Sùi mào gà ở lưỡi: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh

Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội có khả năng lây nhiễm mạnh thông qua quan hệ tình dục dưới mọi hình thức. Không chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục mà sùi mào gà ở lưỡi là một tình trạng khiến người bệnh lo lắng và cảm giác tự ti. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm.

Sùi mào gà ở lưỡi là gì?

Bệnh sùi mào gà ở lưỡi hay khoang miệng là bệnh lý hình thành do virus HPV, chúng gây nên các tổn thương u nhú trên cơ thể của người bênh. Tốc độ lây nhiễm bệnh rất nhanh, nếu không được chữa trị bệnh sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Theo nhiều số liệu thống kê thì có khoảng 15% trường hợp bị sùi mào gà ở lưỡi bị biến chứng thành ung thư vòm họng.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là những người có quan hệ tình dục theo đường miệng không an toàn.

Sùi mào gà ở lưỡi có tốc độ lây nhiễm rất nhanh

Sùi mào gà ở lưỡi có tốc độ lây nhiễm rất nhanh

Các loại sùi mào gà ở lưỡi thường gặp

Những chủng HPV khác nhau sẽ gây ra mụn cóc sinh dục ở lưỡi cho người bệnh. Theo các chuyên gia, các loại sùi mào gà ở lưỡi bao gồm:

– U nhú vảy: Đây là những tổn thương giống như súp lơ, bề ngoài có màu trắng. Tác nhân gây ra bệnh là các chủng virus HPV 6 và 11.

Verruca Vulgaris (mụn cóc sinh dục thông thường): Những nốt mụn này có thể phát triển tại nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, trong đó có cả lưỡi. Virus HPV 2 và 4 là tác nhân gây bệnh chủ yếu.

Tăng sản biểu mô khu trú: Còn được gọi là bệnh Heck. Những tổn thương này liên quan đến virus HPV chủng 13 và 32.

Condyloma acuminata: Những tổn thương này được tìm thấy ở vùng sinh dục, nhưng chúng có thể lan sang lưỡi thông quan quan hệ tình dục. Loại sùi mào gà ở lưỡi này có liên quan đến chủng HPV 2, 6 và 11.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Nguyên nhân sùi mào gà lưỡi có nhiều, tuy nhiên theo các chuyên gia, có 3 yếu tố chính khiến cho bạn mắc bệnh, đó là:

1. Quan hệ tình dục bằng miệng

Khi có quan hệ tình dục bằng miệng với người bị mụn cóc sinh dục ở bộ phận sinh dục thì sẽ dễ mắc sùi mào gà ở lưỡi.

Ngoài ra, nếu có bạn tình bị nhiễm trùng đường miệng, nguy cơ lây nhiễm virus thông qua hành động hôn môi là rất cao.

Quan hệ tình dục bằng miệng là một nguyên nhân gây bệnh

Quan hệ tình dục bằng miệng là một nguyên nhân gây bệnh

2. Tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ, vết thương hở

Bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh sùi mào gà nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ hoặc vết thương hở của người nhiễm bệnh.

Hoặc khi chạm tay vào sùi mào gà sau đó đặt phần đó của bàn tay vào miệng, virus của sùi mào gà có thể từ ngón tay lên miệng, rất có thể bạn sẽ bị xuất hiện nốt sùi mào gà ở lưỡi.

3. Sử dụng chung bàn chải đánh răng

Virus HPV có thể tồn tại trong môi trường bên ngoài khoảng 3-4 tiếng. Nếu trong khoảng thời gian này có sử dụng chung bàn chải đánh răng với người bệnh cũng sẽ dễ bị lây nhiễm.

Một yếu tố nguy cơ khiến bạn có khả năng mắc bệnh cao đó là hệ miễn dịch yếu sẽ làm cho cơ thể khó chống lại virus hơn.

Triệu chứng sùi mào gà ở lưỡi

Người bệnh cần nhận biết sớm bệnh sùi mào gà ở lưỡi để có cách điều trị sớm và kịp thời. Bình thường, sùi mào gà sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 9 tháng, ban đầu bạn sẽ không thấy những biểu hiện rõ rệt.

Sau khoảng thời gian ủ bệnh những biểu hiện đầu tiên sẽ xuất hiện, cụ thể:

  • Ban đầu người bệnh xuất hiện từng mảng màu đỏ, trắng trong lưỡi, khoang miệng, amidan. Riêng những nốt sùi ở trong lưỡi và vòm họng sẽ có màu đỏ.
  • Cổ họng sưng tấy và có cảm giác nóng rát, đau, nhất là khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống.
  • Sau khi phát triển một thời gian, những nốt gai nhú đơn lẻ giống như hạt gạo sẽ mọc ở môi, lợi, lưỡi. Chúng lan rộng thành từng chùm như hoa súp lơ hoặc hình mào gà.
  • Khi chạm vào các nốt sùi sẽ thấy có mủ, dễ vỡ và gây lở loét.

Những nốt sùi mào gà ở lưỡi thường dễ bị nhầm lẫn với các mụn thịt thừa hoặc nhiệt miệng. Nên đã không ít người bỏ qua dấu hiệu bệnh đầu tiên, khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng khó khăn trong điều trị.

Sùi mào gà ở lưỡi khiến cổ họng người bệnh sưng tấy

Sùi mào gà ở lưỡi khiến cổ họng người bệnh sưng tấy

Bị sùi mào gà ở lưỡi có nguy hiểm không?

Là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh thì khi mắc bệnh ai cũng phải đặt ra câu hỏi liệu rằng bệnh có nguy hiểm không. Thực tế, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị sớm.

  • Sùi mào gà dưới lưỡi làm tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng cho người bệnh, nhất là khi nhiễm phải virus HPV tuýp 16 và 18.
  • Lây nhiễm bệnh cho bạn tình, vợ/ chồng, những người thân trong gia đình, bạn bè nếu không nhận biết được mình đã mắc bệnh.
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nam khoa, phụ khoa nguy hiểm, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, HIV, mụn rộp sinh dục…
  • Ảnh hưởng đến sinh hoạt do các nốt mụn vỡ chảy mủ, đau rát, cản trở việc ăn uống thường ngày.
  • Sùi mào gà ở bất cứ đâu chứ không riêng ở lưỡi đều sẽ khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp, thậm chí mặc cảm… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc.
  • Nghiêm trọng hơn, sùi mào gà có thể làm rạn nứt tình cảm vợ chồng.

Cách chữa sùi mào gà ở lưỡi hiệu quả

Sùi mào gà ở lưỡi có chữa được không? Là câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra khi chẳng may mắc bệnh. Một số mục cóc sinh dục sẽ tự khỏi mà không cần phải áp dụng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên thời gian sẽ mất khoảng vài tháng và vài năm.

Tốt nhất khi có dấu hiệu sùi mào gà , người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Bởi để có được phương pháp điều trị phù hợp bác sĩ cần phải chú ý đến vị trí của các nốt sùi.

Mặt khác, những tổn thương bên trong lưỡi, khoang miệng của người bệnh sẽ khó khăn trong điều trị hơn rất nhiều với những nốt sùi bên ngoài da.

Hiện nay, cách chữa bệnh sùi mào gà ở lưỡi có thể áp dụng một số phương pháp sau:

1. Chữa sùi mào gà ở lưỡi bằng thuốc

Thuốc trị sùi mào gà ở lưỡi phổ biến hiện nay là tricloracetic 50%, dùng chấm ở lưỡi. Tùy thuộc vào mỗi trị trí nốt sùi trú ngụ và cơ địa của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra những đơn thuốc khác nhau sao cho phù hợp.

Tuy nhiên, với cách trị bệnh sùi mào gà ở lưỡi thường chỉ hiệu quả với trường hợp nhẹ, dễ dàng trong điều trị.

**Lưu ý: Người bệnh khi chưa được chẩn đoán cụ thể từ bác sĩ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc không được áp dụng các cách chữa truyền thống. Khi được chỉ định phương pháp điều trị hãy tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc bôi trị sùi mào gà ở lưỡi

Thuốc bôi trị sùi mào gà ở lưỡi

2. Chữa bệnh bằng nhiệt

Điều trị sùi mào gà ở lưỡi bằng nhiệt sẽ được áp dụng hai phương pháp gồm: Nhiệt lạnh và nhiệt nóng.

  • Với nhiệt nóng: Bác sĩ sẽ sử dụng sức nóng của tia laser để đốt cháy những nốt sùi nhằm phá vỡ cấu trúc nốt sùi, làm chúng cháy và rụng.
  • Với nhiệt lạnh: Bác sĩ sẽ phụ nito lỏng nhằm mục đích làm đóng băng các nốt sùi. Với tác động của nhiệt độ thấp sẽ làm co mạch máu và lớp tế bào bên dưới nốt sùi làm chúng long ra, không gây chảy máu.
  • Điều trị bằng ALA – PDT: Đây là phương pháp sử dụng công nghệ hiện đại giúp tiêu diệt virus HPV. Cách chữa này diễn ra nhanh chóng, không đau đớn, nhưng cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện.

Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà ở lưỡi

Bệnh sùi mào gà nói chung và sùi mào gà ở lưỡi nói riêng đều có thể phòng tránh được. Với trường hợp bị sùi mào gà ở lưỡi bạn hãy thực hiện những cách phòng bệnh sau đây:

1. Tiêm vắc xin

Đây là cách được nhiều bác sĩ khuyên dùng, nếu bạn chưa đến 26 tuổi, chưa có quan hệ tình dục thì đây là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa virus HPV tấn công.

Trường hợp bạn đã có quan hệ tình dục thì vẫn tiêm được vắc xin này tuy nhiên hiệu quả trong phòng bệnh không được đảm bảo hoàn toàn.

2. Quan hệ tình dục an toàn

Một cách ngăn ngừa sùi mào gà ở lưỡi đó là quan hệ tình dục an toàn, đặc biệt là khi quan hệ tình dục bằng đường miệng. Khi quan hệ hãy sử dụng bao cao su, không quan hệ bừa bãi.

 Quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh bệnh

Quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh bệnh

3. Không dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác

Những đồ dùng cá nhân chính là nơi lý tưởng để các virus lây bệnh trú ngụ. Theo đó, để phòng sùi mào gà ở lưỡi bạn không nên dùng chung bàn chải đánh răng, khăn tăm, khăn mặt… với những người xung quanh, đặc biệt là người mắc bệnh.

4. Chú ý vệ sinh răng miệng

Viêm nhiễm răng miệng sẽ khiến bệnh sùi mào gà dễ hình thành và phát triển ở lưỡi. Do vậy, hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, có thể sử dụng nước muối sinh lý, các loại nước súc miệng để làm sạch khoang miệng hơn.

5. Khám sức khỏe theo định kỳ

Thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ chính là cách phòng bệnh tối ưu nhất cho bạn dù bạn luôn khỏe mạnh, không mắc bất cứ bệnh gì. Tốt nhất hãy khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Sùi mào gà ở lưỡi dù không nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh nhưng lại khiến người bệnh có cảm giác mặc cảm, tự ti, giảm chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy, bạn cần hiểu rõ bệnh, các nguyên nhân, triệu chứng để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời tránh biến chứng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo