bằng vitamin. Có thể nói, vitamin K2 và D3 là một “cặp bài trùng”. Trong khi nhiệm vụ của D3 nói trên là hút lượng canxi thừa từ những nơi chúng “không nên có mặt” thì K2 sẽ dẫn dắt, đưa chúng về nơi chúng nên thuộc về, chẳng hạn như răng và xương.

Vitamin K2 tồn tại ở nhiều dạng (từ MK – 1 đến MK – 9). Tuy nhiên thì dạng Mk – 7 là quan trọng nhất đối với các bệnh nhân vảy nến. Dạng này của vitamin K2 khá là khó tìm thấy trong các loại thức ăn, vì vậy, người bệnh thường phải uống vitamin từ nguồn bổ sung.

Loại thức ăn giàu K2 duy nhất đó là món đậu Natto (một món đậu lên men của Nhật). Giống như kim chi của Hàn Quốc thì người Nhật coi Natto là một món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được món này. Những hạt đậu lên men có mùi vị rất khó tả, đồng thời nhầy nhụa và quấn dính vào nhau. Ấy vậy nhưng nó vẫn là “thánh dược” với các bệnh nhân vảy nến.

Dậu natto

Dậu natto là món ăn giàu vitamin K2

Liều lượng bổ sung vitamin K2 MK – 7 là 400 mcg/ ngày. Lượng vitamin nên được giảm xuống sau 2 tháng đầu điều trị.

*** LƯU Ý: Cả vitamin D3 và K2 đều được điều chế dưới dạng viên nang mềm. Do đó, người bệnh nên uống chung với một ít dầu (ví dụ như: 1 thìa café dầu dừa hoặc dầu oliu…).

3. Magnesium

Thực sự, đây là một “trợ thủ đắc lực” cho cặp bài trùng D3 – K2. Nếu như D3 hút và bóc tách canxi thừa từ các tế bào mô mềm, canxi trong tế bào da sẽ bong ra và trôi nổi một cách vô tổ chức. Khi đó, K2 sẽ làm nhiệm vụ phân luồng, điều hướng, giúp cho canxi về đúng với “mái nhà mến yêu” của nó (răng, xương). Sau khi canxi đã “về nhà”, Magnesium sẽ là ổ khóa hoàn hào, nhốt các tinh thể canxi ở nguyên trong nhà của chúng.

Các nghiên cứu cho thấy, người bị bệnh vảy nến không có khả năng chuyển hóa canxi. Đồng thời, khi nghiên cứu các lớp vảy nến, các nhà khoa học đã tìm ra một lượng lớn canxi dư thừa khiến cho các lớp vảy ngày càng khô và dễ bong tróc.

Vì vậy, điều hòa và giảm thiểu lượng canxi ở các bệnh nhân vảy nến là rất quan trọng.

Thuốc bổ sung maggie

Thuốc bổ sung maggie

Liều lượng sử dụng vitamin đề điều trị vảy nến

Ta có thể phân ra liều lượng theo ngày và theo liệu trình. Các nhà khoa học đã khuyên dùng vitamin trị vảy nến với liều lượng như sau:

Liều lượng sử dụng vitamin trị vảy nến theo ngày:

– Vitamin D3:Vitamin K2 MK – 7: 400 mcg/ ngày (1 viên sáng và 1 viên tối). Nên dùng vitamin K2 “Life Extension Super K”.

  • Trong 2 tháng đầu: uống 20 – 30.000 IU D3/ ngày (15.000 IU trong bữa ăn sáng và 15.000 IU trong bữa ăn tối)
  • Sau khi vảy nến biến mất, làn da được cải thiện, giảm liều xuống mức 10.000 IU/ ngày (5.000 IU mỗi lần).

– Magnesium: 400 – 500 mg/ ngày (nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ)

Liệu trình sử dụng vitamin trị vảy nến:

– Tuần 1 (Mỗi ngày chỉ uống 1 lần duy nhất)

  • Vitamin D3: 10.000 IU sau bữa ăn sáng
  • Vitamin K2 MK – 7: 100 mcg sau bữa ăn sáng
  • Maggie: 400 mg trước khi đi ngủ 1h

– Tuần 2 (Tăng liều lên thành 2 lần/ ngày)

  • Vitamin D3: 10.000 IU mỗi sáng và tối
  • Vitamin K2 MK – 7: 100 mcg mỗi sáng và tối
  • Maggie: 400 mg trước khi đi ngủ

– Tuần 3 – Tuần 8 (2 lần/ ngày)

  • Vitamin D3: 15.000 IU mỗi sáng và tối
  • Vitamin K2 MK – 7: 400 mcg mỗi sáng và tối
  • Maggie: 500 – 600 mg (1 lần/ ngày)

Vitamin D3

Thực phẩm bổ sung vitamin D3

Sau khi hết liệu trình 8 tuần điều trị bằng vitamin, người bệnh nên đi kiểm tra: test các chỉ số gan, thận và chỉ số vitamin D Total. Nếu chỉ số vitamin D Total nằm trong ngưỡng 70 – 100 ng/ml thì hạ liều xuống bằng liều tiêu chuẩn:

  • Vitamin D3: 10.000 IU/ ngày
  • Vitamin K2: 100 mcg/ ngày
  • Maggie: 400 mg/ ngày

Tiếp tục sử dụng vitamin điều trị, kiên trì trong nhiều tháng sẽ thấy bệnh được cải thiện rõ rệt.

Những lưu ý khi trị vảy nến bằng vitamin

Các lưu ý người bệnh cần phải biết khi sử dụng vitamin trị vảy nến:

  • Trước khi sử dụng vitamin để trị vảy nến, người bệnh nên đi xét ngiệm chỉ số gan, thận và chí số vitamin D Total (giá test khoảng 1 triệu đồng). Chỉ số này ở người bị vảy nến thường thấp (dưới 30 ng/ml) do thiếu hụt các vitamin cần thiết.
  • Chỉ sử dụng vitamin cho các bệnh nhân trên 14 tuổi
  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú có thể dùng vitamin ở liều tiêu chuẩn. Tuy nhiên cần tham khảo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Hạn chế tối đa các sản phảm từ đường, bơ, sữa và các chế phẩm từ sữa. Các sản phẩm này sẽ cung cấp một lượng lớn canxi vào trong cơ thể. Nó sẽ khiến cho các lớp vảy nến thêm phần “thích thú” vì được “cho ăn”, từ đó các lớp vảy sừng càng thêm lớn mạnh, phát triển.

Thuốc bổ sung vitamin K2

Thực phẩm bổ sung vitamin K2

  • Bênh cạnh việc sử dụng vitamin, người bệnh cần uống nhiều nước để giảm tình trạng khô da, bong tróc của các lớp vảy. Hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả hơn.
  • Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe đường ruột cũng như tăng sức đều kháng và điều hòa hệ miễn dịch, người bệnh có thể uống bột L – Glutamine (30 gram/ ngày) trong 16 tuần. Hoặc uống các loại nước nha đam, carot. Có một mối liên hệ khá mật thiết giữa sức khỏe đường ruột, hệ miễn dịch và căn nguyên gây bệnh vảy nến.

Trị vảy nến bằng vitamin là một phương pháp mà nhiều người bệnh tin dùng. Bộ 3 hoàn hảo: D3 – K2 – Magnesium sẽ giải thoát cho các bệnh nhân vảy nến khỏi các lớp vảy gớm ghiếc, “đình chiến” với căn bệnh về da dai dẳng. Tuy nhiên, trước khi dùng vitamin, người bệnh nên đến khám và nghe lời khuyên của bác sĩ để có phương hướng điều trị thích hợp nhất với tình trạng bệnh.

Xem thêm: 2 Loại thuốc trị vảy nến mới nhất hiện nay

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo