Thoát khỏi Nấm chân nhờ bài thuốc từ lá chè xanh!
Trị Nấm chân bằng lá chè xanh mang đến công dụng ra sao và cách thức thực hiện cụ thể như thế nào là những điều mà người bệnh quan tâm đến nhất khi có ý định tìm hiểu, áp dụng phương pháp này. Để có được đáp án chính xác, xin mời tất cả mọi người cùng tìm hiểu ngay qua những thông tin được
Trị Nấm chân bằng lá chè xanh mang đến những hiệu quả ra sao?
Lá chè xanh, hay lá trà xanh là loại lá vô cùng quen thuộc ở nước ta, thường được dùng để đun nước uống giải khát. Người Việt từ xưa đến nay luôn thích uống loại nước do nó không chỉ có tính mát, giúp thanh nhiệt cho cơ thể mà còn có thể giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh phổ biến. Nguyên do là bởi trong lá chè xanh có chứa quá nhiều chất và hợp chất quý giá đối với sức khỏe con người.
Theo Đông y, lá chè xanh tính hàn, vị chát, ngọt, đắng, không độc, tác dụng được vào tâm, can, tỳ, phế, thận, đem lại hiệu quả cao trong việc giải độc, lợi tiểu, thanh nhiệt, trừ phong thấp, sát khuẩn, sát trùng, làm lành nhanh các vùng da bị tổn thương, làm bền mạch máu,….
Còn theo nghiên cứu của Y học hiện đại thì những thành phần chính cấu tạo nên lá chè xanh bao gồm các chất như: Tanin, Flavonol, các vitamin A, B2, B3, B5, C, tinh dầu, Phenol,… Đây đều là những chất rất tốt cho cơ thể chúng ta, đặc biệt giúp ích trong việc điều trị các bệnh như: bệnh lý tim mạch, bệnh về mắt, chống lão hóa, chống ung thư, trị các bệnh ngoài da như rôm sảy, vảy nến, nấm da, nấm chân,…
Đối với căn bệnh Nấm chân, chân Phenol có trong lá chè sẽ đóng vai trò như một chất kháng sinh hữu hiệu giúp tiêu viêm, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, do trong lá chè xanh có chứa chất diệp lục nên giúp đẩy mạnh quá trình tái sinh của các tổ chức và dịch máu, giúp da tăng cường khả năng miễn dịch.
Hình ảnh bệnh Nấm chân
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như vậy nhưng giá thành của lá chè xanh lại không hề đắt đỏ chút nào. Người bệnh chỉ cần bỏ ra chưa đến 5 ngàn đồng là đã có thể mua được bó lá chè tươi rồi. An toàn, hiệu quả, lại còn tiết kiệm, chẳng trách cách trị Nấm chân bằng lá chè xanh lại ngày càng được nhiều người bệnh yêu thích đến như vậy!
Hướng dẫn chi tiết các bước trị Nấm chân bằng lá chè xanh cho người bệnh
Với cách trị Nấm chân bằng lá chè xanh, người bệnh sẽ cần kết hợp thêm một vài nguyên liệu nữa là lá phèn đen, lá lốt và quả cà dại trắng. Những nguyên liệu này khi “hợp sức” cùng với nhau sẽ cho công dụng trị Nấm vô cùng hiệu quả. Số lượng và cách thức cụ thể sẽ như sau:
-
Chuẩn bị nguyên liệu
+ 30 gam lá chè xanh
+ 30 gam lá phèn đen
+ 20 gam lá lốt
+ 20 gam quả cà dại trắng
-
Cách thực hiện
+ Để trị Nấm chân, đầu tiên người bệnh đem tất cả các nguyên liệu trên rửa thật sạch với nước. Tiếp đến lấy lá chè xanh và lá phèn đen đun đặc rồi dùng nước này ngâm rửa các vùng bị nấm trong vòng 10 phút.
+ Sau khi ngâm chân xong, người bệnh lúc này lấy lá lốt và cà dại trắng giã nát, có thể thêm ít nước. Dùng tăm bông chấm đều hỗn hợp nước cốt trên vào những chỗ da bị tổn thương.
Các hoạt chất có trong lá chè , lá phèn đen, lá lốt cùng quả cà dại trắng sẽ giúp sát khuẩn, kháng nấm, đồng thời cải thiện tình trạng ngứa ngáy vô cùng hiệu quả. Thực hiện cách này kiên trì, thường xuyên thì chẳng mấy chốc mà nấm chân sẽ kéo nhau đi hết!
Bệnh nấm chân và các mẹo phòng tránh hữu hiệu
Bệnh nấm chân không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng cả tới đời sống sinh hoạt, công việc hàng ngày của người bệnh, gây cho họ những cơn đau đớn, khó chịu mỗi khi bước đi.
Để không gặp phải bất kỳ rắc rối nào từ Nấm chân, mỗi người trong chúng ta tốt nhất nên tự chủ động phòng tránh bệnh bằng chính những thói quen tốt. Dưới đây là một số lời khuyên, mẹo vô cùng hữu ích, tất cả mọi người có thể tham khảo và áp dụng theo:
- Giữ cho bàn chân luôn sạch sẽ, khô thoáng, đặc biệt là các kẽ giữa ngón chân.
- Nếu bạn là người hay ra mồ hôi chân thì cần thay tất thường xuyên. Tất sau khi thay phải được giặt giũ sạch sẽ và phơi phóng ở nơi thoáng mát, có nắng.
- Giày nên sử dụng các loại cớ chất liệu nhẹ, thoáng mát, tránh các loại được sản xuất từ chất liệu tổng hợp như cao su hay nhựa vinyl – các loại giày thường bí bách, không thoát được mồ hôi nên sẽ tạo điều kiện cho nấm tấn công và sinh sôi.
- Không đi chung giày, dùng chung khăn lau chân với người khác, kể cả người bị bệnh hoặc không bị bệnh.
- Nên đi xen kẽ 2 đôi giày, và đi dép không thấm nước tại các khu vực công cộng như bể bơi, phòng tập thể hình,….
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!