Lá lốt và công dụng trị vảy nến hiệu quả đáng kinh ngạc!

Chữa bệnh vảy nến bằng lá lốt là một trong những cách điều trị dân gian đem lại hiệu quả điều trị cao lại vô cùng lành tính đối với làn da nhạy cảm của người bệnh.

Để chữa bệnh vảy nến, người bệnh có thể áp dụng nhiều cách như: Điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân bằng các loại thuốc bôi hoặc các loại thuốc đường uống, đường tiêm. Biện pháp quang trị liệu, dùng ánh sáng để điều trị cũng được đánh giá rất cao trong việc điều trị vảy nến.

Tuy nhiên, các loại thuốc này ít nhiều gây ra các tác dụng phụ đáng sợ như: Viêm da, gây ung thư, độc gan, tăng huyết áp không kiểm soát, tổn thương mắt,… nên thường chỉ được chỉ định sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định!

Những năm gần đây, nhiều bệnh nhân vảy nến có xu hướng tìm đến các vị thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên để điều trị bệnh vì chúng tuy cho tác dụng chậm hơn thuốc Tây y nhưng lại lành tính và cũng rất hiệu quả.

Một trong những cách điều trị đang được ưa chuộng nhất hiện nay là trị vảy nến bằng lá lốt. Vậy lá lốt có những công dụng gì và trị vảy nến bằng lá lốt như thế nào? Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay sau đây!

Những công dụng tuyệt vời của lá lốt

Lá lốt, hay còn có tên gọi khác là lá lốp, tất bát, là loại rau ăn sống quen thuộc trong bữa cơm của nhiều gia đình Việt, hoặc dùng để cuốn thịt bò, thịt heo, cá, lươn, ốc,… để nướng, chiên rất thơm ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra, lá lốt còn được dùng như một loại rau để xào với thịt bò, heo, lòng gà,.. giúp tăng hương vị cho món ăn.

ông Tiết Quang Tuấn 63 tuổi, ở Ngõ 301 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội đã có đủ 3 thế hệ được hỗ trợ điều trị vảy nến thành công bằng y học cổ truyền tại Trung tâm Thuốc dân tộc...

Các công dụng của cách chữa vảy nến bằng lá lốt

Các công dụng của cách chữa vảy nến bằng lá lốt

Lá lốt thơm ngon thì ai cùng biết nhưng những lợi ích với sức khỏe, những công dụng trị bệnh tuyệt vời của nó thì chưa hẳn ai cùng nắm rõ!

Theo Y học cổ truyền, lá lốt có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng ôn trung (làm ấm tỳ vị), tán hàn (làm tan khí lạnh), hạ khí, chỉ thống (làm hết đau). Lá lốt thường được chỉ định dùng trị phong hàn thấp, tay chân lạnh, tê bại, rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, đầy hơi, sình bụng, đau bụng ỉa chảy, thận và bàng quang lạnh, đau răng, đau đầu, chảy nước mũi hôi,…

Bên cạnh đó, lá lốt có tính kháng khuẩn và chất oxy cao nên có tác dụng ngăn chặn viêm nhiễm và hồi phục vết thương, giúp trị tốt các bệnh da liễu, đặc biệt là bệnh vảy nến.

Cách trị vảy nến bằng lá lốt cũng rất đơn giản, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện.

Cách trị vảy nến bằng lá lốt đơn giản, hiệu quả

Bệnh vảy nến là một căn bệnh da liễu vô cùng dai dẳng, khó trị, nhiều bệnh nhân cứ điều trị bệnh xong được một thời gian thì lại bị tái phát lại khiến họ vô cùng lo lắng, mất ăn mất ngủ. Để điều trị căn bệnh này hiệu quả đòi hỏi sự kiên trì lớn từ người bệnh, kèm theo đó là kết hợp các cách trị bệnh từ bên trong và bên ngoài.

Phương pháp trị vảy nến bằng lá lốt vừa hay lại có những bài thuốc có thể làm được điều đó:

  • Trị vảy nến bằng lá lốt từ bên ngoài

+ Để trị vảy nến bằng lá lốt từ bên ngoài, người bệnh có thể sử dụng lá, thân hoặc rễ của cây lá lốt đem rửa sạch, vò thật nát rồi đem đun sối với một lượng nước vừa đủ.

+ Nước sau khi đã sối thì người bệnh để nguội cho âm ấm rồi dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổn thương do vảy nến. Người bệnh rửa liên tục đến khi nào nước nguội thì dừng lại, thực hiện cách này từ 2 – 3 lần một tuần sẽ giúp giảm hiệu quả các triệu chứng như ngứa da, đau rát, bong tróc da,…, giúp bệnh thuyên giảm hẳn.

Ngoài ra, người mắc bệnh vảy nến có thể tận dùng phần xác của cây lá lốt để chà nhẹ nhàng lên vùng da bị vảy nến rồi rửa lại bằng nước sạch, sẽ cho hiệu quả trị bệnh rất tốt.

  • Trị vảy nến bằng lá lốt từ bên trong

Chữa vảy nến bằng lá lốt cho tác dụng từ sâu bên trong

Chữa vảy nến bằng lá lốt cho tác dụng từ sâu bên trong

Người bệnh có thể trị vảy nến bằng lá lốt từ bên trong bằng cách lấy một nắm lá lốt, rửa thật sạch, có thể ngâm qua với nước muối để loại bỏ các tạp chất, bụi bẩn rồi giã nát, chắt lấy nước cốt sau đó pha với 50 ml nước sôi để uống khi còn ấm. Uống liên tục 3 lần/ngày để thấy kết quả trị bệnh.

Ngoài cách uống trực tiếp, người mắc bệnh vảy nến có thể thêm lá lốt vào thực đơn ăn uống hàng ngày để giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Lá lốt có thể chế biến được thành rất nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như trứng rán lá lốt, chả lá lốt,…

Ngoài lá lốt, để điều trị bệnh vảy nến, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc khác từ Đông y, không những đem lại hiệu quả cao mà còn lành tính, ít gây kích ứng cho da.

Lưu ý: Cách trị vảy nến bằng lá lốt cho công dụng ít hay nhiều còn tùy thuộc vào cơ địa của nguời bệnh.

  • Trị vảy nến bằng bài thuốc thảo dược Đông y có thành phần lá lốt

Lá lốt là loại thảo dược chứa các chất kháng viêm tự nhiên có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh vảy nến. Tuy nhiên nếu chỉ dùng riêng lá lốt thì khó đạt hiệu toàn diện trong điều trị, mà cần kết hợp thêm với các vị thuốc khác. Hiểu rõ công dụng của lá lốt trong điều trị vảy nến, các chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, khảo sát các bài thuốc cổ để kết hợp thêm nhiều vị thuốc quý khác tạo ra bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.

Đây là bài thuốc thảo dược Đông y mang lại hiệu quả cao, giúp điều trị vảy nến từ tận căn nguyên và hạn chế tái phát hiệu quả.

Nhờ có bài thuốc này mà rất nhiều bệnh nhân đã tìm thấy lối thoát khỏi căn bệnh vảy nến đầy ám ảnh. Dưới đây là câu chuyện về hành trình chữa thành công căn bệnh vảy nến của chú Nhã, người đàn ông đã phải chịu đựng căn bệnh khó chịu này suốt 10 năm trời.

Một số lưu ý trong quá trình điều trị vảy nến người bệnh cần nhớ kỹ

Để quá trình điều trị bệnh vảy nến nhanh và có tiến triển tốt, người bệnh cần đặc biệt lưu ý một số điều sau:

Người bệnh cần nhớ một số lưu ý khi trị vảy nến bằng lá lốt

Người bệnh cần nhớ một số lưu ý khi trị vảy nến bằng lá lốt

  • Luôn yêu đời, tự tin và xác định rằng bệnh vảy nến là 1 bệnh thông thường và hiện nay để làm sạch, giảm tổn thương vảy nến không còn là khó, vấn đề quan trong là duy trì sự làm sạch đó được bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào ngay chính bệnh nhân và dưới sự hướng dẫn điều trị-chăm sóc của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.
  • Ngay sau khi tắm, lúc da vẫn còn hơi nước thì nên thoa ngay các loại kem làm ẩm hoặc dầu dưỡng ẩm cho da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
  • Tránh gãi chỗ ngứa vì dễ gây trầy xước, lở loét vùng da bị vảy nến dẫn đến việc bị nhiễm khuẩn,…
  • Tránh làm tổn thương da, tránh kì cọ, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.
  • Tránh nhiễm khuẩn: Đặc biệt là nhiễm khuẩn tai mũi họng.
  • Vận động thể thao là cần thiết nhưng phải phù hợp tuổi, bệnh kết hợp khác.
  • Người bệnh nên tắm nắng mỗi ngày khoảng 10 phút vào sáng sớm, sẽ rất tốt cho bệnh vảy nến do đây là khoảng thời gian ánh nắng mặt trời nhiều vitamin D nhất. Tuy tắm nắng nhưng người bệnh vẫn nên đeo kính râm và bôi kem chống nắng.

Xem ngayNgười mắc bệnh vảy nến nên tránh xa những thực phẩm gì?

Làm thế nào để phòng tránh bệnh vảy nến?

Theo các chuyên gia y tế, việc phòng tránh vảy nến khá đơn giản, chỉ cần tuân thủ theo những cách sau đây sẽ giúp loại bỏ nguy cơ mắc bệnh vảy nến.

  • Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt, thay quần áo.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ cá loại vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả tươi, chứa nhiều chất xơ như các loại rau họ cải; các loại quả, củ có màu sắc như đu đủ, cà rốt, cà chua…
  • Thường xuyên uống nước để da không bị khô ráp.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại cũng là cách phòng tránh bệnh vảy nến hiệu quả. Nếu buộc phải làm việc với hóa chất cần mặc trang phục bảo hộ, đeo găng tay để tránh nhiễm độc.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày để da luôn mềm mại.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, giảm stress. Thường xuyên vận động hàng ngày để tăng cường thể lực.

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách trị vảy nến bằng lá lốt. Vì đây là phương pháp dân gian nên phù hợp với tình trạng bệnh ở giai đoạn nhẹ, cấp tính. Thêm nữa hiệu quả của thuốc chậm và tùy thuộc vào cơ địa của từng người, người bệnh cần kiên trì sử dụng thuốc trong thời gian dài mới có thể cho hiệu quả tốt.

Bên cạnh đó, để bệnh mau khỏi thì người bệnh nên tuân theo những chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học và điều quan trọng nhất là tuyệt đối không được lo lắng căng thẳng hay suy sụp tinh thần nhé. Ngay khi thấy có triệu chứng bất thường của bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm để có thể ngăn ngừa sự phát triển, biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo