Không chỉ phòng ung thư, tỏi còn giúp trị vảy nến cực hiệu quả nếu như biết dùng đúng cách!

Trị vảy nến bằng tỏi là một trong những cách tự nhiên cho hiệu quả điều trị cao, do trong loại củ này chứa rất nhiều loại chất kỵ lại bệnh vảy nến. Cùng chúng tôi khám phá chi tiết về công dụng và các bước thực hiện của cách thức này ngay trong bài viết dưới đây.

>> Lá lốt và công dụng trị vảy nến hiệu quả đáng kinh ngạc

>> Trị vảy nến bằng tinh dầu tràm có thực sự hiệu quả như lời đồn

Tỏi và những công dụng trị vảy nến tốt không ngờ!

Tỏi là một trong những loại gia vị quen thuộc và vô cùng phổ biến, không chỉ riêng ở nước ta mà còn trên toàn thế giới, được sử dụng chủ yếu trong chế biến và tạo hương vị hấp dẫn cho một số món ăn. Không chỉ vậy, tỏi còn được sử dụng trong phòng tránh và điều trị một số loại bệnh, rất tốt cho sức khỏe.

Tỏi đem đến nhiều công dụng kinh ngạc cho sức khỏe

Tỏi đem đến nhiều công dụng kinh ngạc cho sức khỏe

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Y học hiện đại đã chỉ ra, trong thành phần cấu tạo của tỏi có các chất và hợp chất như: Allicin, Liallyl sulfide, Ajoene, Selenium,… – đây đều là những chất cực kỳ tốt trong việc  ức chế các loại vi khuẩn, các nấm gây bệnh, sát trùng, chống oxy hóa, giảm độ dính của máu,…

Đông y vẫn thường dùng tỏi như thuốc quý để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh như: Ung thư, giảm đường huyết, các bệnh lý tim mạch, bệnh răng miệng, các bệnh ngoài da như: Tổ đỉa, eczema, vảy nến,… Hiệu quả mà loại củ này đem đến thật sự không thể xem thường.

Riêng với bệnh vảy nến, cách trị bệnh bằng tỏi được đánh giá rất cao do tỏi có khả năng ức chế chất  lipoxygenase, chứa enzyme kết hợp với acid arachidonic – điều này sẽ giúp ngăn ngừa, hạn chế tình trạng viêm nhiễm tại các vùng da bị tổn thương do khi bị vảy nến trong các mô da và mô mỡ thường chứa nhiều Acid arachidonic.

Tỏi được xem là khắc tinh của bệnh vảy nến

Tỏi được xem như “khắc tinh” của bệnh vảy nến

Ngoài ra, tỏi còn chứa các hợp chất Diallyl sulfide, Ajoene và S-allylmercaptocysteine có công dụng kích hoạt mãn nhan kappa B đã được liên kết với bệnh vảy nến, từ đó khiến các triệu chứng bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Selen và vitamin C trong tỏi cũng sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, nuôi dưỡng làn da mạnh khỏe từ sâu bên trong.

Hướng dẫn cách trị vảy nến bằng tỏi

Tỏi giúp trị vảy nến hiệu quả nhưng hiệu quả chỉ có khi chúng ta thực hiện đúng cách. Theo đó, cách trị vảy nến bằng tỏi có thể áp dụng theo 2 hướng là trị từ bên trong và bên ngoài, cho tác dụng thúc đẩy việc điều trị mạnh và nhanh hơn. Cụ thể từng cách như sau:

  • Trị vảy nến bằng tỏi từ bên ngoài

Với cách này, người bệnh sẽ sẽ sử dụng tinh dầu tỏi để bôi trực tiếp lên các vùng da bị bệnh ngày 2 lần. Lưu ý trước khi bôi cần rửa thật sạch vùng da bị bệnh trước để loại bỏ hết bụi bẩn, tế bào chết bám dính, giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

Tinh dầu tỏi người bệnh có thể mua tại cửa hàng thực phẩm hoặc tự mình chiết xuất tại nhà. Kiên trì bôi tinh dầu tỏi một thời gian sẽ giúp loại bỏ hiệu quả tình trạng viêm nhiễm và bong tróc da.

Trị vảy nến bằng toie

Tinh dầu tỏi có thể mua ngoài hàng hoặc tự làm

  • Trị vảy nến bằng tỏi từ bên trong

Ngoài bôi tinh dầu tỏi lên da, người bệnh có thể áp dụng cách chữa vảy nến từ bên trong thông qua việc thêm trực tiếp tỏi vào khẩu phần ăn uống hàng ngày. Tỏi có thể dùng để xào nấu với thức ăn hoặc ăn sống luôn đều sẽ cho hiệu quả điều trị rất tốt.

Tỏi có thể ăn sống hoặc xào nấu cùng các thực phẩm khác

Tỏi có thể ăn sống hoặc xào nấu cùng các thực phẩm khác

Lưu ý khi sử dụng cách trị vảy nến bằng tỏi

Mặc dù tỏi tốt cho sức khỏe và đặc biệt là tốt cho việc điều trị bệnh vảy nến nhưng nếu sử dụng nhiều và không đúng cách thì cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: gây hôi miệng, ảnh hưởng đến thị lực, nhức đầu,…

Vì vậy trước khi có ý định sử dụng cách trị vảy nến bằng tỏi, người bệnh tốt nhất nên hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước. Bên cạnh đó, không sử dụng các chất bổ sung tỏi cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ và cho con bú.

Thêm nữa cách chữa vảy nến bằng tỏi chỉ phù hợp sử dụng trong các trường hợp điều trị bệnh ở giai đoạn nhẹ, cấp tính. Hiệu quả điều trị tương đối chậm và tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Để đảm bảo an toàn, ngăn ngừa bệnh phát triển gây ảnh hưởng nghiêm trọng, khi sử dụng cách chữa này trong khoảng 5  – 7 ngày không thấy tác dụng tốt, cần đến ngay cơ sở y tế để khám, điiều trị cho chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: 3 cách dân gian trị vảy nến không những an toàn mà còn đem lại hiệu quả cao!

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo